Chuyên gia: Tiền vẫn ế trong hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất không phải "liều thuốc vạn năng"
Trong khi doanh nghiệp khó vay ngân hàng vì room tín dụng là vấn đề nóng được nhiều chuyên gia nhắc đến hồi cuối năm 2022 thì sang năm nay, hệ thống ngân hàng lại rơi vào tình trạng bất ngờ "ế" tiền.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14-15%, nhưng tính đến hết 6 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2% tương ứng với số tuyệt đối là 12,42 triệu tỷ đồng.
"Tương đồng với đó là huy động vào khoảng 4,16%. Số tiền gửi huy động là 12,69 triệu tỷ đồng. Có nghĩa là huy động cho vay ở thời điểm hiện nay tương đương, kể cả tốc độ, doanh số, số dư", ông Tú nói.
Thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang thừa, tốc độ tín dụng đang tăng trưởng chậm.Mặt bằng lãi suất đang tiếp tục giảm, lãi suất liên ngân hàng đang ở mức rất thấp, tuy vậy nhiều vấn đề "khác thường" đã khiến cho tăng trưởng tín dụng nền kinh tế tăng rất chậm, Phó Thống đốc cho hay.
Nguyên nhân "tiền ế" rất rõ ràng
Còn theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng thấp hay còn gọi là tiền “bị ế” ở các ngân hàng rất rõ ràng.
"Nếu chúng ta không có thị trường để bán hàng thì đằng sau đó là việc sản xuất kinh doanh đình trệ. Như vậy, không có cơ hội kinh doanh, không có đơn hàng thì cầu tín dụng rất thấp, phản ánh qua con số tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 4% trong 6 tháng đầu năm", ông Thành nói.
Khó khăn xuất phát từ thị trường trong nước và ngoài nước, việc thiếu hụt đơn hàng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có phương án phát triển khả thi thì việc đáp ứng được các đòi hỏi của hệ thống ngân hàng là rất khó.
Thứ hai, khu vực bất động sản hiện đang chiếm trên 20% tổng dư nợ tín dụng và trong những năm qua lĩnh vực này tăng trưởng khá tốt. Song hiện nay, khu vực bất động sản gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tín dụng cũng giảm theo.
Chuyên gia Võ Trí Thành bày tỏ hy vọng thời gian tới, nhiều dự án bất động sản sẽ được tháo gỡ khó khăn về pháp lý, tái cấu trúc thị trường khi đó, cầu tín dụng có thể tăng trưởng mạnh hơn.
Đứng ở góc độ kỹ thuật, TS. Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN lại cho rằng, ngoài lý do doanh nghiệp hấp thụ vốn kém khiến tín dụng tăng trưởng thấp thì còn có cả vấn đề về kỹ thuật.
Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng rất thấp, chỉ hơn 3%, tức là các NHTM không đáp ứng được chỉ số về quản trị theo Basel 2, chỉ được cho vay 80% trên vốn huy động ở thị trường 1 (nơi tổ chức tín dụng huy động tiền gửi của dân và tổ chức trong nền kinh tế).
Hiện nay, có khoảng 10 NHTM cho vay vượt mức 80%, thậm chí có NHTM cho vay hơn 100% vốn huy động ở thị trường 1. "Họ đã vượt qua ngưỡng an toàn cho vay và không thể cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay nữa", ông Hoè nói.
Bên cạnh đó, tín dụng muốn ra được thì tổng cầu của nền kinh tế phải được kích lên. Nhưng tổng cầu của nền kinh tế thấp như thế này, nhu cầu tiêu dùng của dân và doanh nghiệp rất ít, các doanh nghiệp rất khó khăn.
Dòng tiền không có, không luân chuyển được thì họ không có nhu cầu vay vốn vì vay về là chịu lãi suất. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong lúc này là cần phải kích cầu chứ không phải lo ngại chuyện lạm phát.
"Chúng ta có gói 350.000 tỷ đồng gói kích thích kinh tế nhưng triển khai chậm chạp. Cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách tài khóa, khoản nào miễn được thì nên miễn luôn; còn gói an sinh xã hội thì cần cấp thẳng, trực tiếp vào tài khoản của các gia đình khó khăn,... thì mới tăng được cầu của nền kinh tế". TS. Phạm Xuân Hoè cho hay.
Giảm lãi suất không phải "liều thuốc vạn năng"
Đánh giá cao việc NHNN đã giảm lãi suất điều hành liên tục trong thời gian gần đây, song theo TS. Võ Trí Thành, từ việc giảm lãi suất điều hành đến giảm lãi suất trên thị trường, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, nhất là giảm lãi suất huy động trên một năm thì sẽ có độ trễ thời gian. Trong khi đó, quan trọng hơn với doanh nghiệp lúc này là đơn hàng.
"Giảm lãi suất là vấn đề quan trọng. Chúng đã giảm và sẽ tiếp tục có thể giảm nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng để thúc đẩy tăng trưởng", TS. Thành nói.
Giảm lãi suất phải gắn liền với rất nhiều biện pháp khác và tổng thể là phải làm sao để kích cầu. Trong đó, quan trọng nhất là thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tiếp tục duy trì đà tiêu dùng không suy giảm và giảm bớt khó khăn cho xuất khẩu.
Ông đề xuất, các bộ ngành liên quan cần triển khai hoặc xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất quốc tế; tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống; đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường mới.
Đồng quan điểm, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cũng đánh giá, nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng tăng thấp có rất nhiều và lãi suất cao là một trong số đó. Như vậy, việc giảm lãi suất sẽ kích thích thêm doanh nghiệp và người dân vay tiền.
Hiện lãi suất điều hành đã giảm nhưng lãi suất cho vay chưa giảm mạnh và quan trọng nhất vẫn là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và người dân, với điều kiện kinh tế như hiện nay, họ chưa có nhu cầu lớn về vay vốn, ông Bình đánh giá.
Ví dụ như doanh nghiệp bị mất đơn hàng, nhu cầu vay vốn để nhập nguyên vật liệu, mở rộng sản xuất kinh doanh là không có.
Đơn hàng chưa có, cơ hội đầu tư kinh doanh cũng rất hạn chế nên nhu cầu vay vốn giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu.
"Vì vậy, giảm lãi suất là chìa khoá nhưng chưa đủ để thúc đẩy tín dụng. Chìa khoá thứ hai nằm ở doanh nghiệp và người dân, khi đơn hàng gia tăng, cơ hội đầu tư mới xuất hiện", chuyên gia Lê Duy Bình nhìn nhận.
Bên cạnh đó, tín dụng nhà ở sẽ gia tăng khi nguồn cung nhà ở gia tăng.
Vì vậy, phải giải được các bài toán về nguồn cung đơn hàng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhà ở, thu nhập khả dụng của người dân, từ đó mới hỗ trợ được thêm cho sự tăng trưởng tín dụng trở lại như giai đoạn 2020-2022.
Nguồn: Chuyên gia: Tiền vẫn ế trong hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất không phải "liều thuốc vạn năng"
Tin liên quan
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng 18/12/2024 10:00
Thống đốc Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất vào tháng 12 04/12/2024 16:00
Nới lỏng tiền tệ: Mong muốn đi kèm áp lực 10/10/2024 00:00
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00