Chuyên gia: Chính sách tiền tệ năm tới khó đảo chiều nhưng sẽ cẩn trọng hơn với lạm phát
Trong năm 2023, lạm phát tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng đã có dấu hiệu tăng trở lại vào cuối năm cùng với các diễn biến bất lợi từ bên ngoài như xung đột Israel - Hamas hay thời tiết xấu khiến giá nhiên liệu, lương thực tăng cao.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng các yếu tố này sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2024 và gây nguy cơ lạm phát. Dù vậy, các chuyên gia vẫn đánh giá với bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay, sức cầu yếu, tín dụng và cung tiền tăng chậm, lạm phát có khó thể vọt lên trong năm tiếp theo.
Lạm phát 2023 chủ yếu do chi phí đẩy
Đánh giá về yếu tố lạm phát năm 2023, Chuyên gia kinh tế TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng lạm phát năm nay chủ yếu do chi phí đẩy chứ sức cầu trong nước vẫn còn rất thấp.
Theo ông lạm phát lõi đang giảm dần, mặc dù giảm chậm. Trong giai đoạn cuối năm ngoái, đầu năm nay lạm phát rất đáng quan ngại nhưng hiện đã giảm dần, lạm phát hiện giảm xuống chỉ còn hơn 3%.
Tuy nhiên, lạm phát tổng thể bao gồm cả lương thực, năng lượng và cả một số mặt hàng nhà nước quản lý bao gồm giá điện, giá y tế từ khoảng giữa năm nay đã tăng trở lại.
"Lạm phát tổng thể có xu hướng đảo chiều tăng tăng trở lại từ tháng 6 do giá nhiên liệu và điện, nước tăng. Các mặt hàng nhiên liệu hiện
phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới nên cũng khá thất thường nhưng đang duy trì ở mức cao", ông cho hay.
Ông Thế Anh nhận định một số yếu tố cần lưu ý khi dự báo lạm phát năm tới như xu hướng tăng của giá cả, tình hình xung đột chính trị trên thế giới và ảnh hưởng từ tỷ giá khiến nhập khẩu lạm phát.
Chuyên gia cho biết các cuộc xung đột ở Nga – Ukraine và mới đây là Israel – Hamas tác động rất rõ nét tới lạm phát qua hai vấn đề giá nhiên liệu và lương thực.
Bên cạnh đó, do thời tiết không thuận lợi, giá lương thực tăng cao và xu hướng này có thể kéo dài tới năm 2025.
Cùng với đó, tỷ giá tăng, VND mất giá cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam nhập khẩu lạm phát.
Kể từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá khoảng 3-4% khiến giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng cao.
Phân tích sâu vào các nhóm hàng trong rổ hàng hoá, PGS TS. Phạm Thế Anh cho rằng các nhóm hàng không thiết yếu như: Văn hoá, giải trí và du lịch, thiết bị đồ dùng gia đình, đồ may mặc tăng trưởng rất thấp, dưới 2% cho thấy sức cầu tiêu dùng trong nước rất thấp, trong khi năng lực sản xuất của các mặt hàng này tương đối tốt.
Theo chuyên gia, lạm phát cao ở Việt Nam trong các tháng vừa qua chủ yếu do chi phí đẩy và điều tiết giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý chứ sức cầu vẫn rất yếu.
Ông nhấn mạnh lạm phát năm tới khó có thể tăng mạnh chủ yếu do tổng cầu thấp song vẫn cần lưu ý về yếu tố quốc tế, khi giá dầu, giá lương thực lên cao sẽ gây ra nhập khẩu lạm phát đối với Việt Nam.
Nếu không kiểm soát tốt lạm phát, lãi suất, tín dụng, để tăng trưởng nóng sẽ gây ra các rủi ro bong bóng trên các thị trường tài sản.
"Do đó, xu hướng chính sách trong năm tới tiếp tục là nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên chính sách tiền tệ tuy chưa phải đảo chiều nhưng sẽ cần cẩn trọng hơn với lạm phát cũng như rủi ro về thị trường tài sản", chuyên gia dự báo.
Lạm phát có chịu áp lực từ tăng trưởng cung tiền, vụ việc SCB?
Một yếu tố khác được lo ngại sẽ tác động đến lạm phát trong tương lai là tăng trưởng cung tiền tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia yếu tố này không đáng lo ngại.
Tính đến hết tháng 9, tăng trưởng cung tiền mới chỉ đạt 5,6% thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu cả năm và giai đoạn trước đó. Chuyên gia kinh tế - tài chính Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng chỉ số cung tiền (M2) từ đầu năm đến giờ đạt gần 6% như NHNN công bố.
Theo ông, mặc dù mức tăng trưởng này khá thấp nhưng cũng gấp 1,6 lần so với năm ngoái. Nếu so sánh M2 của tháng 9/2023 với tháng 9/2022 thì tăng trưởng cung tiền ở khoảng gần 9%.
Chuyên gia nhìn nhận lượng cung tiền đang phục hồi khá ổn từ tháng 7 đến giờ song chưa đến mức gây ra lạm phát. Việc cung tiền phục hồi tốt trong quý III/2023 cho thấy sự hồi phục cả về tín dụng lẫn các lượng cung tiền khác.
Song lạm phát năm nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát ở khoảng 3,3% và đang giảm do sức cầu trong nước còn yếu, vòng quay tiền, cung tiền vẫn ở mức độ thấp hơn so với kỳ vọng.
Ông Lực cho rằng các diễn tiến mới của các vụ án như Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường do câu chuyện đã xảy ra cách đây một năm, vừa rồi là công bố kết quả điều tra.
Lâu nay NHNN vẫn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Với Ngân hàng SCB, khó khăn về thanh khoản đã được NHNN xử lý trong cả năm vừa qua chứ không phải bây giờ mới làm. Vì vậy, không cần quá lo ngại về vấn đề này, ông cho hay.
Nguồn: Chuyên gia: Chính sách tiền tệ năm tới khó đảo chiều nhưng sẽ cẩn trọng hơn với lạm phát
Tin liên quan
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết 26/12/2024 16:44
Giá xăng trong nước đồng loạt giảm mạnh 26/12/2024 16:19
Cùng chuyên mục
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2025, giá trị đồng USD sẽ tác động đến chính sách tiền tệ trong nước
Góc nhìn chuyên gia 23/12/2024 14:58
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Các tin khác
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00