Cho vay tiêu dùng: Tràn lan các hội nhóm rủ nhau "bùng nợ" trên Zalo, Facebook
Ảnh minh họa. |
Trong năm qua, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 538 vụ án với 944 bị can; xử phạt hành chính 305 vụ với 396 đối tượng; trong đó khởi tố 485 vụ với 772 bị can về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; khởi tố 27 vụ với 35 bị can về tội cố ý gây thương tích, 17 vụ với 108 bị can về tội cưỡng đoạt tài sản…
Đó là thông tin được Thượng tá Lê Vinh Tùng - Phó Phòng trọng án Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết tại hội thảo ‘‘Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?” vừa được Báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Theo Thượng tá Lê Vinh Tùng, qua đấu tranh tội phạm tín dụng đen, cơ quan công an còn phát hiện các đối tượng người nước ngoài (Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Latvia) đến Việt Nam thành lập, thu mua, thuê người đứng tên doanh nghiệp có chức năng cầm đồ, tư vấn, kinh doanh tài chính, tuyển dụng nhân viên để sử dụng các ứng dụng, website cho vay lãi nặng, với lãi suất trên 1.000%/năm.
Đặc biệt, gần đây cơ quan công an đã phát hiện thủ đoạn các đối tượng thành lập doanh nghiệp gồm công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật rồi mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi sau đó gọi điện, nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản.
Phát biểu tại hội thảo, nhà báo Trần Xuân Toàn, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chia sẻ mặc dù chủ đề “Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?” không mới, nhưng mới ở chỗ tình hình càng ngày càng diễn biến phức tạp, trong bối cảnh công nghệ phát triển.
Chỉ trong vòng 6 tháng gần đây, cơ quan báo chí đã nhận được rất nhiều thông tin phản ánh về tình trạng cho vay và đòi nợ trái pháp luật. Hàng loạt ứng dụng phát triển ào ạt, với phương thức cho vay đơn giản hơn nhưng giăng ra nhiều bẫy với người vay.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nhiều hội nhóm trên Zalo, Facebook chỉ nhau cách bùng nợ, trốn nợ bất hợp pháp, gây ra sự méo mó trong thị trường cho vay tiêu dùng.
Về phía công ty tài chính, đại diện FE Credit cũng cho biết việc thu hồi nợ vô cùng khó khăn, thậm chí có trường hợp khách vay không trả nợ mà còn hành hung lại nhân viên của công ty.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đang sụt giảm mạnh, khoảng 40% so với cuối năm ngoái. Tính đến cuối tháng 9, tổng dư nợ cho vay của các công ty tài chính chỉ còn 134.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu vay tiêu dùng tăng 10 - 15% khiến các công ty tài chính không dám cho vay.
Đối với TP. HCM nói riêng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. HCM cho hay, đến cuối tháng 10/2023 dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 955.000 tỷ đồng, chiếm 28,4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 1,4% so với cuối năm.
Nếu so với những năm gần đây thì tốc độ tăng này khá thấp. 10 tháng đầu năm 2022, tín dụng tiêu dùng tăng đến 18,8%.
Tuy nhiên tốc độ tăng này cũng phù hợp với tình hình hiện nay vì kinh tế khó khăn, thu nhập của người lao động, công nhân giảm nên nhu cầu vay để chi dùng cũng ít hơn.
Chia theo mục đích tiêu dùng, nhu cầu vay để mua nhà để ở, thuê, thuê mua nhà ở và xây dựng, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP. HCM. Đến cuối tháng 10/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích này đạt 612.000 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tín dụng trung dài hạn chiếm 85% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP. HCM.
Tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình đạt 343.000 tỷ đồng, chiếm 36%. Trong đó tín dụng cho vay mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình đạt 99.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2022.
Cần xây dựng khung khổ pháp lý nhằm nâng cao nghĩa vụ của người đi vay
Để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh và bền vững, TS. Lê Thị Hoàng Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế (Bộ Tư pháp), kiến nghị cần xây dựng khung khổ pháp lý nhằm nâng cao nghĩa vụ của người đi vay với tổ chức tín dụng và có các biện pháp hữu hiệu, chặt chẽ để bên đi vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ, không thể chây ỳ.
Theo TS. Lê Thị Hoàng Thanh, cần có quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy như tại Nhật Bản, trần lãi suất vay tiêu dùng là 20%/năm. Còn ở Ấn Độ, lãi vay tiêu dùng dao động trong khoảng 12 - 48%/năm; tại Brazil là 30 - 70%; tại Mỹ, chỉ khoảng 8 - 36%/năm; Trung Quốc áp dụng từ 10 - 40%/năm.
Thượng tá Lê Vinh Tùng cũng nhấn mạnh các cấp có thẩm quyền nên xem xét sửa đổi các quy định của Điều 201 Bộ luật Hình sự (tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự) theo hướng tăng nặng hình phạt tương ứng với số tiền thu lời bất chính.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực ngân hàng dễ bị các đối tượng lợi dụng để hoạt động tín dụng đen như vay trực tuyến, vay ngang hàng, trung gian thanh toán, ví điện tử, đầu tư, kinh doanh dịch vụ tài chính…
‘‘Cục Cảnh sát hình sự tiếp tục tham mưu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen…’’, ông Tùng nói.
Nguồn: Cho vay tiêu dùng: Tràn lan các hội nhóm rủ nhau "bùng nợ" trên Zalo, Facebook
Tin liên quan
Cà phê hay matcha tốt hơn cho sức khỏe? 13/10/2024 13:54
Nadal làm gì sau khi giải nghệ? 13/10/2024 13:47
Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng 13/10/2024 13:42
Cùng chuyên mục
Tỷ giá tăng trở lại: Diễn biến bất ngờ gây lo ngại
Kinh tế - Tài chính 12/10/2024 13:10
Tỷ giá bất ngờ tăng trở lại, áp lực có kéo dài?
Tài chính 11/10/2024 09:10
Bài toán khó của QCG
Tài chính 10/10/2024 16:09
Nới lỏng tiền tệ: Mong muốn đi kèm áp lực
Kinh tế - Tài chính 10/10/2024 00:00
Đầu tư chứng chỉ quỹ: Ngày càng "sốt" nhờ xu hướng tích sản thời công nghệ
Kinh tế - Tài chính 09/10/2024 16:21
Các tổ chức tín dụng nói gì về nợ xấu, lãi suất và tăng trưởng tín dụng?
Tài chính 09/10/2024 09:00
Các tin khác
Chính sách tiền tệ thích ứng nhờ lạm phát vừa phải và tiền đồng ổn định
Tài chính 08/10/2024 11:00
Doanh nghiệp chế biến chế tạo mong được tiếp cận vốn vay ưu đãi
Tài chính 08/10/2024 09:00
Xu hướng lãi suất huy động sẽ ra sao trong quý cuối năm 2024?
Tài chính 07/10/2024 11:00
Việt Nam cần có chiến lược thúc đẩy tài chính xanh
Tài chính 07/10/2024 06:00
Tiết kiệm tăng kỷ lục, NHNN có loạt quy định mới về tiền gửi
Tài chính 06/10/2024 10:04
Doanh nghiệp xoay xở tái cấu trúc
Tài chính 06/10/2024 09:00
Giải pháp phòng tránh giao dịch đáng ngờ tại ngân hàng
Tài chính 06/10/2024 07:00
Gỡ dần giao chỉ tiêu tín dụng
Tài chính 05/10/2024 14:00
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025
Kinh tế - Tài chính 05/10/2024 13:34
Cả nước thu hút gần 25 tỉ USD vốn FDI trong 9 tháng
Tài chính 05/10/2024 06:00
Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cùng gói tài khoản siêu ưu đãi - OMNI Platinum
Tài chính 04/10/2024 09:03
Lãi suất tăng mạnh, tiền gửi ngân hàng lập kỷ lục
Kinh tế - Tài chính 03/10/2024 13:15
Không lo nợ xấu tiềm năng từ tái cơ cấu nợ do bão Yagi
Tài chính 03/10/2024 09:37
Tín dụng bán lẻ dự báo sớm tăng tốc trở lại
Kinh tế - Tài chính 02/10/2024 15:55
PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân: "Nhu cầu tín dụng càng về cuối năm càng cao do thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lên"
Tài chính 02/10/2024 13:00
Giá USD giảm sâu trên thị trường tự do
Kinh tế - Tài chính 01/10/2024 16:52
Phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối: Các nhóm giải pháp
Tài chính 30/09/2024 15:00
Nắn dòng tín dụng xanh đến các "mầm xanh" kinh tế
Kinh tế - Tài chính 30/09/2024 13:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00