Bài 8: Bình Dương cho thuê 535,85ha rừng với giá chỉ hơn 3 triệu/năm
Hé lộ hàng loạt sai phạm tại Bình Dương đằng sau kết luận của Thanh tra Chính phủ |
Thông tin này được Thanh tra Chính phủ nêu rõ tại Kết luận Thanh tra số 785/KL-TTCP, về việc Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; Công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng; Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang đất kinh doanh, xây dựng nhà ở; Thanh tra các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luận về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời kỳ 2011 – 2019.
Theo đó, liên quan đến công tác cho thuê môi trường rừng, trong giai đoạn 2011 - 2019, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận 1 dự án “Trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch, phát triển vườn thu bán hoang dã tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu và bán đảo Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” do Công ty CPĐT Xuân Cầu Bình Dương làm chủ đầu tư. Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện trình tự, thủ tục và quá trình thực hiện dự án có vi phạm.
Cụ thể, ngày 21/9/2015, UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định 2431/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương Đầu tư với diện tích 797ha, thời gian thực hiện dự án 50 năm, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng là 535,85ha và đã bàn giao cho Công ty CPĐT Xuân Cầu Bình Dương quản lý diện tích này, thời hạn 50 năm, số tiền thuê đất rừng là 158.505.500 đồng. Đến nay, Công ty CPĐT Xuân Cầu Bình Dương chưa nộp tiền thuê môi trường rừng, thuộc diện phải thu hồi dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp.
Thanh tra Chính phủ nhận thấy quy trình thực hiện cho thuê môi trường rừng của UBND tỉnh Bình Dương đối với dự án cho thuê môi trường rừng chưa đúng quy định; không có hồ sơ thẩm định năng lực của nhà đầu tư, không thực hiện ký quỹ bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án chậm (phê duyệt chủ trương tại Quyết định 2431/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 cho đến nay là 5 năm nhưng chủ đầu tư chưa triển khai dự án).
Sau khi Đoàn Thanh tra của Thanh tra Chính phủ kết thúc thanh tra trực tiếp, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 15/2/2022 về việc thu hồi chủ trương dự án “Trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch, phát triển vườn thú bán hoang dã tại khu vực rừng phỏng hộ Núi Cậu và bán đảo Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” với lý do dự án được phê duyệt chưa phù hợp quy định về trình tự, thủ tục và các quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án nêu trên chủ yếu là khắc phục hậu quả sau thanh tra, nhưng để xảy ra vi phạm trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, vi phạm trong thực hiện dự án là trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. UBND tỉnh Bình Dương cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định.
Về công tác quản lý, bảo vệ rừng, kết luận Thanh tra Chính phủ cho thấy, trong thời gian qua, UBND tỉnh Bình Dương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ đất rừng theo quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật Lâm nghiệp. Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 10.633,86ha; được giao cho 7 đơn vị làm chủ rừng. UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị chủ rừng với tổng diện tích 9.442,05ha/10.633,86ha (đạt 88,79%). Còn 1.191,81ha đất lâm nghiệp chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm: diện tích giao cho UBND các huyện Bắc Tân Uyên (102,04ha), thị xã Tân Uyên (5,47ha) và huyện Phú Giáo (435,63ha) và diện tích giao cho BQL rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng (648,67ha).
Qua thanh tra đã phát hiện một số hạn chế, thiếu sót trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, Thanh tra Chính phủ cho rằng, cần kiểm tra, rà soát để kịp thời chấn chỉnh, bảo đảm công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được hiệu quả, đúng quy định.
Trong đó, một số đơn vị được giao đất lâm nghiệp để quản lý sử dụng, nhưng chưa làm tốt trong công tác quản lý đất đai, vi phạm quy định trong giao khoán theo Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/1/2005 của Chính phủ. Điển hình như BQL rừng Tân Uyên giao khoán cho 5 hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán có hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn huyện là vi phạm quy định tại khoản 2.3, mục 1, Thông tư 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ.
"UBND tỉnh Bình Dương cần chỉ đạo các chủ rừng khẩn trương tổ chức rà soát, phân loại đối tượng khoán, nội dung khoán đã thực hiện khoán theo quy định tại Nghị định số 01/CP; Nghị định số 135/2005/NĐ-CPvà giải quyết, xử lý theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước", kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Bên cạnh đó, kết luận Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, trong thời gian vừa qua, tại Bình Dương vẫn còn tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng tại một số đơn vị được giao quản lý rừng diễn ra như: BQL rừng Tân Uyên đã để 34 hộ gia đình, cá nhân xâm canh với diện tích 107,5ha. Mặc dù UBND tỉnh đã kiểm tra, xử lý các trường hợp xâm canh, lấn chiếm này, nhưng UBND tỉnh Bình Dương theo thẩm quyền cần phải kiểm tra, rà soát theo diện rộng trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tình trạng này.
Trong khi đó, tình trạng chuyển đổi cây trồng và xây dựng nhà ở trên đất rừng đã nhận giao khoán, như: tại diện tích do BQL rừng Tân Uyên quản lý để xảy ra tình trạng dân chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, xây nhà trên diện tích lớn 474,41ha; vi phạm Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định 49/2016/QĐ-TTg ngày 1/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến những sai phạm trên, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương chưa tham mưu cho UBND tỉnh yêu cầu lập phương án trồng rừng thay thế theo quy định Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Đồng thời, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch do Công ty CPĐT Xuân Cầu Bình Dương làm chủ đầu tư xảy ra sai sót, vi phạm.
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh Bình Dương để xảy ra vi phạm trong công tác lập phương án trồng rừng thay thế đối với các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất rừng theo quy định Điều 29 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước đã để dự án trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổ hợp du lịch do Công ty CPĐT Xuân Cầu Bình Dương làm chủ đầu tư xảy ra vi phạm./.
Tin liên quan
Bình Dương: Chỉ 1 liên danh dự gói thầu xây lắp tại phường An Tây 14/07/2024 14:10
Bộ Tài chính công bố kết luận thanh tra AIA 03/04/2024 11:15
Thanh tra Chính phủ vạch hàng loạt sai phạm tại 19 dự án ở Hưng Yên 27/02/2024 14:11
Cùng chuyên mục
Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?
Bất động sản 15/09/2024 08:00
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội
Bất động sản 15/09/2024 07:00
Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?
Bất động sản 14/09/2024 14:07
Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng
Bất động sản 14/09/2024 11:00
Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh
Bất động sản 13/09/2024 16:00
Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản
Bất động sản 13/09/2024 14:00
Các tin khác
Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản
Bất động sản 13/09/2024 10:00
Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ
Bất động sản 12/09/2024 15:00
TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết
Bất động sản 12/09/2024 13:00
Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội
Bất động sản 12/09/2024 09:24
3 dự án bất động sản “tai tiếng” nhất miền Trung được gia hạn tiến độ
Bất động sản 12/09/2024 06:00
Bất động sản TP HCM đã qua "vùng đáy"?
Bất động sản 11/09/2024 15:01
Chặn “đầu cơ” đất đấu giá: Cần đồng bộ nhiều giải pháp
Bất động sản 11/09/2024 10:01
Đại đô thị phía Tây Hà Nội đón nguồn cung căn hộ mới trong tháng 9
Bất động sản 11/09/2024 06:00
Tái diễn tình trạng bỏ cọc đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Cần tăng chế tài xử phạt
Bất động sản 10/09/2024 12:00
Tp.HCM công bố kế hoạch đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Thủ Thiêm
Bất động sản 09/09/2024 16:06
Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản
Bất động sản 09/09/2024 13:00
Hiểu đúng về lớp vỏ bao che cho công trình khi đối phó với mưa bão
Bất động sản 09/09/2024 09:00
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lý giải về đấu giá đất tăng cao gấp nhiều lần
Bất động sản 08/09/2024 16:36
Xanh hóa khu công nghiệp
Bất động sản 08/09/2024 16:00
TP HCM: Dòng vốn cho bất động sản tiếp tục khởi sắc
Bất động sản 08/09/2024 06:00
Hải Dương: Điều chỉnh 2 dự án xây dựng khu dân cư mới
Bất động sản 07/09/2024 12:00
Luật Nhà ở 2023 sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Bất động sản 06/09/2024 13:00
9 dự án nhà ở tại Hà Nội đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Bất động sản 06/09/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00