10 sự kiện chứng khoán 2023: VinFast chào sàn Mỹ, Việt Nam nỗ lực nâng hạng thị trường
Cùng VietnamFinance nhìn lại 10 sự kiện chứng khoán đáng chú ý năm 2023. |
UBCKNN có nữ chủ tịch
Ngày 9/1/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 18/2023/QĐ-BTC về việc bổ nhiệm bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, bà Vũ Thị Chân Phương là cán bộ được đào tạo chính quy về kinh tế, đã tham gia và gắn bó với thị trường chứng khoán ngay từ thời gian đầu đến nay và cũng đã trải qua nhiều vị trí công tác tại Ủy ban Chứng khoán, từ công tác chuyên môn đến công tác quản lý, lãnh đạo.
Bà Vũ Thị Chân Phương sinh năm 1971, tại Nam Định. Từ tháng 9/1998, bà Phương được tiếp nhận về công tác tại Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đến tháng 7/2001, bà làm Phó Trưởng phòng Thanh tra các Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán – Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tới tháng 4/2007, bà làm Phó Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; rồi làm Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ tháng 12/2010.
Bà Vũ Thị Chân Phương được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ tháng 7/2016. Đến tháng 1/2023, bà chính thức làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ
Ngày 19/7, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đã chính thức được vận hành với hơn 1.600 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ dự kiến được đưa vào giao dịch sau khi khai trương hệ thống.
Trước khi đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoàn thiện khung pháp lý trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư 30/2023/TT-BTC ngày 17/5/2023 về việc hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch TPDN chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước.
Trên cơ sở Thông tư của Bộ, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã ban hành Quy chế thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và Quy chế đăng ký và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi có ý kiến chấp thuận của UBCKNN.
Hệ thống giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tập trung đi vào hoạt động mang được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường, đồng thời giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, công chúng đầu tư chuyên nghiệp có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thứ cấp, từ đó đưa ra các chính sách về quản lý và phát triển thị trường cũng như quyết định đầu tư phù hợp.
Chạm mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán, Thủ tướng yêu cầu làm sạch dữ liệu
Cuối tháng 4/2023, theo số liệu của UBCKNN, lượng tài khoản của nhà đầu tư đạt trên mức 7 triệu tài khoản, tăng hơn 1,5 lần so với cuối năm 2020, vượt 5% dân số trước 3 năm so với mục tiêu đưa ra trong Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Con số cập nhật của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, số lượng nhà đầu tư chứng khoán đã liên tục tăng trong thời gian qua đã góp phần đẩy mạnh thanh khoản thị trường.
Tính đến cuối tháng 11, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán trong nước là hơn 7,2 triệu tài khoản. Trong đó, chiếm 99,8% là tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, cụ thể là hơn 7,1 triệu tài khoản. Phần còn lại (16.045 tài khoản) thuộc về các nhà đầu tư tổ chức.
Tổng số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là 45.196 tài khoản, bao gồm 40.662 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 4.534 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), hơn 880.000 tài khoản thực hiện đóng trong tháng 10 và tháng 11.
Trong đó, số tài khoản đóng nhiều nhất ghi nhận tại Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS). Công ty này cho hay vẫn đang trong quá trình rà soát danh sách các tài khoản mở tại MBS và chủ động thực hiện đóng các tài khoản đã mở trước đó nhưng không có phát sinh giao dịch.
Theo lãnh đạo VSDC, biến động số lượng tài khoản diễn ra mạnh ở nhóm công ty chứng khoán có liên quan ngân hàng, khi trước kia nhiều ngân hàng liên kết công ty chứng khoán để mở tài khoản.
Trước đó, vào ngày 10/10, tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu UBCKNN kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán.
VN-Index 'lẹt đẹt' quanh mốc 1.100 điểm
Thị trường chứng khoán năm 2023 đã trải qua nhiều biến động và chịu áp lực lớn từ diễn biến phức phức tạp của thị trường chứng khoán quốc tế. Trong năm 2023, VN-Index đã nhiều lần để tuột mất mốc 1.100 điểm. 6 tháng đầu năm, thị trường đi ngang, chỉ có 1 phiên rớt mốc 1.100 điểm về mức 1.075,97 điểm (phiên ngày 2/2).
6 tháng cuối năm, đặc biệt trong quý IV, thị trường diễn biến xấu, VN-Index ghi nhận tới 6 phiên mất mốc 1.100 điểm, trong đó phiên 26/10 đã mất tới hơn 46 điểm.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân tỏ ra nghi ngại về việc chỉ số VN-Index lẹt đẹt quanh mốc 1.100 điểm trong thời gian dài, trong khi đó, chỉ số chứng khoán tại các thị trường như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc... diễn biến khởi sắc, thậm chí lập đỉnh mới.
So sánh tương quan các thị trường, các chuyên gia cho rằng trong khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số (9 tháng năm 2023 tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái), các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam lại có 3 quý kinh doanh tương đối kém khả quan với doanh thu gần như đi ngang trong khi lợi nhuận sau thuế tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
Thêm loạt vụ thao túng chứng khoán
Trong năm 2023, thị trường vẫn xuất hiện loạt vụ thao túng chứng khoán, nhiều cá nhân bị xử phạt tiền tỷ, cũng có nhiều cá nhân rơi vào vòng lao lý.
Ngày 6/6, UBCKNN ban hành Quyết định xử phạt đối với bà Lê Thị Hải Bình vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Bà Bình bị phạt tiền 1,5 tỷ đồng, cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 1/6/2023.
Trong khoảng thời gian từ ngày 22/08/2018 đến ngày 15/06/2021, bà Lê Thị Hải Bình đã sử dụng 46 tài khoản bao gồm 1 tài khoản của mình và 45 tài khoản của 34 nhà đầu tư để liên tục mua, bán cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (HoSE: APG) nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu APG.
Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của bà Lê Thị Hải Bình cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.
Đến ngày 22/6, Công an TP. Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (HNX: APS), Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (HNX: API) và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ).
Thông tin về vụ án, Công an Hà Nội vừa cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội "Thao túng thị trường chứng khoán" quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, trong đó có ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng giám đốc Công ty APS và ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty APS. Hành vi thao túng cổ phiếu của nhóm này đã thu lời bất chính hơn 157 tỷ đồng.
Quá trình điều tra ban đầu cáo buộc, từ 4/5/2021 đến 31/12/2021, vợ chồng ông Lăng cùng Phạm Duy Hưng đã chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 40 tài khoản chứng khoán mở tại Công ty APS để liên tục mua bán. Việc này nhằm tạo ra cung cầu giả và giá đóng cửa mới.
Cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng ông Lăng cùng đồng phạm đã liên tục đặt lệnh mua bán 3 mã cổ phiếu trên 40 tài khoản chứng khoán. Bị can Việt sau đó được giao nhiệm vụ tập hợp báo cáo kết quả khớp lệnh các giao dịch trên để lãnh đạo công ty nắm được.
Để "lùa gà", vợ chồng ông Lăng và bị can Hưng đã chỉ đạo các đồng phạm thường xuyên hô hào, đưa các thông tin tích cực về ba cổ phiếu APS, API, IDJ lên các hội nhóm. Hàng ngày, nhóm này đăng các bài viết tích cực để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư tham gia mua 3 cổ phiếu này.
Một vụ thao túng chứng khoán khác liên quan đến cổ phiếu FIR của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real (HoSE: FIR). Theo đó, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Hữu Đức vì hành vi thao túng chứng khoán. Ông Đức bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 2 năm.
Trong thời gian từ ngày 4/1/2022 đến ngày 17/6/2022, ông Đức đã sử dụng tài khoản chứng khoán của chính mình và 75 tài khoản của 21 nhà đầu tư để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu của FIR nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu FIR.
Việc này theo cơ quan quản lý, để nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu FIR, vi phạm quy định Luật Chứng khoán. Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm ông Nguyễn Hữu Đức cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.
Loạt cổ phiếu "tai tiếng" bị đình chỉ giao dịch, huỷ niêm yết
Ngày 19/4, HNX ban hành Quyết định huỷ niêm yết đối với cổ phiếu BII của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (tên cũ: Công ty Cổ phần Louis Land). Ngày 11/12 mới đây, HoSE cũng công bố quyết định huỷ niêm yết đối với cổ phiếu TGG của Công ty Cổ phần The Golden Group (tên cũ: Công ty Cổ phần Louis Capital).
Đây là 2 doanh nghiệp trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra hồi tháng 4/2022. Liên quan đến vụ án này, 4 cá nhân bị khởi tố gồm có ông Đỗ Thành Nhân, cựu chủ tịch Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Louis Holdings, cựu Thành viên HĐQT TGG và BII; ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt; bà Trịnh Thị Thuý Linh, Giám đốc Hành chính Công ty Cổ phần Louis Holding; bà Lê Thị Thùy Liên, nhân viên Dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt.
Ngày 26/6, HoSE cũng đã ban hành huỷ bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu AMD của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và cổ phiếu GAB của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC. AMD và GAB thuộc diện chứng khoán bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính bán niên năm 2022 quá 6 tháng so với quy định, đồng thời các cổ phiếu này cùng thuộc diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Sau khi bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE, AMD và GAB chào sàn UPCoM vào ngày 19/7 sau đó, tuy nhiên tiếp tục bị đình chỉ giao dịch do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
Đây là 2 cổ phiếu thuộc “họ FLC". Sau khi cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt và khởi tố, cổ phiếu “họ FLC" đồng loạt “ngã ngựa" khi có tới 5 mã bị huỷ niêm yết bao gồm FLC, HAI, AMD, GAB và ROS. 2 mã còn lại là KLF và ART đều trong tình trạng trắng mua và trắng bán.
Nới thời hạn chuyển toàn bộ cổ phiếu HNX, UPCoM sang HoSE
Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2021 đã quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác. Thông tư số 69 có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2023.
Đáng lưu ý, Thông tư 69 nới thời hạn hoàn tất sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu từ ngày 30/6/2025 sang ngày 31/12/2026.
Theo lộ trình sắp xếp lại thị trường chứng khoán sửa đổi, sau ngày 1/7/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ không nhận hồ sơ đăng ký niêm yết mới, mọi hoạt động niêm yết sẽ được chuyển về HoSE. Chậm nhất tới ngày 31/12/2025, toàn bộ 329 mã cổ phiếu niêm yết trên HNX sẽ được chuyển sang niêm yết trên HoSE.
Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2026, toàn bộ 859 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM - thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần chưa niêm yết - sẽ được chuyển về HoSE.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, trong vòng 3 năm tới, HoSE sẽ đón thêm cổ phiếu từ sàn HNX và UPcom chuyển sang. Khi đó, HoSE sẽ tập trung vào các sản phẩm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, còn HNX tập trung vào thị trường trái phiếu và phái sinh.
Trường hợp tổ chức đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu cho HNX trước ngày 1/7/2025 mà chưa được chấp thuận niêm yết, HNX có trách nhiệm chuyển hồ sơ đăng ký niêm yết của tổ chức sang HoSE trước ngày 8/7/2025 để HoSE tiếp tục xử lý hồ sơ đăng ký niêm yết của tổ chức theo quy định pháp luật.
VinFast “chào sàn” chứng khoán Mỹ
Ngày 15/8, Công ty TNHH ô tô VinFast đã có màn rung chuông ra mắt trên Nasdaq Global Select Market, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu. Công ty hoạt động dưới pháp nhân VinFast Auto Ltd. (VinFast) với mã giao dịch VFS.
Giá cổ phiếu VFS trong phiên mở cửa giao dịch nằm ở mức 22 USD, cao hơn gấp đôi so với mức 10 USD/cổ phiếu đã được thỏa thuận với Black Spade Acquisition, đối tác Spac của VinFast, vốn đã định giá VinFast ở mức 23 tỷ USD.
Ngay trong ngày đầu tiên trở thành công ty đại chúng, cổ phiếu công ty tăng tới 255%, là mức tăng tốt nhất của một công ty niêm yết thông qua SPAC (công ty lập ra với mục đích đặc biệt) trên một sàn giao dịch của Mỹ từ đầu năm tới nay. Đến phiên 28/8, cổ phiếu này đạt đỉnh khi đã có thời điểm tăng tới mức giá 93 USD/cổ phiếu trong ngày, tương đương tăng hơn 322% so với mức giá chào sàn.
Sau khi đạt đỉnh, VFS đã có nhiều chuỗi ngày giảm giá. Tính đến ngày 19/12, cổ phiếu VFS chỉ còn được giao dịch với mức giá 7,84 USD/cổ phiếu, thấp hơn giá chào sàn 64% và đã giảm gần 92% kể từ đỉnh. Vốn hoá thị trường đạt hơn 17,7 tỷ USD.
Không kéo dài Nghị định 08
Tại phiên họp lấy ý kiến đánh giá tình hình triển khai Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp và định hướng chính sách trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết không cần thiết kéo dài thời gian ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại Nghị định 08.
Theo đó, Nghị định 08 sẽ hết hiệu lực vào hết năm 2023, kể từ ngày 1/1/2024 sẽ áp dụng trở lại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Một số quy định tạm ngưng áp dụng theo Nghị định 08 sẽ chỉ có hiệu lực đến hết tháng 12/2023, bao gồm quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành; quy định về thời gian để phát hành đối với một đợt trái phiếu.
Theo Bộ Tài chính, việc kích hoạt 3 quy định mới trong Nghị định 65 nhằm đảm bảo tinh thần TPDN riêng lẻ sẽ tập trung tiếp cận đúng đối tượng là các nhà đầu tư chuyên nghiệp với độ minh bạch thông tin cao, tránh trường hợp phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ không chuyên như giai đoạn trước đây.
Ngoài ra, trước những ý kiến của doanh nghiệp về việc tiếp tục hoãn 3 quy định trong Nghị định 65, Bộ Tài chính khẳng định rằng đến nay, thanh khoản của thị trường đã ổn định trở lại, đồng thời để hạn chế rủi ro đối với thị trường TPDN, hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chào mời nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ nên không cần thiết kéo dài Nghị định 08.
Nỗ lực nâng hạng thị trường
Trong năm 2023, các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc, ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao 2 văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Mỹ, trong đó có văn bản hợp tác giữa UBCKNN với Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia 2 thị trường chứng khoán.
Tại Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam – hướng tới vị thế thị trường mới nổi” tổ chức tại Hong Kong cuối tháng 8, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cũng cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.
Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; đồng thời, cũng đã được đưa vào trong dự thảo “Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Tại kỳ đánh giá vào tháng 9/2023, FTSE Russel tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging market). Mặc dù đánh giá tiến độ thực hiện nâng hạng còn chậm, FTSE Russell cũng ghi nhận việc tái khẳng định cam kết của các lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý thị trường vốn Việt Nam trong công tác nâng hạng thị trường, UBCKNN đã cho thấy nỗ lực của mình trong việc tìm kiếm các giải pháp dài hạn và giải pháp trước mắt có thể triển khai để gỡ bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
Tới tháng 10, FTSE đã sang Việt Nam và có buổi họp của UBCKNN và Ngân hàng Nhà nước về vấn đề nâng hạng thị trường. Ông Tim Batho, đại diện FTSE cho rằng những nỗ lực gần đây của UBCKNN, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cho thấy Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.
Theo đánh giá chung các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Một là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding). Hai là giới hạn sở hữu nước ngoài. Theo đó, cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nguồn: 10 sự kiện chứng khoán 2023: VinFast chào sàn Mỹ, Việt Nam nỗ lực nâng hạng thị trường
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ
Chứng khoán 22/11/2024 12:00
Kỳ vọng lực đẩy cho cổ phiếu đầu tư công cuối năm
Chứng khoán 21/11/2024 15:03
Chọn điểm “bắt đáy” trên thị trường chứng khoán cuối năm
Chứng khoán 19/11/2024 10:00
VN-Index giảm nhẹ 1,45 điểm phiên đầu tuần
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 21:16
VN-Index hành trình dò đáy
Chứng khoán 18/11/2024 16:00
Chứng khoán ra sao dưới thời ông Trump khi định giá còn rẻ?
Chứng khoán 17/11/2024 15:00
Các tin khác
“Tầm ngắm” cổ phiếu công nghệ
Chứng khoán 15/11/2024 09:00
Chờ nhịp tăng mạnh của thị trường chứng khoán
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 15:10
Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 13:05
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Chứng khoán 12/11/2024 09:02
Cổ phiếu bất động sản KCN "thăng hoa”
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 06:00
Áp lực tỷ giá với chứng khoán - Khi rủi ro đi qua
Chứng khoán 11/11/2024 10:04
VN-Index lịm dần hậu bầu cử Mỹ, tiền bỗng dồn vào cổ phiếu của loạt DNNN
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 07:00
Có cần tài sản đảm bảo trái phiếu?
Chứng khoán 08/11/2024 12:00
Tỷ giá và dòng vốn đầu tư thời “Trump 2.0"
Chứng khoán 07/11/2024 16:00
Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi ông Donald Trump đắc cử
Kinh tế - Tài chính 07/11/2024 13:56
Cổ phiếu thép trong chu kỳ phục hồi
Chứng khoán 06/11/2024 12:00
Nội tại tích cực nhưng còn đó “thiên nga đen”, chứng khoán kỳ vọng gì cuối năm?
Kinh tế - Tài chính 05/11/2024 17:00
Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh sâu không còn nhiều
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 14:00
Dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhóm ngành nào trong quý IV/2024?
Kinh tế - Tài chính 01/11/2024 13:00
Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá?
Chứng khoán 31/10/2024 15:00
Cơ hội của thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản năm 2025
Chứng khoán 31/10/2024 15:00
“Lực đẩy” CTG
Chứng khoán 30/10/2024 10:00
Công ty chứng khoán đua tăng vốn, ông lớn nào đang dẫn đầu?
Chứng khoán 28/10/2024 14:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00