Vụ nợ ngân hàng 8,5 triệu bị tính lãi thành 8,8 tỷ: Khách hàng "phản pháo", Thanh tra vào cuộc
Theo đại diện Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh, hiện Eximbank Quảng Ninh đang chờ phía Hội sở của Eximbank tại TP.HCM hỗ trợ các thông tin liên quan đến khách hàng trên cũng như quá trình phát sinh dư nợ để tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh.
Lý do là khách hàng trên vay nợ từ Eximbank Quảng Ninh, nhưng những khoản nợ xấu không phải chi nhánh tại Quảng Ninh quản lý, mà do Hội sở trực tiếp quản lý.
Trước đó, như VnBusiness đưa tin, trên mạng xã hội lan truyền về việc một người đàn ông tại Quảng Ninh sử dụng thẻ tín dụng và nợ hơn 8,5 triệu đồng vào năm 2013, đến năm 2023 khoản nợ này tăng lên thành hơn 8,8 tỷ đồng.
Thông báo nhắc nợ của Eximbank AMC gây xôn xao dư luận trên mạng xã hội. |
Với khoản nợ này, đại diện Eximbank cho biết đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.
Ngày 15/3, trao đổi với báo chí, ông P.H.A – vị khách trong vụ việc, khẳng định bản thân không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng, và cũng không được ngân hàng gửi thông báo sớm khi bị nợ xấu. Thậm chí, ông cho biết chưa hề nhận được thẻ tín dụng này dù đã ký hồ sơ mở thẻ.
Cụ thể, vào đầu năm 2013, ông A có đề nghị một nhân viên Eximbank chi nhánh Quảng Ninh mở thẻ tín dụng. Nhân viên yêu cầu ông A ký vào hợp đồng để thực hiện thủ tục mở thẻ tín dụng. Một thời gian ngắn sau, nhân viên ngân hàng đã hẹn ông A ra trụ sở chi nhánh ngân hàng để làm việc, tuy nhiên hai người chỉ trao đổi tại cửa trụ sở này.
"Nhân viên đưa cho tôi tờ giấy xác nhận ký nhận thẻ. Tôi ký nhận nhưng nhân viên ngân hàng chỉ đưa lại cho tôi một chiếc thẻ ATM thường không phải thẻ tín dụng. Khi tôi hỏi, nhân viên có giải thích vì lương của tôi thấp nên phải xin ý kiến lãnh đạo và khẳng định sẽ làm được. Nhân viên ngân hàng bảo tôi đợi bạn ấy sẽ liên lạc lại sau", ông A kể.
Tuy nhiên, sau một thời gian không nhận được liên lạc từ nhân viên này, ông A cho rằng việc mở thẻ tín dụng của mình không được chấp nhận từ phía ngân hàng "nên cũng thôi".
Chỉ đến năm 2017, vì có nhu cầu vay vốn, ông A mới "tá hỏa" phát hiện mình có nợ xấu bên Eximbank.
Dù rất "sốc" song ông A chủ động đến chi nhánh ngân hàng để xác minh, làm rõ nhưng ngân hàng cho biết ông đã có ký nhận thẻ. Vì vậy, ngân hàng yêu cầu khách hàng A thanh toán gốc và lãi.
Khách hàng A thắc mắc vì sao trong 4 năm trời, ông không hề được thông báo về khoản nợ mà theo ông là "trên trời rơi xuống" này. Điều đáng nói, trong hồ sơ mở thẻ của khách hàng A, ngoài số điện thoại khách hàng đang dùng còn có thêm một số điện thoại (số rất đẹp).
"Tôi có hỏi ngân hàng để làm rõ, thì họ nói rằng ngân hàng có thông báo nợ cho tôi bằng số điện thoại được ghi (bổ sung) trong hồ sơ mở thẻ của tôi và không liên lạc được. Trong khi đó, thông tin địa chỉ nhà tôi đến nay vẫn không thay đổi, số điện thoại của tôi trong hồ sơ cũng không thay đổi nhưng tôi cũng không hề nhận được thông báo nhắc nợ nào qua các thông tin này. Tôi đã yêu cầu ngân hàng chứng minh đã thông báo cho tôi như thế nào thì họ chưa chứng minh được", khách hàng A nói thêm về vụ nợ 8,5 triệu tính lãi thành 8,8 tỷ đồng.
Hơn nữa, ông cho biết sau khi tìm hiểu, chữ ký trong giao dịch quẹt thẻ không phải chữ ký của ông và đã từng có lịch sử đóng lãi cho khoản dư nợ này. Vậy, ai đã thực hiện?, ông A đặt câu hỏi.
Ông cho biết, ngân hàng cũng đã hẹn gặp để giải quyết nhưng ông đã từ chối không gặp. "Tôi đề nghị, để hai bên cùng làm việc, trao đổi với nhau thì cần thể hiện bằng văn bản. Hai là, có sự tham gia của luật sư và báo chí", ông A cho hay.
Theo tìm hiểu của VnBusiness, cách tính lãi thẻ tín dụng hiện nay của các ngân hàng đang có lợi cho khách hàng nếu thực hiện thanh toán đúng hạn trong thời gian từ 45-55 ngày, lãi suất là 0%.
Tuy nhiên, nếu để nợ quá hạn, dư nợ cộng dồn (dư nợ gốc, phí trả chậm, lãi phát sinh,…), sẽ dẫn tới việc lãi chồng lên lãi và cuối cùng khoản thanh toán của khách hàng sẽ đội lên rất lớn.
Hiện nay, khách hàng có nợ tín dụng quá hạn sẽ phải chịu phí phạt thanh toán chậm khoảng 5% và lãi suất khoảng 20-45% tùy ngân hàng.
Trong trường hợp chủ thẻ không hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào cho ngân hàng và để khoản nợ trễ hạn hơn 60-70 ngày, toàn bộ khoản nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm trên tổng dư nợ.
Theo tính toán từ một nhân viên tín dụng tại một ngân hàng quốc doanh, lãi suất bình quân (bao gồm cả lãi trả chậm, phí phạt và các loại chi phí khác bao gồm cả phí thường niên,...) trong vụ nợ 8,5 triệu tính lãnh thành 8,8 tỷ đồng vào khoảng 5,57% - 5,58%/tháng, tương ứng gần 67%/năm.
Nguồn: Vụ nợ ngân hàng 8,5 triệu bị tính lãi thành 8,8 tỷ: Khách hàng "phản pháo", Thanh tra vào cuộc
Tin liên quan
Uống nước lá vối hàng ngày có nhiều công dụng ít người biết 25/11/2024 15:01
Manchester United thời đại mới có gì khác 25/11/2024 14:53
Cổ phiếu bán lẻ sẽ “bùng nổ” cuối năm? 25/11/2024 15:00
Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Các tin khác
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00