Tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt của Việt Nam cao hàng đầu khu vực châu Á
vninfor.vn
IMF vừa công bố báo cáo trả nợ của doanh nghiệp theo quốc gia. Trong đó, khả năng trả nợ (ICR) của doanh nghiệp được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận chia cho lãi vay. Nếu tỷ số này càng gần với 1, doanh nghiệp càng ít có khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ.
Theo đó, lượng công ty có ICR bằng 4 ở Việt Nam hiện đang chiếm 64,36% tổng số doanh nghiệp được thống kê. Trong khi tỷ số này của châu Á là 56,59% và thế giới là 50%.
Báo cáo cũng cho thấy, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Thái lan, Ấn Độ và Trung Quốc đang phải đối mặt với việc nhiều doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán, do có không ít nợ đang tập trung ở các đơn vị có ICR nhỏ hơn 1.
Mặt khác, dù có phần lớn doanh nghiệp trong phân khúc ICR từ 1-4, song các quốc gia và khu vực kinh tế như Philippines, Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn có thể chứng kiến làn sóng hàng loạt doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nếu chi phí vay vốn tiếp tục tăng lên.
“Có một vấn đề nổi cộm ở khu vực châu Á đó là phần lớn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang có tỷ lệ ICR bằng hoặc thấp hơn 1”, các chuyên gia IMF nhấn mạnh.
Báo cáo cho biết thêm, quỹ dự trữ tiền mặt được tích lũy qua nhiều năm có thể giúp doanh nghiệp tạm thời chống chọi được với vấn đề lãi suất cao. Tuy nhiên, nếu chi phí vay vốn tiếp tục tăng lên, các khoản tích lũy này sẽ không đủ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhìn chung, cả châu lục đang chứng kiến lượng tiền mặt ở các doanh nghiệp sụt giảm sâu, do chi phí vay vốn tiếp tục tăng lên.
“Khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn và khả năng tiếp cận nợ ngắn hạn bị giới hạn, các doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào, hay chỉ chủ yếu tài trợ bằng nợ ngắn hạn, cũng phải đương đầu với không ít áp lực”, nhóm phân tích đánh giá.
Các chuyên gia từ IMF khuyến nghị, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, gánh nặng nợ tiếp tục đè nặng, chi phí vay vốn liên tục tăng, các nhà điều hành tài chính nên thận trọng và hiệu chỉnh lại các công cụ. Qua đó, những khó khăn của doanh nghiệp có thể dần được giải quyết và an toàn vĩ mô vẫn được đảm bảo.
Ngoài ra, các ngân hàng trung ương nên sử dụng linh hoạt các công cụ để cho vay và đảm bảo thanh khoản. Qua đó, giữ vững ổn định của nền tài chính, trong khi vẫn có thể kiềm chế lạm phát.
“Dù các ngân hàng trung ương vẫn duy trì lãi suất cao để khống chế lạm phát và tình hình tài chính có thể còn khó khăn hơn, kinh tế khu vực châu Á sẽ tiếp tục giữ vững tăng trưởng và đóng góp khoảng 2/3 vào đà mở rộng quy mô của kinh tế toàn cầu”, nhóm phân tích đánh giá.
Ở Việt Nam, từ cuối quý I/2023, các cơ quan điều hành đã liên tục có nhiều biện pháp nhằm đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Đối với chính sách tiền tệ, tính đến hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần hạ lãi suất điều hành. Cùng lúc, các công cụ thúc đẩy thanh khoản, cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp tiếp tục được đưa ra nhiều hơn.
Trong một báo cáo hồi tháng 4, IMF dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,8% trong năm nay và 6,9% vào năm 2024.
Tin liên quan
Hoạt động M&A hâm nóng thị trường bất động sản 14/08/2024 15:28
Tín dụng bất động sản tăng hơn 21% trong 9 tháng 13/11/2023 17:10
Cùng chuyên mục
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?
Tài chính 15/01/2025 11:00
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế
Tài chính 14/01/2025 10:00
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD
Tài chính 14/01/2025 08:00
Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?
Tài chính 13/01/2025 06:00
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?
Tài chính 12/01/2025 11:00
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
Tài chính 10/01/2025 17:00
Các tin khác
Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân
Tài chính 10/01/2025 14:33
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ
Tài chính 10/01/2025 06:00
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?
Tài chính 09/01/2025 17:00
Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tài chính 09/01/2025 12:00
Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định
Tài chính 09/01/2025 09:00
Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?
Tài chính 09/01/2025 06:00
Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng
Tài chính 08/01/2025 16:00
Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng
Tài chính 08/01/2025 10:00
Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết
Tài chính 06/01/2025 14:51
VND có thể mất giá 3% trong năm 2025
Tài chính 04/01/2025 12:00
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới
Tài chính 04/01/2025 08:00
Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương
Tài chính 03/01/2025 07:57
Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Tài chính 02/01/2025 17:00
Giảm thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025
Tài chính 02/01/2025 14:51
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Kinh tế - Tài chính 02/01/2025 07:05
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt 19% dự toán
Tài chính 01/01/2025 14:00
Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2 triệu tỷ, vượt thu 324 nghìn tỷ
Tài chính 01/01/2025 06:00
Năm 2024: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, tổng thu ngân sách vượt 17,4%
Tài chính 31/12/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00