TS Trần Du Lịch: "Lãi suất thực dương vẫn ở mức cao"
ĐTTC đã có cuộc trao đổi với TS. TRẦN DU LỊCH, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về vấn đề này.
PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, lãi suất cao là vấn đề nóng trong nửa cuối năm 2022 cho đến nay. Ông đánh giá thế nào khi NHNN liên tiếp hạ lãi suất điều hành?
TS. TRẦN DU LỊCH: - Trước khi bàn vấn đề lãi suất hiện nay, chúng ta nhìn lại từ giữa năm 2022 cho tới hết quý I-2023, vấn đề lãi suất và chính sách tiền tệ nói chung cơ bản phục vụ cho mục tiêu kiểm soát lạm phát; cùng với đó nâng sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong bối cảnh tác động của thị trường tài chính thế giới do lạm phát tăng và biến động giá của các đồng tiền mạnh.
Theo đó, lãi suất đã ở mức cao kéo dài ngay trong lúc nền kinh tế đang cần phục hồi. Điều này tạo ra điểm nghẽn hấp thụ vốn đối với DN. Tình hình đó tương đối cải thiện dần cho tới hết quý I-2023. Nhưng hiện nay, nguy cơ lạm phát vẫn còn và nguy hiểm hơn là kinh tế thế giới đang có dấu hiệu trì lạm. Đó là bối cảnh chung.
Tuy nhiên, để rõ hơn tình hình lãi suất trong nước, chúng ta phải nhìn vào tương quan giữa lãi suất và lạm phát. Chúng ta không thể so sánh lãi suất của Việt Nam với các nước bằng con số tuyệt đối để nói rằng cao hay thấp, mà phải xem xét tại thời điểm đó ở những nước chúng ta so sánh lạm phát và lãi suất như thế nào? Theo quan sát của tôi, ngay cả Mỹ, châu Âu khi so lạm phát và lãi suất, đa số không có lãi suất thực dương.
Lãi suất cho vay và huy động hiện so với chỉ số CPI còn thực dương rất cao, nên từ nay cuối năm phải tiếp tục giảm lãi suất mới nâng được sức cạnh tranh và tạo điều kiện cho DN mở rộng đầu tư.
Riêng Việt Nam, tính tới hết quý I, lãi suất huy động trung hạn của nhiều NHTM lên đến hơn 10%/năm, trong điều kiện chỉ số CPI khoảng 3,5-4%, có nghĩa lãi suất thực dương đến 7% hoặc hơn. Nếu vay vốn khi lãi suất thực dương 7-8%, khó DN nào có thể kinh doanh được.
Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua, bài toán đối với NHNN làm sao ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nhưng phải kéo giảm được lãi suất. Tới nay, NHNN đã có 4 đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành để kéo giảm lãi suất. Điều này có nghĩa NHNN muốn nới lỏng chính sách tiền tệ, là tín hiệu tốt để thị trường có tính toán.
- NHNN đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, nhưng các NHTM vẫn chưa đưa lãi suất về vùng thấp. Phải chăng “cây gậy” của NHNN không có nhiều tác dụng, thưa ông?
- Ở đây chúng ta phải nhìn nhận, lãi suất cho vay còn liên quan đến cung cầu. Do vậy DN có tình hình tài chính tốt mới được NH chào mời với lãi suất hấp dẫn. Nhưng có vấn đề không thể né tránh, là tình hình kinh tế thế giới và trong nước rất khó khăn nên một số DN không có nhu cầu vay vốn mở rộng đầu tư; còn những DN khó khăn về vốn, có nhu cầu vay thì lãi suất như hiện nay khá cao đối với họ; một số DN không đủ điều kiện vay, dù lãi suất nào họ cũng sẵn sàng vay nhưng lại không phải là đối tượng của NHTM.
NH nói hạ lãi suất nhưng DN không tiếp cận được, thực chất thủ tục NHTM cho vay vừa bảo đảm tính an toàn và theo đúng quy định, nên nhiều trường hợp họ không giảm lãi suất được. Đồng thời, dù Thông tư 02/2023 của NHNN cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, nhưng theo một số DN phản ánh, hệ thống tự động của NH vẫn cứ chuyển nhóm nợ và vì vậy họ không tiếp cận được vốn vay.
Song cũng không thể phủ nhận thực tế, các NHTM huy động lãi suất cao kỳ hạn dài, giờ phải chờ cuối năm nay hoặc đầu năm sau mới đáo hạn nên khó hạ lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, NHNN muốn kéo giảm mặt bằng lãi suất chung, song không phải tất cả NHTM đều có thanh khoản giống nhau.
Một số NH vẫn đang trong quá trình có tái cấu trúc, sức khỏe không phải hoàn toàn tốt, một số NH vẫn đang “dính” những trái phiếu DN cũ… Nếu kéo giảm lãi suất huy động từ 1 năm trở lên, họ sẽ không giữ được khách hàng, giữ được lượng tiền. Vì vậy họ bằng mọi cách sử dụng các công cụ huy động để duy trì lượng thanh khoản cần thiết.
- Vậy với mong muốn giảm lãi suất, theo ông biện pháp nào là hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay? Và chính sách tài khóa lúc này có thể san sẻ gì với chính sách tiền tệ để đối phó với xu hướng tăng trưởng ảm đạm của nền kinh tế?
- Từ nay đến cuối năm vẫn thực hiện phương thức là phối hợp đồng bộ giữa 2 nhóm chính sách tài khóa và tiền tệ, tức thị trường vốn và thị trường tiền tệ phải phối hợp đồng bộ chúng ta mới thực thi được.
Không thể nhìn riêng rẽ về chính sách tiền tệ của NHNN mà phải đặt trong bối cảnh chung. Nhưng chính sách tài khóa hiện tại cũng có điểm khó. Bây giờ muốn hỗ trợ với chính sách tiền tệ chỉ có con đường là giải ngân nhanh đầu tư công. Nếu 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm nay giải ngân được sẽ tác dụng rất lớn, làm giảm áp lực của hệ thống tín dụng rất nhiều.
Trong tình hình thế giới còn bất ổn, những bước đi tương đối thận trọng từ đầu năm của NHNN là cần thiết. Việc giảm lãi suất từng bước như vậy không tạo sốc về tâm lý, tức vừa điều chỉnh vừa nhìn tín hiệu, thị trường để tiếp tục làm gì và không nên làm gì.
Tôi đánh giá cao Thông tư 02/2023 khoanh nợ, không chuyển nhóm nợ và Thông tư 03/2023 sửa đổi quy định về mua bán trái phiếu DN, gắn liền với nỗ lực giảm lãi suất của NHNN. Tuy nhiên, cần xem lại các phản ánh DN nêu lên về việc nợ vẫn nhảy nhóm có hay không để điều chỉnh. Đưa được 2 thông tư này đi vào thực tế cùng với nỗ lực giảm lãi suất, điểm nghẽn hấp thụ vốn mới gỡ được.
Tôi cho rằng, NHNN hạ lãi suất tái cấp vốn, hạ lãi suất tái chiết khấu… nhưng phải kèm theo với điều kiện mở rộng diện được tái cấp vốn. Còn nếu không, giảm lãi suất điều hành không phát huy tác dụng. Vì tái cấp vốn cần phải thẩm định dự án, phần lớn là dự án lớn. Những NH được tái cấp vốn là NH lớn, họ không cảm thấy hấp dẫn. Còn NH nhỏ cần vốn thì NHNN không tái cấp vốn được. Tôi nghĩ nếu làm được những việc như vậy, từ nay đến cuối năm sẽ ổn định hơn.
- Xin cảm ơn ông.
Tin liên quan
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024 21/12/2024 06:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm 20/12/2024 18:00
Sức ép đè nặng lãi suất 20/12/2024 14:00
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00