Triển khai việc mở cửa trường học an toàn, bảo đảm phòng, chống dịch

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ 16 giờ 31/10 đến 16 giờ ngày 1/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.598 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh; 5.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 91 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố; có 2.321 ca trong cộng đồng.

Bài liên quan

Nam Định 5/10 huyện học trực tuyến phòng dịch Covid – 19

Hàng loạt Hot Girl mặc đồ hớ hênh đi tiêm vắc xin khiến các Bác sĩ đỏ mặt

Các địa phương đang lên kế hoạch tiêm Vaccine mũi 3 do Bộ Y Tế yêu cầu .

Sống chung với Covid – 19 người Hàn Quốc đang ráo riết chuẩn bị .

Các tỉnh, thành phố ghi nhận nhiều ca bệnh nhất gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (927 ca); Bình Dương (682 ca); Đồng Nai (657 ca); Kiên Giang (469 ca); Bạc Liêu (382 ca); An Giang (215 ca); Sóc Trăng (194 ca); Bình Thuận (167 ca); Đắk Lắk (164 ca); Tiền Giang (163 ca); Tây Ninh (157 ca); Cần Thơ (149 ca); Bà Rịa-Vũng Tàu (109 ca); Long An (100 ca)…

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 923.451 ca nhiễm, trong đó có 822.065 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 22.135 ca tử vong.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.962 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.067 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 479 ca; thở máy không xâm lấn 109 ca; thở máy xâm lấn 293 ca; ECMO là 14 ca.

Tính toán nhu cầu về trang thiết bị y tế, sinh phẩm sát với tình hình

Chiều 1/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19.

Trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung dự toán kinh phí cho Bộ Y tế để mua sắm vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch là 3.744,1 tỷ đồng. Đến nay, kinh phí đã sử dụng là 474,3 tỷ đồng, đạt 12,6%. Riêng trong đợt dịch thứ 4, Chính phủ đã bổ sung 3.427 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Bệnh viện Phổi Trung ương ký được một hợp đồng mua 400/1.120 chiếc máy thở chức năng cao với tổng trị giá hợp đồng là hơn 235,57 tỷ đồng theo hình thức chỉ định thầu.

[Ngày 1/11: Cả nước ghi nhận 5.598 ca mắc mới, 2.321 ca trong cộng đồng]

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho thấy đã tiếp nhận viện trợ, tài trợ 2.402 máy thở chức năng cao, 2.150 hệ thống oxy dòng cao HFNC, 106 máy xét nghiệm PCR, 67 máy tách chiết, 50 máy theo dõi nhịp tim, 1.785 máy tạo oxy, 621 Monitor theo dõi bệnh nhân, 200.000 máy đo độ bão hòa oxy trong máu, 1 hệ thống ECMO, 200 giường bệnh nhân, 110 bơm tiêm điện; 151 ôtô xét nghiệm lưu động, vận chuyển vaccine, tiêm chủng lưu động, 108 tủ lạnh âm sâu đựng vaccine… Do đó, mặc dù số lượng mua sắm từ nguồn ngân sách còn thấp, nhưng với các nguồn viện trợ, tài trợ đã góp phần quan trọng để thực hiện công tác bảo đảm hậu cần phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh nguyên nhân cơ bản là do công tác tổ chức thực thi mua sắm chưa được thực hiện tốt, cả ở bộ và ở các địa phương, đồng thời yêu cầu, trong bối cảnh mới, khi chiến lược chống dịch đã thay đổi (theo Nghị quyết 128/NQ-CP), công tác chuyên môn, hậu cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Căn cứ vào quy định mới, Bộ Y tế tính toán nhu cầu về trang thiết bị y tế, sinh phẩm,… phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian sắp tới, sát với tình hình, bảo đảm đáp ứng nhu cầu cả ở trung ương, địa phương, cả nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Với kinh phí đã phân bổ cho Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương, Phó Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính rà soát, cân đối, bảo đảm kinh phí được sử dụng tiết kiệm, chủ động, hiệu quả. Về việc tổ chức mua sắm, pháp luật đã quy định, mô hình thực tiễn cũng đã có, Bộ Y tế phải tổ chức, tính toán phương án mua sắm hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch, rõ ràng.

Trong 10 ngày nữa, Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế theo đúng kịch bản phòng, chống dịch đã được phê duyệt và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Bảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên khi trở lại trường

Chiều 1/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại.

Trien khai viec mo cua truong hoc an toan, bao dam phong, chong dich hinh anh 2Dán thêm các pano trực quan hướng dẫn phòng, chống COVID-19. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Hai Bộ trưởng đồng thời trao đổi, thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường cho việc đi học trực tiếp; tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng, chống dịch COVID-19.

Hai bên cũng nhất trí cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP. Đồng thời, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với việc mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.

Tính đến 17 giờ ngày 31/10, cả nước có 22 tỉnh, thành phố tổ chức cho học sinh học tập trực tiếp; 16 tỉnh, thành phố kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 địa phương còn lại vẫn phải dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Về việc triển khai tiêm vaccine cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học. Hiện một số địa phương đã thực hiện tiêm vaccine cho học sinh như Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 305.000 học sinh, Bình Dương là 42.330 học sinh, Ninh Bình 32.938 học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo báo cáo tiến độ và kết quả triển khai hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục theo Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện tổ chức khảo sát, đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với ngành Giáo dục địa phương; đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt, đề nghị các địa phương báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tác động tiêu cực của dịch COVID-19 và đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Thành phố Hồ Chí Minh sơ kết công tác phòng, chống dịch

Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (Quân khu 7) tổ chức chiều 1/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã trải qua đợt dịch lần thứ 4 hết sức cam go, khốc liệt, nhiều đau thương, mất mát, tác động tiêu cực lên đời sống xã hội, để lại di chứng nặng nề.

Trien khai viec mo cua truong hoc an toan, bao dam phong, chong dich hinh anh 3Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Xuân Tình/TTXVN)

Đến nay, thành phố đã tròn 1 tháng cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đang từng bước trở lại “bình thường mới.” Đây cũng khoảng thời gian kiểm điểm lại, sơ kết rút kinh nghiệm để tiếp tục sứ mệnh phục vụ nhân dân, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp, thành phố đang từng bước thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ một cách chắc chắn, thận trọng, không chủ quan. Vì thế, chính quyền, người dân cần hết sức bình tĩnh, tăng cường hoạt động kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát an toàn, nâng cao ý thức cao tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế, hành động theo đúng kế hoạch, chiến lược đề ra, nếu không hậu quả sẽ không lường trước được.

“Phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố yêu cầu Bộ Tư lệnh thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương rà soát từng trường hợp không may đã mất vì dịch COVID-19 để chu đáo, kịp thời đưa tro cốt cho từng gia đình.

Cùng với đó, Bộ Tư lệnh thành phố tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền trong giai đoạn mới việc nâng cao ý thức của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về bảo vệ sức khỏe của chính mình, của cộng đồng, không để người dân không quá lo sợ nhưng không quá chủ quan,” Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý.

Triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ

Ngày 1/11, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, sau 4 ngày triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi, hơn 445.000 trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiêm.

Trước đó, thành phố triển khai tiêm vaccine mũi 1 từ ngày 28/10, riêng quận 1 và huyện Củ Chi triển khai tiêm từ ngày 27/10. Dự kiến, thành phố sẽ hoàn thành tiêm mũi 1 trong 5 ngày và tiêm vét trong 2 ngày. Thành phố Hồ Chí Minh thống kê có khoảng 780.000 trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn cần tiêm vaccine.

Ở đợt tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi lần này, thành phố chỉ triển khai tiêm cho các em đủ 12 tuổi và dưới 18 tuổi. Sau đợt tiêm, thành phố sẽ tiến hành rà soát lại để đảm bảo quyền lợi cho các em. Những em đang trong thời gian cách ly sẽ được xem xét tiêm lại khi kết thúc cách ly.

Trien khai viec mo cua truong hoc an toan, bao dam phong, chong dich hinh anh 4Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh: Văn Hướng/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2021-2022. Thành phố phấn đấu đạt mục tiêu trên 95% số trẻ từ 12-17 tuổi sống trên địa bàn được tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19 theo từng đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế. Thời gian triển khai dự kiến trong quý 4/2021 đến hết quý 1/2022.

Việc triển khai tiêm được thực hiện cho lứa tuổi từ cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi), tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch của thành phố. Thành phố tổ chức tiêm vaccine cho trẻ theo chiến dịch tiêm chủng tại các cơ sở tiêm cố định, lưu động và theo Phương án số 170 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Địa điểm triển khai tại cộng đồng hoặc trường học tùy thuộc tình hình dịch và thời điểm học sinh quay lại trường học, tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên.

Cũng theo kế hoạch này, phạm vi triển khai phụ thuộc vào lượng vaccine được cung ứng và đề xuất của ngành Y tế. Cụ thể, khi nguồn vaccine chưa đủ, việc phân bổ số lượng vaccine cho các quận, huyện, thị xã được triển khai theo thứ tự ưu tiên gồm: Có ca F0 mới, mật độ dân cư cao, nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung… khi có đủ vaccine. Việc tiêm chủng được tiến hành đồng loạt trên toàn thành phố.

Bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên khi quay lại trường học

Về việc cho học sinh quay lại trường học, ngày 1/11, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã phối hợp với Sở Y tế trao đổi vấn đề về chuyên môn, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Công văn 4728 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, ngành Giáo dục đang phối hợp Sở Y tế khẩn trương thực hiện việc tiêm vaccine cho học sinh trong độ tuổi 12-17 tuổi. Đến nay, việc tiêm chủng đã hoàn thành 50% kế hoạch. Khi thành phố triển khai học tập trung trở lại, các trường hợp học sinh chưa đủ 12 tuổi sẽ lập danh sách tại phường để được hỗ trợ. Học sinh chưa tiêm vì nhiều lý do như bệnh lý, chưa đủ tuổi… vẫn được tham gia học tập trung.

Ngày 1/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành văn bản số 3807 về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, từ ngày 8/11, ưu tiên cho học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10 và 12 của các trường học thuộc các xã, phường, thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng được học trực tiếp tại trường. Các khối lớp còn lại học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Những trường có học sinh trên nhiều địa bàn khác nhau thì nhà trường phải xác định, nắm rõ thông tin của học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học của địa phương nơi học sinh cư trú../.

Theo: vietnamplus.vn

Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã có những chia sẻ đáng chú ý trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu – điện ảnh.
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Bối cảnh phát triển mới với nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, trong đó khó khăn có phần nổi trội hơn; khát vọng phát triển đất nước lại rất lớn, do vậy để đạt được các mục tiêu đặt ra cần phải có những nỗ lực “phi thường”, cần phải “vượt qua chính mình”.
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký thông báo kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nghị quyết này tập trung vào việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hoạt động hiệu lực.
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Nhiều địa phương đã công bố mức thưởng Tết, có nơi thưởng Tết Nguyên đán lên đến gần 400 triệu đồng. Các chuyên gia dự báo, tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Sự gia tăng của các giải pháp tài chính nhấn mạnh cam kết của Đông Nam Á trong việc đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo.
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream trên kênh VTV Digital và trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Các tin khác

Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

Theo quy định, sẽ có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2025, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Các mức thuế mới của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á sẽ làm tăng giá và giảm biên lợi nhuận.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Để đảm bảo đời sống người nộp thuế trong bối cảnh chờ lộ trình sửa đổi Luật, nhiều ý kiến cho rằng, ngay trong năm 2025 cần sớm điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh...
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Mặc dù đánh giá cao tính cần thiết của Thông tư 10/2024, các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng lại gặp phải rất nhiều khó khăn do thời gian áp dụng gấp gáp.
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Quy định mới về dịch vụ Internet, hoạt động xã hội từ thiện, hàng khuyến mại... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong tháng cuối cùng của năm 2024.
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Trong xu hướng du lịch 2025, du khách Việt đang vượt khỏi những khuôn mẫu thường thấy để kết nối và phát triển bản thân.
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đề nghị UBND TP. Hà Nội giao Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng để có kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh theo đúng ý nguyện của Bác Hồ, trở thành đầu tàu của nền kinh tế, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân mong đợi.
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 6,5 - 7%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là mục tiêu thận trọng và trong bối cảnh nền kinh tế đnag tốt dần lên, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Theo chuyên gia, năm 2024, tiêu dùng còn yếu, chi tiêu Chính phủ, bao gồm đầu tư công thấp hơn kế hoạch. Đây có thể là dư địa để biến động lực thành động lực tăng trưởng mới trong năm 2025.
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Các chuyên gia cho rằng, lạm phát và câu chuyện lãi suất đã ở lại phía sau, còn ẩn số lớn trong giai đoạn tới là các động thái từ chính quyền mới của Mỹ.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động