Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh theo đúng ý nguyện của Bác Hồ, trở thành đầu tàu của nền kinh tế, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân mong đợi.
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Khởi nguồn sự nghiệp Dầu khí

Truyền thống vẻ vang của ngành Dầu khí không chỉ được xây dựng qua những cột mốc lịch sử, tư liệu quý giá, thành tựu văn hóa, tinh thần hay các tấm huân chương cao quý, mà còn được hun đúc từ máu, mồ hôi, trí tuệ và sự cống hiến không ngừng của hàng vạn con người.

Giá trị của truyền thống nằm ở việc kế thừa và phát huy tinh hoa, thế hệ sau không ngừng học hỏi từ kiến thức và kinh nghiệm của thế hệ trước, kế thừa tài sản trí tuệ cùng bản sắc văn hóa để tiếp tục chinh phục những tầm cao mới, xây dựng những thành tựu lớn lao hơn.

Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu với chuyến thăm mang dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 1959 tại khu công nghiệp dầu khí Bacu (Liên Xô cũ). Lời đề nghị hỗ trợ của Người đã được bạn bè Liên Xô đáp ứng, mở ra cơ hội đào tạo cho nhiều cán bộ và sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và lọc hóa dầu tại Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác thời đó.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Từ năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của khoa học địa chất, đặc biệt trong việc thăm dò tài nguyên dưới lòng đất để phục vụ phát triển công nghiệp. Đáp lại, Liên Xô đã cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm như S.K. Kitovani đến Việt Nam, vừa thực hiện nghiên cứu, đánh giá triển vọng dầu khí, vừa đào tạo đội ngũ cán bộ Việt Nam. Kết quả là công trình "Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được hoàn thành vào năm 1961, đặt nền móng quan trọng cho công cuộc phát triển ngành công nghiệp dầu khí nước nhà.

Dựa trên cơ sở đó, ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất đã ra Quyết định số 271-ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36, đánh dấu chặng đường đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam. Từ mốc son ấy, ngành đã không ngừng phát triển, đóng góp to lớn vào sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Ngày 20/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1034/QĐ-TTg, chính thức lấy ngày 27 tháng 11 hàng năm làm “Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam,” vinh danh những nỗ lực và thành tựu của ngành Dầu khí qua các thời kỳ.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Nguồn: Petrovietnam

Hành trình tìm kiếm vàng đen

Những dấu ấn sâu sắc khắc ghi trong tâm trí mỗi người thường là những câu chuyện, hình ảnh và tấm gương sáng từ thế hệ đi trước. Đó là minh chứng cho tinh thần sáng tạo, sự phấn đấu không ngừng nghỉ và những kỷ niệm đầy xúc cảm, đậm tình người. Với ngành Dầu khí, những dấu ấn này được tô đậm qua biểu tượng ngọn lửa hồng rực sáng, như lời nhắc nhở về nhiệt huyết và sức mạnh của ngành.

Trong suốt 14 năm đầu tiên, Đoàn Thăm dò dầu lửa 36, sau này là Liên đoàn Địa chất 36, đã tiến hành khảo sát địa chất và địa vật lý dầu khí trên khắp miền Bắc, đặc biệt tại Đồng bằng sông Hồng và vùng trũng An Châu. Kết quả là việc phát hiện dầu khí tại nhiều giếng khoan, với mốc quan trọng vào tháng 3-1975, khi dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại được tìm thấy tại giếng khoan 61 Tiền Hải, Thái Bình.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Nguồn: Petrovietnam

Ở miền Nam, vào đầu thập niên 1970, các công ty dầu khí phương Tây đã bắt đầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Chính trị nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW nhằm triển khai thăm dò dầu khí trên phạm vi cả nước. Ngày 3/9/1975, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tổ chức tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), đánh dấu sự ra đời của tổ chức dầu khí thống nhất, với mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí toàn diện, từ thăm dò, khai thác đến lọc hóa dầu và cơ khí phục vụ ngành.

Ngày 19/4/1981, mét khối khí đầu tiên từ mỏ Tiền Hải, Thái Bình, chính thức được khai thác, đánh dấu bước tiến lớn trong sản xuất dầu khí. Cùng năm, Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (nay là Vietsovpetro) được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô, tạo tiền đề quan trọng cho sự hợp tác trong khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam.

Bước ngoặt lớn diễn ra vào ngày 26/6/1986, khi tấn dầu thô thương mại đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ bởi Vietsovpetro, đánh dấu mốc son hợp tác toàn diện với Liên Xô. Dầu khí Việt Nam bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội khi đất nước đang chịu bao vây, cấm vận. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị vào năm 1988 tiếp thêm động lực đổi mới, thu hút các công ty dầu khí phương Tây quay trở lại Việt Nam và thúc đẩy xây dựng các cơ sở dịch vụ dầu khí đầu tiên. Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam dần định hình với những nền móng vững chắc.

Hợp tác với Liên Xô đã đóng vai trò quyết định trong giai đoạn đầu của ngành Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã linh hoạt mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia khác, đồng thời chuyển đổi mối quan hệ hợp tác với Liên Xô thành quan hệ Việt - Nga. Sự thích nghi này không chỉ duy trì mối quan hệ truyền thống mà còn mở rộng cơ hội hợp tác với các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết cũ, góp phần nâng cao vị thế của ngành Dầu khí Việt Nam trên trường quốc tế.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Bản lĩnh người thợ. Nguồn: Petrovietnam

Những chặng đường 9 năm lịch sử

Trong giai đoạn hơn một thập kỷ từ 1990 đến 2006, ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về mô hình tổ chức và hoạt động. Từ một tổ chức sản xuất kinh doanh, Petrovietnam nhanh chóng khẳng định vị thế của mình thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các công ty dầu khí hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, góp phần phá vỡ thế bao vây, cấm vận của Mỹ.

Nhờ việc phát hiện nhiều mỏ dầu mới, sản lượng khai thác tăng nhanh chóng. Ngành công nghiệp khí phát triển mạnh mẽ với ba hệ thống đường ống dẫn khí tại các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu. Các cơ sở hạ tầng quan trọng như Nhà máy đạm Phú Mỹ và các dự án lọc hóa dầu được triển khai xây dựng. Đồng thời, ngành không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ dầu khí, nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực, tạo nên một hệ sinh thái công nghiệp dầu khí đồng bộ và hoàn chỉnh. Trong thời gian này, hoạt động dầu khí Việt Nam cũng đã vươn ra quốc tế với các dự án tại Mông Cổ, Malaysia, Algeria… Giai đoạn này, dầu khí đóng góp từ 25% đến 33% nguồn thu Ngân sách Nhà nước hàng năm, trở thành một trong những trụ cột kinh tế của đất nước.

Bước sang năm 2006, với Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành Dầu khí Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới. Kể từ đó, ngành đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ việc đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Polypropylen vào sản xuất đến việc tăng cường đầu tư thăm dò và mua mỏ ở nước ngoài tại châu Phi, Nam Mỹ và Mỹ Latinh, với nguồn thu từ các dự án dầu khí quốc tế tại Malaysia, Liên bang Nga…

Ngoài dầu khí, Petrovietnam cũng mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như sản xuất điện, đạm, sản xuất xơ sợi và nhiều ngành nghề liên quan khác. Các công ty thành viên đã được tái cấu trúc về quản lý, điều hành và quyền sở hữu, đa dạng hóa ngành nghề nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả đầu tư. Quá trình cổ phần hóa được đẩy mạnh, mang lại sức mạnh và hiệu quả vượt trội cho Tập đoàn.

9 năm sau Kết luận số 41-KL/TW, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị đã mở ra một vận hội lớn cho sự phát triển của Petrovietnam và sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 41, ngành Dầu khí Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đề ra, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, tham gia vào mọi hoạt động đời sống của đất nước với tỷ trọng lớn. Petrovietnam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Một góc nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nguồn: Petrovietnam

Chặng đường 9 năm lần thứ ba được tiếp nối bằng Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 nhằm tạo ra sức bật trong thời kỳ đột phá và phát triển mới của Petrovietnam, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Kết luận 76-KL/TW là những định hướng chỉ đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm của Bộ Chính trị đến phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và là động lực lớn đưa Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng truyền thống.

Trên tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu” thực hiện tốt “Quản trị biến động, bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ, tạo nguồn năng lượng mới, vươn tới đỉnh cao mới”, vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch triển khai xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo tinh thần KL76, ngày 24/4/2024 của Bộ Chính trị” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nghiêm túc các quan điểm, tạo sự đồng thuận cao từ Công ty mẹ - Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai xây dựng và thực hiện các chiến lược, mục tiêu được đề ra.

Với vai trò là một trong những tổ chức kinh tế hàng đầu của Việt Nam, Petrovietnam đã đạt được những thành tựu xuất sắc về sản xuất, kỹ thuật, tài chính và đóng góp quan trọng vào Ngân sách Nhà nước.

Đến nay Petrovietnam đã xây dựng được một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu, tàng trữ, phân phối và các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác từ dầu khí…

Với trình độ khoa học công nghệ tương đồng với các nước phát triển, có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao, Tập đoàn là doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý trình độ cao, không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng, đã thực hiện được hầu hết các công việc, từ nghiên cứu - triển khai, tư vấn - thiết kế, đến sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ chuỗi giá trị của công nghiệp dầu khí từ hoạt động thượng nguồn đến hạ nguồn, đóng góp rất quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Vị thế và vai trò, thương hiệu và uy tín của Petrovietnam ngày nay đã được khẳng định ở tầm cao mới kể cả ở trong nước và ở nước ngoài. Nguồn: Petrovietnam

Với vị thế là tập đoàn kinh tế số 1 của đất nước, sau một thời kỳ bị tác động lớn bởi khủng khoảng công nghiệp dầu khí toàn cầu và đại dịch COVID-19, hai năm liên tiếp vừa qua (2022, 2023), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đều nộp gần 95.000 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại. Hiện tại, Petrovietnam đang nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu kế hoạch 1 triệu tỷ doanh thu năm 2024, đạt hiệu quả cao về lợi nhuận hợp nhất năm 2024, giữ vững vị trí số một Việt Nam về lợi nhuận, đồng thời chuẩn bị đà tăng trưởng cho năm tiếp theo.

Có thể khẳng định rằng, hành trình lịch sử của ngành Dầu khí đã có bước trưởng thành rất dài và rất căn bản. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho dù chưa phải là một công ty dầu khí lớn trên thế giới, nhưng với tư cách là một công ty dầu khí quốc gia, đã thực sự đạt được tầm vóc đáng khâm phục. Những thành tựu hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hiệu quả của Đảng và Chính phủ; sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và các địa phương đối với Tập đoàn ngày càng chặt chẽ hơn.

Những trang sử truyền thống vẻ vang của Ngành Dầu khí Việt Nam và Petrovietnam thấm đẫm khó khăn, gian khổ, đấu tranh, vật lộn, trăn trở, cùng những hoài bão, mong ước và cả những thăng trầm, đổi thay qua các thế hệ những người làm công tác dầu khí từ những ngày đặt nền móng đầu tiên cho tới hôm nay.

Nhắc nhớ lại những mốc son lịch sử đáng tự hào trong số rất nhiều hình ảnh còn ghi dấu nơi trái tim nhiều người con Dầu khí để thế hệ trẻ hôm nay thêm nhiệt huyết hợp lưu cùng dòng chảy của những tài sản vô giá về vật chất và tinh thần nhằm phát huy, tạo dựng một ngành công nghiệp dầu khí bền vững, đủ nội lực và bản lĩnh vươn ra thị trường thế giới.

Nguồn: Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

HẢI MINH
tudonghoangaynay.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream trên kênh VTV Digital và trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

Theo quy định, sẽ có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2025, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Các mức thuế mới của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á sẽ làm tăng giá và giảm biên lợi nhuận.

Các tin khác

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Để đảm bảo đời sống người nộp thuế trong bối cảnh chờ lộ trình sửa đổi Luật, nhiều ý kiến cho rằng, ngay trong năm 2025 cần sớm điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh...
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Mặc dù đánh giá cao tính cần thiết của Thông tư 10/2024, các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng lại gặp phải rất nhiều khó khăn do thời gian áp dụng gấp gáp.
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Quy định mới về dịch vụ Internet, hoạt động xã hội từ thiện, hàng khuyến mại... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong tháng cuối cùng của năm 2024.
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Trong xu hướng du lịch 2025, du khách Việt đang vượt khỏi những khuôn mẫu thường thấy để kết nối và phát triển bản thân.
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đề nghị UBND TP. Hà Nội giao Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng để có kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh theo đúng ý nguyện của Bác Hồ, trở thành đầu tàu của nền kinh tế, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân mong đợi.
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 6,5 - 7%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là mục tiêu thận trọng và trong bối cảnh nền kinh tế đnag tốt dần lên, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Theo chuyên gia, năm 2024, tiêu dùng còn yếu, chi tiêu Chính phủ, bao gồm đầu tư công thấp hơn kế hoạch. Đây có thể là dư địa để biến động lực thành động lực tăng trưởng mới trong năm 2025.
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Các chuyên gia cho rằng, lạm phát và câu chuyện lãi suất đã ở lại phía sau, còn ẩn số lớn trong giai đoạn tới là các động thái từ chính quyền mới của Mỹ.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Trong khi hầu hết tất cả các tổ chức Quốc tế lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, thì một số chuyên gia trong nước lại tỏ ra lo lắng về tốc độ tăng trưởng.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương sẽ là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp phụ trách quản lý lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh

Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh

Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025

Bộ Tài vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực

Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép. Những thay đổi tích cực của người nền kinh tế được doanh nghiệp và nhiều tổ chức ghi nhận.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động