Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép. Những thay đổi tích cực của người nền kinh tế được doanh nghiệp và nhiều tổ chức ghi nhận.
Bức tranh kinh tế nhiều điểm sáng
Báo cáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Cùng với đó, từ những kết quả đạt được trong 10 tháng qua, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao sự phát triển và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra, các cân đối lớn được bảo đảm (có thặng dư cao); nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
Nổi bật trong tháng 10, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 51,2 điểm, tăng so với 47,3 điểm của tháng Chín và đã vượt lại lên trên ngưỡng 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra trong tháng trước… Đây được xem là một trong những yếu tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.
Theo S&P Global, dữ liệu tháng 10 cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam bắt đầu hồi phục sau ảnh hưởng của cơn bão trong tháng 9 khi ghi nhận cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trở lại.
Tuy nhiên, một số tác động của bão lũ đã kéo dài sang đến tháng 10, từ đó, hạn chế tăng trưởng sản lượng và dẫn đến chậm trễ trong khâu giao hàng của nhà cung cấp và làm gia tăng lượng công việc chưa thực hiện. Tốc độ tăng của cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đã nhanh hơn nhưng vẫn còn ở mức nhẹ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa) |
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu rõ “cảm nhận nhân dân, doanh nghiệp rất vững lòng về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."
Tuy nhiên, nhìn chung cùng với xu hướng lạc quan thì vẫn có sự phân hóa trong dự báo của các doanh nghiệp, do sự phục hồi chưa đồng đều ở các lĩnh vực kinh tế. Thực tế, trong tháng Chín, vẫn có 4.233 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023; 7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 40,5%, 1.605 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,8%, cho thấy áp lực đối với doanh nghiệp vẫn lớn.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng nhận định còn nhiều rủi ro và thách thức tồn tại có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, do đó, cần những bước đi chiến lược, triển khai các giải pháp phù hợp để kích thích và tận dụng cơ hội, vững vàng vượt khó khăn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô; hoạt động sản xuất, kinh doanh; nợ xấu; giải ngân vốn đầu tư công; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thể chế, pháp luật; việc phân cấp, phân quyền; chất lượng nguồn nhân lực...
Tổ chức quốc tế đánh giá cao
Trong Báo cáo “Asian Economics Quarterly - Cuộc đua về đích” do Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành có nêu rõ, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới bởi sự phục hồi rất vững vàng và nhiều yếu tố tích cực có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế do siêu bão Yagi gây ra. Trong báo cáo có nêu lên nhiều dẫn chứng như lĩnh vực sản xuất vươn mình mạnh mẽ, chỉ số PMI liên tiếp nằm trong vùng mở rộng; xuất khẩu tăng trưởng cao ở mức hai con số và các ngoại lực thúc đẩy quan trọng cũng đang trên đà tiến tới.
Hơn thế, Chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp hỗ trợ một loạt ngành kinh tế trong nước, từ đó tạo kỳ vọng sẽ vực dậy lòng tin qua thời gian…Vì vậy, HSBC vẫn giữ dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%. Đồng thời, với diễn biến giá cả đang có chiều hướng thuận lợi hơn, HSBC duy trì dự báo lạm phát năm 2024 ở mức 3,6%, khá thấp so với mức trần mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Dự báo lạm phát cho năm 2025 cũng được giữ nguyên là 3,0%.
Phân tích sâu hơn về những dự báo tích cực thời gian tới, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam cho biết thêm, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam thời gian tới. Nhiều điểm sáng như: sản xuất có đà tăng mạnh mẽ, đơn đặt hàng mới dần quay trở lại, tiêu dùng phục hồi, các dự án cơ sở hạ tầng lớn được triển khai theo kế hoạch; dòng vốn FDI tích cực tiếp tục tăng và hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu.
Còn theo ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối Ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam, trong 9 tháng qua, các khu vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp, thủy - hải sản, khu vực dịch vụ đều tăng trưởng tích cực, điều này cho thấy sức mạnh nội tại của nền kinh tế. “Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng qua là rất ấn tượng. Tôi kỳ vọng động lực tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì trong những tháng còn lại của năm và GDP của Việt Nam có thể ở mức 6,5 - 7% như mục tiêu Chính phủ đề ra”, ông Ngô Đăng Khoa dự báo.
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế ngày càng khởi sắc
Theo Báo cáo thường niên Earning Insight 2024 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố, tâm lý doanh nghiệp đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2024 đang ngày càng cải thiện rõ nét.
Kỳ vọng tăng trưởng đang dần chuyển từ các kịch bản khiêm tốn sang những kịch bản tích cực hơn và được phản ánh trong kết quả khảo sát do Vietnam Report tiến hành gần đây.
Theo đó, bức tranh triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 dường như sáng sủa hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng từ 6%-6,5% và trên 6,5% tăng mạnh, thậm chí cao hơn mức dự đoán hồi đầu năm là 17,6%.
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng từ 6%-6,5% và trên 6,5% tăng mạnh, cao hơn dự đoán đầu năm. (Ảnh TTXVN) |
Ông Gavin De Silva, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam cho biết, đây là mùa cao điểm, lượng đơn hàng tăng cao, công ty đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 112 triệu sản phẩm với doanh thu 1.703 tỷ đồng. Công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc, đào tạo công nhân lành nghề để tạo ra sản phẩm chất lượng hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của đối tác.
Trước đó, nhiều ngân hàng, tổ chức quốc tế cũng lạc quan về kinh tế Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh dự báo GDP của Việt Nam, dự kiến sẽ đạt mức 6% vào năm 2024 và tiếp tục cải thiện lên 6,2% vào năm 2025.
Hay Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,1% vào năm 2024 và tăng lên 6,5% sang năm 2025. Trong khi đó, Ngân hàng UOB điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng cả năm 2024 lên 6,4%, cao hơn nhiều so với mức dự báo trước đó là 5,9%.
Những số liệu này được nhận định đều tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng chính thức mà Quốc hội Việt Nam đề ra là 6%-6,5%.
“Từ đây, qua khảo sát và tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp về triển vọng lợi nhuận và doanh thu của bản thân doanh nghiệp, Vietnam Report thấy rằng, 58,3% số doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn so với thời gian từ đầu năm tới nay”, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho hay.
Đồng thời khẳng định điều này củng cố thêm cho những đánh giá tích cực của doanh nghiệp, củng cố niềm tin cho sự ấm dần lên của các thị trường và sự tăng tốc mạnh hơn của toàn bộ nền kinh tế.
Đánh giá này của Vietnam Report cũng tương đồng với khảo sát nhanh gần đây của Bộ KH&ĐT. Theo đó, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước.
Triển vọng tích cực được Vietnam Report ghi nhận từ ba trụ cột là xuất khẩu-tiêu dùng-đầu tư. Theo đó, với hiệu ứng mức nền thấp của cùng kỳ năm trước, hoạt động thương mại của Việt Nam trong ba quý đầu năm 2024 đã chứng kiến sự hồi phục tích cực, với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực ghi nhận sự khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, nhìn chung cùng với xu hướng lạc quan, Vietnam Report cho rằng vẫn có sự phân hóa trong dự báo của các doanh nghiệp, do sự phục hồi chưa đồng đều ở các lĩnh vực kinh tế.
Thực tế, trong tháng 9, vẫn có 4.233 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023; 7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 40,5%, 1.605 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,8%, cho thấy áp lực đối với doanh nghiệp vẫn lớn.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng nhận định còn nhiều rủi ro và thách thức tồn tại có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, do đó, cần những bước đi chiến lược, triển khai các giải pháp phù hợp để kích thích và tận dụng cơ hội, vững vàng vượt khó khăn.
Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu vẫn phải đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024 như rủi ro chi phí vận chuyển gia tăng do xung đột địa chính trị, sự hồi phục không đồng đều của các nền kinh tế lớn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia xuất khẩu đối thủ…
Đặc biệt, việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường khiến các doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào quốc gia này có thể tiếp tục gặp các biện pháp phân biệt trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Điều này có thể dẫn đến việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam không được tính toán chính xác, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng trong nước hiện vẫn còn tương đối thấp khi người tiêu dùng cảnh giác trong việc chi tiêu do lo ngại áp lực lạm phát gia tăng và những bất định diễn ra trong những năm qua.
Mặc dù đầu tư công luôn được xem là trụ cột quan trọng cho nền kinh tế và giải ngân đầu tư công nhận nhiều kỳ vọng sẽ tăng tốc, tuy nhiên, thực tế tình hình giải ngân đầu tư công 9 tháng qua vẫn chưa có nhiều dấu hiệu bứt phá. Tính chung 9 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 428,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,7% kế hoạch năm. Việc giải ngân vẫn gặp một số vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, cơ chế chính sách, biến động giá nguyên vật liệu.
Trong giai đoạn cuối năm, hoạt động giải ngân đầu tư công được kỳ vọng bứt phá theo yếu tố chu kỳ. Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng được tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định tháng cuối năm.
Tin liên quan
Chênh lệch đẳng cấp giúp Việt Nam thắng đậm Lào 10/12/2024 10:29
Cùng chuyên mục
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Các tin khác
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00