Tín dụng xanh trong phát triển kinh tế xanh
Chuyển đổi kinh tế xanh: Tính cấp thiết
Đại dịch Covid-19 và hậu dịch cho thấy các nền kinh tế trên toàn cầu đều rất dễ tổn thương trước những thách thức. Chúng ta nhận ra rằng việc đảm bảo sự bền vững của môi trường, tài nguyên và kinh tế là điều cực kỳ cần thiết. Trong tình hình đó, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh chất lượng cao và có khả năng chống chịu đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Tín dụng xanh đã thúc đẩy tiến bộ kinh tế xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh vẫn ở giai đoạn đầu ở Việt Nam và cần có lộ trình xanh toàn diện để tăng cường nguồn tài chính và thúc đẩy các dự án thân thiện với môi trường - Ảnh minh họa: OCB |
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế xanh chất lượng cao có ý nghĩa thực tiễn to lớn và rất cần được quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn vẫn chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế chất lượng cao, việc nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh chất lượng cao còn rất hạn chế. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, cần thay đổi hệ thống kinh tế hiện tại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. Điều này bao gồm dời bỏ sử dụng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và thúc đẩy mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững. Nền kinh tế xanh còn bao gồm đầu tư vào hạ tầng bền vững, phát triển việc làm xanh và hỗ trợ các phương pháp nông lâm bền vững.
Ở Việt Nam, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể mang lại nhiều lợi ích như giảm ô nhiễm và khí thải nhà kính, cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo ra cơ hội việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi phải vượt qua những thách thức đáng kể, bao gồm chính sách và quy định chưa đầy đủ, ý thức công chúng chưa đủ và nguồn lực tài chính hạn chế. Do đó, rất quan trọng để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh, thúc đẩy ý thức và giáo dục công chúng, và cung cấp các chính sách khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bền vững.
Vai trò tín dụng xanh
Tín dụng xanh được sử dụng để chỉ các khoản tín dụng hoặc các sản phẩm tài chính nhằm hỗ trợ cho các dự án phát triển kinh tế xanh hoặc các hoạt động bảo vệ môi trường. Nó được coi là một công cụ quan trọng để đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. Nếu được sử dụng đúng cách, tín dụng xanh có thể là một nguồn tài trợ quan trọng cho các dự án xanh tại bất kỳ quốc gia nào. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc đầu tư vào các dự án xanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh.
Để đạt được những giá trị chất lượng cao trong quá trình phát triển nền kinh tế xanh, Việt Nam cần phải phân bổ nguồn tín dụng xanh một cách khôn ngoan và thận trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu mối liên hệ giữa tín dụng xanh và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao là rất cần thiết. Điều này có thể giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến tín dụng xanh, đồng thời giúp tăng cường sự tin tưởng và khả năng thu hút các nguồn tài trợ xanh cho các dự án phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, tín dụng xanh là một loại hình tài chính quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển các dự án xanh nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển bền vững của các nền kinh tế trên toàn cầu. Song để thu hút được khoản tín dụng xanh cho các dự án xanh, các doanh nghiệp hoặc tổ chức nhỏ thường gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam, khi các tiêu chuẩn tín dụng xanh vẫn chưa được xác định rõ ràng và chính xác.
Thực trạng và khuyến nghị
Trên cơ cở xây dựng hệ thống chỉ số phát triển kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh/thành tại Việt Nam giai đoạn 2015-2021 bằng phương pháp Entropy, phân tích sự tăng trưởng của kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh/thành tại Việt Nam qua các năm, phân tích sự tự tương quan không gian của sự tăng trưởng của kinh tế xanh chất lượng cao của 63 tỉnh/thành tại Việt Nam qua các năm, phân tích tác động của tín dụng xanh và sự phát thải CO2 lên sự phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy:
Tỷ trọng tín dụng xanh tại Việt Nam - Nguồn: Tác giả |
Thứ nhất, thông qua tính toán của chỉ số đánh giá toàn diện về phát triển kinh tế xanh chất lượng cao, mối quan hệ giữa tín dụng xanh, cường độ phát thải CO2 và sự phát triển kinh tế xanh chất lượng cao, kết quả cho thấy trong khi tín dụng xanh có xu hướng tăng trưởng cùng chiều thì cường độ phát thải CO2 lại có xu hướng quan hệ ngược chiều với phát triển kinh tế xanh chất lượng cao.
Kết quả cũng chứng tỏ rằng có tồn tại sự tương quan không gian trong quá trình phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2021.
Trong đó, chúng tôi thấy chất lượng nền kinh tế xanh chất lượng cao tại khu vực đồng bằng Bắc bộ (với Hà Nội là hạt nhân) và Đông Nam bộ (với thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân) tỏ ra vượt trội so với các khu vực khác trên cả nước trong suốt giai đoạn 2015-2021. Tại thời điểm vào năm 2015, tại khu vực đồng bằng Bắc bộ, xu hướng chung của phát triển kinh tế xanh là sự lan tỏa từ Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng ra các tỉnh thành lân cận theo thời gian, ở khu vực miền trung trung tâm là Đà Nẵng và Khánh Hòa, khu vực miền Đông Nam bộ là các tỉnh thành bao gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ năm 2015-2019, xu hướng tăng trưởng chất lượng kinh tế xanh tương đối nhanh, tuy nhiên trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 (2020-2021), xu hướng này có dấu hiệu bị chậm lại và thậm chí bị giảm ở một số tỉnh thành như Đà Nẵng, Hòa Bình. Tại khu vực Tây Bắc và Tây Nam bộ, chúng tôi nhận thấy Lào Cai và Tp. Cần Thơ đang có dấu hiệu tăng trưởng chất lượng kinh tế xanh, kỳ vọng rằng các tỉnh thành này có thể là trung tâm tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế xanh ra các tỉnh thành lân cận.
Thứ hai, tín dụng xanh và phát thải CO2/USDGRDP đều có tác động trực tiếp lên phát triển kinh tế xanh chất lượng cao, với tín dụng xanh là tác động cùng chiều và phát thải CO2/USDGRDP là tác động ngược chiều.
Chúng tôi nhận thấy có khoảng cách rất lớn về cường độ phát thải CO2 giữa các tỉnh thành tại Việt Nam. Trong khi khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng Bắc bộ có tỷ lệ phát thải CO2 trên 1000 USD GRDP chỉ ở mức trung bình 190 kgCO2 thì khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên có phát thải CO2 trung bình ở mức 6.160 kgCO2 trên 1000 USD GRDP. Mặc dù vậy, xét về tổng lượng phát thải CO2, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng Bắc bộ lại là hai khu vực phát thải cao nhất cả nước. Điều này hàm ý rằng nền kinh tế Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung ở hai vùng trọng điểm này trong khi các khu vực khác tạo ra giá trị kinh tế thấp do chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp giá trị thấp và vì thế làm tỷ lệ phát thải CO2 trên 1000 USD GRDP ở mức cao dù tổng lượng phát thải và chất lượng không khí ở mức tốt hơn đáng kể so với khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng Bắc bộ.
Thứ ba, dữ liệu cho thấy tỷ trọng các mảng cho vay của của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cho các ngành nghề kinh tế xanh vào năm 2021, trong đó Nông nghiệp “xanh” chiếm 32%; Năng lượng tái tạo chiếm 47%; Quản lý nước chiếm 11%; Lâm nghiệp bền vững chiếm 5%; các lĩnh vực khác chủ yếu là các khoản cho vay các dự bất động sản bền vững - không xung đột lợi ích với môi trường và sinh kế của dân bản địa.
Bằng cách tích hợp 18 chỉ số từ bốn trụ cột - môi trường, sản xuất xanh, mức sống xanh và bình đẳng xã hội – chúng tôi nhận thấythấu đáo những hạn chế của chất lượng kinh tế xanh ở Việt Nam, đặc biệt là về môi trường sống đang xuống cấp và công bằng xã hội. Đáng chú ý, trách nhiệm của Chính phủ, các chủ thể kinh tế và người dân Việt Nam ngày càng cao đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, đặc biệt là về sản xuất xanh và mức sống. Điều này thể hiện rõ ở việc khuyến khích tín dụng xanh cho các dự án, ngành kinh tế thân thiện với môi trường. Và bằng chứng được minh chứng cụ thể cũng cho thấy rằng tín dụng xanh không chỉ có tác động trực tiếp đến nỗ lực phát triển kinh tế xanh ở các tỉnh và thành phố của Việt Nam, mà còn gián tiếp thúc đẩy sản xuất xanh và giảm cường độ carbon dioxide. Cuối cùng, xác thực mối tương quan trong phát triển kinh tế xanh chất lượng cao giữa các tỉnh ở Việt Nam, cũng như tác động lan tỏa của tín dụng xanh và phát thải CO2 đối với phát triển kinh tế xanh chất lượng cao của các tỉnh ở Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng của nền kinh tế xanh ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng:
Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung cải thiện môi trường sống và công bằng xã hội vì chúng là những trụ cột cơ bản của nền kinh tế xanh. Điều này có thể đạt được bằng cách phân bổ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh, cũng như thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu chuẩn sống xanh và thúc đẩy bình đẳng xã hội, đặc biệt ở các vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ hai, điều quan trọng đối với Chính phủ là ưu tiên sản xuất xanh và thúc đẩy các dự án kinh tế và ngành công nghiệp thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu này, việc cung cấp tín dụng xanh có thể được mở rộng và sử dụng như một công cụ hiệu quả để hỗ trợ các sáng kiến như vậy.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo rằng các tiêu chí về tín dụng xanh phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu và việc tiếp cận các khoản tín dụng này dễ tiếp cận hơn để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất bền vững.
Về vấn đề này, đáng chú ý là các dự án bù đắp carbon, như lâm nghiệp và nông nghiệp bền vững ở các vùng kinh tế kém phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; đánh bắt cá bền vững ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ hay năng lượng tái tạo, bền vững, du lịch và các dự án quản lý chất thải trong cả nước, có thể đặc biệt thuận lợi.
Cuối cùng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội nhấn mạnh sự cần thiết của các tỉnh để thúc đẩy hợp tác và xem xét lợi ích của các khu vực lân cận trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế. Sự hợp tác như vậy sẽ giúp tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động bất lợi của quá trình phát triển, và đi đến kết quả cuối cùng là thúc đẩy đất nước hướng tới một tương lai bền vững.
*Tác giả: Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Hữu Đức và Nguyễn Hà Minh Tâm
Tin liên quan
Doanh nghiệp bán lẻ đua nhau giảm giá trong những ngày cuối năm 15/01/2025 10:13
Chở trẻ em không đúng cách trên xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng 15/01/2025 10:09
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực? 15/01/2025 11:00
Cùng chuyên mục
Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ
Kinh tế 11/01/2025 15:27
LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"
Kinh tế 11/01/2025 06:00
Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại
Kinh tế 10/01/2025 16:00
Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu
Kinh tế - Tài chính 09/01/2025 15:00
"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ
Kinh tế 09/01/2025 07:48
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?
Kinh tế 08/01/2025 07:57
Các tin khác
Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục
Kinh tế 07/01/2025 11:00
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Kinh tế 07/01/2025 09:00
Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu
Kinh tế - Tài chính 07/01/2025 06:15
Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%
Kinh tế 06/01/2025 16:00
Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025
Kinh tế 06/01/2025 12:00
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan
Kinh tế 06/01/2025 10:00
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Kinh tế 06/01/2025 07:44
Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025
Kinh tế 05/01/2025 10:00
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Kinh tế 02/01/2025 10:10
Triển vọng kinh tế năm 2025
Kinh tế 02/01/2025 08:09
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
Kinh tế 01/01/2025 13:38
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Kinh tế 01/01/2025 13:31
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025
Kinh tế 31/12/2024 16:00
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025
Kinh tế 31/12/2024 15:14
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á
Kinh tế 30/12/2024 10:00
Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện
Kinh tế - Tài chính 30/12/2024 08:00
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025
Kinh tế 29/12/2024 10:00
ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025
Kinh tế 26/12/2024 15:09
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00