Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"
Doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó
Nếu theo đúng kế hoạch, chỉ còn ít ngày nữa, Mỹ sẽ chính thức áp mức thuế quan 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang thể hiện rõ quyết tâm đàm phán và thiện chí hợp tác với Mỹ nhằm chủ động tìm kiếm những giải pháp có lợi cho cả hai bên.
Trong lúc các cuộc đàm phán song phương tiếp tục được thúc đẩy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng các kịch bản ứng phó, biến thách thức thành động lực đổi mới.
Tại sự kiện “Thuế đối ứng của Mỹ: Đánh giá tác động và giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp” vừa diễn ra, bà Võ Thị Liên Hương – Tổng giám đốc Secoin, doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch nghệ thuật sinh thái – thẳng thắn chia sẻ, “Mỹ là một trong những thị trường chủ lực của chúng tôi. Trong năm 2024, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Secoin. Do đó, việc Mỹ áp thuế cao hơn chắc chắn sẽ gây ra tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất cũng như định hướng chiến lược của công ty trong thời gian tới”.
Tuy nhiên, sau những lo lắng thái quá ban đầu, tâm lý của doanh nghiệp đã dần ổn định trở lại và hiện Secoin đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó, kể cả cho tình huống xấu nhất.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động lên kịch bản ứng phó với cú sốc thuế quan. |
Ngay khi nhận được thông tin về chính sách thuế mới, bà Hương đã nhanh chóng liên hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng tại Mỹ.
“Tín hiệu tích cực là dù có phần lo lắng, phản ứng từ phía đối tác khá bình tĩnh. Họ dường như đã quen với sự bất ổn thường trực tại thị trường Mỹ. Thậm chí, một số đối tác trấn an chúng tôi rằng, những diễn biến sắp tới sẽ không tệ như dự đoán và tình hình sẽ dần tốt lên – dù khó có thể trở lại như trước”, bà chia sẻ.
Theo bà Hương, cú sốc thuế quan, dù muốn hay không, sẽ là điều mà các doanh nghiệp và cộng động phải học cách “sống chung” với nó. “Không sớm thì muộn, chúng ta phải chấp nhận rằng thuế quan sẽ là một phần trong cuộc chơi toàn cầu. Điều cần làm lúc này không phải là né tránh, mà là cách chúng ta cùng nhau chia sẻ khó khăn giữa các bên nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng”, Tổng giám đốc Secoin nói.
Bên cạnh chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế, phát triển thị trường nội địa cũng đang được Secoin đặc biệt chú trọng. Lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp chính là lợi thế "sân nhà", nơi thương hiệu đã được khẳng định và có nhiều dư địa phát triển.
“Thị trường hiện nay đang tràn ngập những luồng thông tin tiêu cực, nhưng chúng ta cần nhớ rằng: trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng”, bà Hương nhấn mạnh.
“Nếu kiên cường vượt qua được cơn bão này, tôi tin rằng mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ trở nên gắn bó và bền chặt hơn bao giờ hết”, Tổng giám đốc Secoin nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng giám đốc FiinRatings, cho biết ngay sau khi có thông tin về chính sách thuế quan mới, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn bày tỏ mong muốn tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam.
Phía FiinRatings cũng đã chủ động trao đổi với đối tác chiến lược S&P Global – đơn vị đang trong quá trình mua lại 43,4% cổ phần của FiinRatings – để tìm hiểu quan điểm của họ trước những biến động hiện tại.
“Câu trả lời chúng tôi nhận được là hoàn toàn tích cực. S&P Global khẳng định đầu tư vào Việt Nam là một chiến lược dài hạn. Ở một khía cạnh nào đó, họ cho rằng đây thậm chí còn là tín hiệu tích cực. Họ coi đây là cơ hội để góp phần thúc đẩy sự thay đổi của thị trường vốn Việt Nam”, ông Thuân chia sẻ.
Dù hoạt động trong lĩnh vực tài chính, không liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, nhưng ông Thuân cho rằng phản ứng từ S&P Global là một tín hiệu quan trọng, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng dài hạn của Việt Nam không hề bị “lung lay” trước cú sốc thuế quan lần này.
Cơ hội "tăng chất thay vì lượng" FDI
Nhìn ở góc độ rộng hơn, nhiều ý kiến lo ngại rằng cú sốc thuế quan có thể khiến các doanh nghiệp FDI trở nên dè dặt, từ đó kích hoạt một làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoài Linh, Trưởng phòng Nghiên cứu Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF), quyết định đầu tư hay mở rộng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI không đơn thuần chỉ dựa trên yếu tố thuế suất.
“Chênh lệch thuế quan chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể. Những yếu tố mang tính nền tảng như môi trường chính trị ổn định, khả năng cung ứng và chất lượng nguồn nhân lực mới là những yếu tố quyết định đến việc các tập đoàn có chọn Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào làm điểm đến dài hạn hay không”, ông Linh nhấn mạnh.
Dẫn ví dụ từ Ấn Độ - một trong những đối thủ lớn của Việt Nam trong cuộc đua thu hút FDI, ông Linh cho rằng dù có lợi thế về thuế quan song quốc gia này vẫn tồn tại nhiều rào cản.
“Đầu tiên, dù có lực lượng lao động giá rẻ song chỉ có khoảng 11% trong số đó có thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, văn hóa cũng là một thách thức khi quốc gia này sử dụng tới hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. Do đó, để một doanh nghiệp FDI làm việc với chính quyền địa phương và lực lượng lao động là không hề đơn giản. Chính ông lớn như Samsung cũng đã thử vào Ấn Độ và gặp vô số rào cản trong nỗ lực thiết lập chuỗi cung ứng tại thị trường này”, ông Linh dẫn chứng.
Chưa kể, thủ tục hành chính rườm rà cũng là một điểm yếu lớn của Ấn Độ trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Ông Linh chia sẻ một trường hợp thực tế: một chuyên gia Trung Quốc đã không thể xin được visa sang Ấn Độ để thực hiện chuyển giao công nghệ - điều vốn được xem là cơ bản trong một môi trường được cho là đang nỗ lực thu hút FDI.
![]() |
Theo ông Linh, quyết định đầu tư hay mở rộng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI không đơn thuần chỉ dựa trên yếu tố thuế quan. |
Hay như những đối thủ khác của Việt Nam là Bangladesh cũng bộc lộ nhiều hạn chế. “Ở Bangladesh lại phải đối diện với những vấn đề chính trị khó lường. Thêm vào đó, vị trí địa lý xa xôi của Bangladesh cũng là một yếu tố hạn chế, khi không nằm gần Trung Quốc - quốc gia có chuỗi cung ứng quan trọng và dồi dào bậc nhất thế giới”, ông Linh nói.
Theo đại diện VCBF, trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, chúng ta cần nhận thức rằng một môi trường có mức thuế quan cao hơn sẽ trở thành điều bình thường mới và không có gì phải lo ngại. Mặc dù khó khăn vẫn hiện hữu, nhưng cú sốc thuế quan lần này lại mở ra cơ hội để Việt Nam tập trung vào việc nâng cao chất lượng FDI thay vì chỉ chú trọng vào số lượng.
Chẳng hạn như dòng vốn FDI từ Trung Quốc chiếm phần lớn trong dòng vốn FDI vào Việt Nam nhưng thường có chất lượng không cao, đặc biệt là ở một số ngành không thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chỉ với mục đích “rửa nguồn”, né các rào cản thuế quan của Mỹ.
“Thay vì tăng về lượng, chúng ta cần chú ý tăng chất của dòng vốn FDI. Điều này cũng là mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Chất lượng FDI không chỉ thể hiện ở việc thu hút các nhà đầu tư lớn, mà còn phải hướng đến các dự án có giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ tiên tiến, và đóng góp vào việc phát triển bền vững. Khi dòng vốn FDI chất lượng cao được thu hút, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó gia tăng sức cạnh tranh và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế”, đại diện VCBF nói.
Tuy nhiên, ông Linh đặt ra vấn đề: Trong trường hợp các doanh nghiệp FDI sẵn sàng chuyển giao công nghệ, câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có đủ kỹ sư và đội ngũ nhân lực đủ năng lực để tiếp nhận và áp dụng những công nghệ tiên tiến đó hay không?
“Chất lượng lao động tại Việt Nam hiện nay vẫn cần được cải thiện. Chúng ta cần phải có một chiến lược rõ ràng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư quốc tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn đảm bảo Việt Nam có thể tham gia vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững với giá trị gia tăng lớn hơn”, ông nhấn mạnh.
Nguồn: Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, 'bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng'
Tin liên quan
Vướng lùm xùm: Nghệ sĩ Quyền Linh bị tập đoàn lớn dọa khởi kiện 16/04/2025 10:20
Cùng chuyên mục

Kỳ vọng đàm phán thuế quan tích cực, an toàn với cổ phiếu phòng thủ
Tài chính 16/04/2025 08:00

Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số
Tài chính 16/04/2025 06:00

Hai ngân hàng tư nhân dự kiến đạt mốc tài sản 1 triệu tỷ đồng trong năm nay
Kinh tế - Tài chính 15/04/2025 09:15

Kịch bản nào cho tỷ giá khi Mỹ vẫn áp thuế đối ứng 46%?
Tài chính 13/04/2025 16:00

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá
Tài chính 13/04/2025 14:00

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi
Tài chính 13/04/2025 12:00
Các tin khác

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 12/04/2025 08:00

Giá USD ngân hàng tiếp đà lao dốc, rời xa mốc 26.000 đồng
Tài chính 11/04/2025 16:30

Gia tăng áp lực từ khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay
Tài chính 10/04/2025 17:00

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 10/04/2025 06:00

Huy động hơn 65 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 3
Tài chính 09/04/2025 14:00

Đề xuất hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài
Tài chính 09/04/2025 10:05

Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Tài chính 08/04/2025 21:14

Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới
Tài chính 08/04/2025 18:00

Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"
Tài chính 08/04/2025 16:10

Việt Nam có thể mất lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến Mỹ
Tài chính 08/04/2025 12:00

Ngân hàng Việt Nam tăng hạng trong "Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu"
Tài chính 08/04/2025 06:00

Giết người chiếm đoạt tiền bồi thường: Báo động thực trạng trục lợi bảo hiểm
Kinh tế - Tài chính 07/04/2025 17:09

Ngành ngân hàng TPHCM hướng tới tháng 4 lịch sử với nhiều sự kiện ý nghĩa
Tài chính 07/04/2025 14:00

Lãi suất dự báo sẽ giảm thêm trong thời gian sắp tới
Tài chính 07/04/2025 12:00

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi
Tài chính 07/04/2025 06:00

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng
Tài chính 06/04/2025 17:00

Thương mại điện tử: 3 tháng nộp gần 35.000 tỷ tiền thuế
Kinh tế - Tài chính 06/04/2025 08:10

Ngân hàng NCB báo lãi quý I/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng rất tích cực
Tài chính 05/04/2025 11:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58