Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Sửa đổi toàn diện Luật NSNN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc quản lý, sử dụng tài chính - NSNN của quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, đồng hành cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc và thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hướng tới mục tiêu tăng cường xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu năng và hiệu quả.
Sau hơn 8 năm thực hiện, Luật NSNN năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng NSNN một cách hiệu quả, minh bạch, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với những thay đổi về kinh tế, xã hội, quốc tế, Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị |
Thực hiện phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đánh giá, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật NSNN làm cơ sở xây dựng hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi), gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đồng thời, đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến góp ý trực tiếp của một số địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã rà soát, tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ Luật NSNN (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm: Thứ nhất. đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, đồng thời tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có tính tự chủ, chủ động hơn trong việc huy động, sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, rà soát, sửa đổi các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp trong việc sử dụng ngân sách, ưu tiên bố trí nguồn lực cho những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thứ ba, tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác lập dự toán và chấp hành ngân sách. Dự thảo Luật tăng thẩm quyền cho Chính phủ trong việc quyết định điều chỉnh dự toán thu, chi của một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng không làm tăng mức vay, bội chi NSNN, tăng thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách địa phương, sau đó mới báo cáo lại cấp có thẩm quyền.
Việc xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN được sửa đổi theo hướng: bỏ quy định thứ tự ưu tiên khi phân bổ số tăng thu và các khoản dự toán chi còn lại của cấp ngân sách, đồng thời mở rộng phạm vi được sử dụng nguồn lực này (bổ sung tăng dự phòng ngân sách và các nhiệm vụ cần thiết khác chưa được bố trí dự toán ngân sách năm sau)... nhằm nâng cao hiệu quả, tính kịp thời trong giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thứ tư, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tối ưu hóa quy trình, thủ tục trong công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách, như: cắt giảm các thủ tục liên quan đến quy trình xây dựng và thông báo số kiểm tra thu, chi ngân sách hằng năm và 3 năm; quy trình xây dựng và báo cáo kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm; trình tự và yêu cầu lập dự toán chi, nhất là đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách; rút ngắn thời gian tổng hợp, lập quyết toán ngân sách.
Với ý nghĩa rất quan trọng của việc sửa đổi toàn diện Luật NSNN lần này, Hội nghị tập trung thảo luận làm sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật, đề xuất và kiến nghị các giải pháp phù hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới;
Tập trung vào những vấn đề: Phạm vi NSNN: những khái niệm, định nghĩa còn chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong thực hiện. Việc phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách. Yêu cầu, quy trình lập dự toán; thẩm quyền điều chỉnh dự toán, nhất là các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ và Ủy ban nhân dân địa phương. Trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị dự toán cấp I và đơn vị sử dụng ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách, quyết toán ngân sách; quy trình kiểm soát thanh toán, kiểm tra quyết toán của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước. Đánh giá tác động của các sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật, đặc biệt là tác động về mặt kinh tế, xã hội, pháp lý.
Nguồn: Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Cùng chuyên mục

Kỳ vọng đàm phán thuế quan tích cực, an toàn với cổ phiếu phòng thủ
Tài chính 16/04/2025 08:00

Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số
Tài chính 16/04/2025 06:00

Hai ngân hàng tư nhân dự kiến đạt mốc tài sản 1 triệu tỷ đồng trong năm nay
Kinh tế - Tài chính 15/04/2025 09:15

Kịch bản nào cho tỷ giá khi Mỹ vẫn áp thuế đối ứng 46%?
Tài chính 13/04/2025 16:00

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá
Tài chính 13/04/2025 14:00

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi
Tài chính 13/04/2025 12:00
Các tin khác

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 12/04/2025 08:00

Giá USD ngân hàng tiếp đà lao dốc, rời xa mốc 26.000 đồng
Tài chính 11/04/2025 16:30

Gia tăng áp lực từ khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay
Tài chính 10/04/2025 17:00

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 10/04/2025 06:00

Huy động hơn 65 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 3
Tài chính 09/04/2025 14:00

Đề xuất hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài
Tài chính 09/04/2025 10:05

Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Tài chính 08/04/2025 21:14

Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới
Tài chính 08/04/2025 18:00

Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"
Tài chính 08/04/2025 16:10

Việt Nam có thể mất lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến Mỹ
Tài chính 08/04/2025 12:00

Ngân hàng Việt Nam tăng hạng trong "Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu"
Tài chính 08/04/2025 06:00

Giết người chiếm đoạt tiền bồi thường: Báo động thực trạng trục lợi bảo hiểm
Kinh tế - Tài chính 07/04/2025 17:09

Ngành ngân hàng TPHCM hướng tới tháng 4 lịch sử với nhiều sự kiện ý nghĩa
Tài chính 07/04/2025 14:00

Lãi suất dự báo sẽ giảm thêm trong thời gian sắp tới
Tài chính 07/04/2025 12:00

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi
Tài chính 07/04/2025 06:00

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng
Tài chính 06/04/2025 17:00

Thương mại điện tử: 3 tháng nộp gần 35.000 tỷ tiền thuế
Kinh tế - Tài chính 06/04/2025 08:10

Ngân hàng NCB báo lãi quý I/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng rất tích cực
Tài chính 05/04/2025 11:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58