Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi
![]() |
Nguồn: Cục Thống kê (Bộ Tài chính) |
Theo số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), CPI tháng 3/2025 tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,03% so với tháng trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024, giá cả thị trường được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô bảo đảm.
Trong quý I/2025, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, đặc biệt chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ gây căng thẳng thương mại và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo đó, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát.
Trong các yếu tố làm tăng CPI quý I/2025, hai mặt hàng/nhóm mặt hàng đáng chú ý là: nhóm thịt lợn có chỉ số giá tăng 12,49% so với cùng kỳ năm trước do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp lễ, tết; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tăng 5,11% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 14,4% do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT.
TS. Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê cho rằng, để lạm phát năm 2025 được kiểm soát ở mức phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới. Từ đó, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị.
Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị nguồn hàng vào dịp lễ nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
Ngoài ra, cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế - tài chính, CPI quý I tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước phản ánh tác động cộng hưởng từ nhiều yếu tố: giá lương thực, thực phẩm tăng do chi phí đầu vào và logistics tăng; giá dịch vụ giáo dục, y tế điều chỉnh theo lộ trình; cùng với đó là hiệu ứng vòng hai từ đà tăng của giá xăng dầu và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, CPI tháng 3 đang có dấu hiệu chậm lại so với 2 tháng đầu năm. Điều này cho thấy áp lực lạm phát mặc dù hiện hữu, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nhờ chính sách tiền tệ thận trọng và các biện pháp bình ổn giá đã được triển khai kịp thời.
“Dự báo trong các quý tới, CPI sẽ tiếp tục chịu sức ép từ mặt bằng giá thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu và nguyên vật liệu nhập khẩu, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và xu hướng phục hồi cầu nội địa. Tuy vậy, nếu điều hành linh hoạt, phối hợp chính sách hiệu quả, khả năng kiểm soát lạm phát dưới mức 4,5% vẫn hoàn toàn khả thi”, ông Long nhận định.
Về các giải pháp kiểm soát đà tăng CPI trong thời gian tới, ông Long cho rằng, cần duy trì chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa. Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế là điều kiện then chốt nhằm hạn chế cầu kéo lạm phát. Bên cạnh đó, đối với nhóm hàng do Nhà nước quản lý giá (y tế, giáo dục, điện…), cần có lộ trình điều chỉnh rõ ràng, công khai, kết hợp hỗ trợ nhóm yếu thế, tránh tạo hiệu ứng lạm phát kỳ vọng lan rộng. Đồng thời, củng cố chuỗi cung ứng, giảm chi phí logistics và bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng là giải pháp căn cơ, giúp giảm áp lực chi phí đẩy - nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng giá hiện nay.
Ở khía cạnh khác, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Chứng khoán VCBS, mặc dù cầu tiêu dùng trong nước vẫn đang phục hồi tốt nhưng chưa thực sự mạnh mẽ để tạo sức ép lên lạm phát. Hơn nữa, Việt Nam luôn có khả năng tự chủ về lương thực, nguồn cung hàng hóa, dịch vụ thiết yếu luôn được bảo đảm. Đặc biệt, Chính phủ vẫn có trong tay một số công cụ và thể hiện quyết tâm ổn định mặt bằng giá như bảo đảm lộ trình điều chỉnh giá của một số mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu.
VCBS duy trì quan điểm lạm phát nằm trong mục tiêu và khả năng kiểm soát của Chính phủ. Áp lực lạm phát nếu có, có thể ghi nhận vào cuối năm và đầu năm sau, do mức nền thấp của năm trước đó. Mặt khác, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thuế 90 ngày đối với 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ góp phần ổn định tỷ giá, lãi suất và lạm phát.
Tin liên quan
Serie A tạm dừng thi đấu để tưởng niệm Giáo hoàng Francis 22/04/2025 12:49
Vàng chạm mốc 121 triệu/lượng, còn bất ổn giá còn leo cao 22/04/2025 12:39
Thủ tướng yêu cầu xử lý găm hàng, đội giá, buôn lậu vàng 22/04/2025 12:33
Cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 4/2025: Ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?
Tài chính 21/04/2025 20:19

Năm bản lề 2025: Ngân hàng và chứng khoán đẩy mạnh tái cấu trúc để bứt phá
Tài chính 21/04/2025 16:00

Bán xăng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép
Kinh tế - Tài chính 20/04/2025 13:03

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
Tài chính 19/04/2025 15:00

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ
Tài chính 18/04/2025 14:44

Tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam ghi nhận dấu hiệu tích cực
Tài chính 17/04/2025 17:00
Các tin khác

Hoan nghênh GGGI huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
Tài chính 17/04/2025 16:00

Bộ Công Thương siết kinh doanh đa cấp
Kinh tế - Tài chính 17/04/2025 10:17

Kỳ vọng đàm phán thuế quan tích cực, an toàn với cổ phiếu phòng thủ
Tài chính 16/04/2025 08:00

Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số
Tài chính 16/04/2025 06:00

Hai ngân hàng tư nhân dự kiến đạt mốc tài sản 1 triệu tỷ đồng trong năm nay
Kinh tế - Tài chính 15/04/2025 09:15

Kịch bản nào cho tỷ giá khi Mỹ vẫn áp thuế đối ứng 46%?
Tài chính 13/04/2025 16:00

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá
Tài chính 13/04/2025 14:00

Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là khả thi
Tài chính 13/04/2025 12:00

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 12/04/2025 08:00

Giá USD ngân hàng tiếp đà lao dốc, rời xa mốc 26.000 đồng
Tài chính 11/04/2025 16:30

Gia tăng áp lực từ khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay
Tài chính 10/04/2025 17:00

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 10/04/2025 06:00

Huy động hơn 65 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 3
Tài chính 09/04/2025 14:00

Đề xuất hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài
Tài chính 09/04/2025 10:05

Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Tài chính 08/04/2025 21:14

Giá USD ngân hàng tăng mạnh, lên đỉnh cao mới
Tài chính 08/04/2025 18:00

Thử thách thuế đối ứng: Không né tránh, "bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn tồn tại điểm sáng"
Tài chính 08/04/2025 16:10

Việt Nam có thể mất lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến Mỹ
Tài chính 08/04/2025 12:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58