Thời điểm thích hợp giải quyết vấn đề room tín dụng
Đầu ra của tín dụng là phái sinh đầu ra của kinh tế và diễn biến hiện nay cho thấy yếu tố này gần như ách tắc, ông có nhận định gì?
TS. Lê Xuân Nghĩa |
Nhìn trên thị trường quốc tế, lao động không bị thất nghiệp và vẫn có công ăn việc làm, có thu nhập nhưng không chi tiêu do lạm phát khiến giá hàng hóa tăng cao, bên cạnh đó là thu nhập kỳ vọng trong tương lai thấp do những bất ổn địa chính trị. Đặc biệt, người dân có xu hướng tiêu dùng mới là tiết kiệm, giản dị, chống xa hoa vì nhận thức được gánh nặng đối với môi trường do đẩy nhanh tiêu dùng. Theo đó, tình trạng tín dụng bị tắc nghẽn do lãi suất cao và cầu tiêu dùng yếu dẫn tới sản xuất yếu là vấn đề mà hầu hết các nền kinh tế phát triển đều đang trải qua.
Ở trong nước, tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Thứ nhất, xuất khẩu giảm sút mạnh dù mức giảm đã chậm lại, đặc biệt nhập khẩu giảm nhanh hơn xuất khẩu cho thấy triển vọng tăng trưởng trong trung hạn rất thấp. Thứ hai, tiêu dùng nội địa giảm từ 20%/năm xuống 10%/năm và nếu trừ lạm phát chỉ còn khoảng 7%/năm cho thấy 2023 là năm có tiêu dùng nội địa thấp nhất. Thứ ba, mặc dù đầu tư công tăng ấn tượng, FDI tăng nhẹ, nhưng quan trọng là đầu tư khu vực tư nhân suy giảm, đây là một chỉ báo cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước bị chững lại. Thứ tư, một kênh hút vốn khá lớn của nền kinh tế chiếm ít nhất 23-25% tổng lượng vốn của ngân hàng và dân cư là lĩnh vực bất động sản, bao gồm cho vay trực tiếp các dự án xây dựng nhà ở, người dân mua nhà và vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất..., nhưng kênh hút vốn này đang bị đình trệ, nhất là ở các phân khúc nhà nghỉ dưỡng, khách sạn, chung cư cao cấp và kể cả nhà ở xã hội do vướng mắc thủ tục pháp lý.
Tôi muốn nhấn mạnh đến bất động sản nhà ở giá rẻ - loại hình sản phẩm luôn có nhu cầu rất lớn nên có thể thu hút rất mạnh nguồn vốn, tạo mức độ lan tỏa mạnh cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng…, đồng thời tận dụng được lợi thế của xây dựng cơ sở hạ tầng như các tuyến cao tốc, hạ tầng đô thị mới đi kèm xu thế đô thị hóa, hay một nhánh bất động sản khác có thể thu hút vốn lớn là khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp hỗn hợp gắn với nhà ở công nhân…
Tóm lại, cả 2 tiêu chí quan trọng nhất để tín dụng có thể vào được nền kinh tế là khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo đều bị ách tắc.
Liệu còn thách thức nào đối với câu chuyện tăng trưởng tín dụng?
Một thách thức mới đang đến rất gần là liệu các dự án đã đầu tư sản xuất, xuất khẩu đến năm 2026 có đáp ứng được các yêu cầu về phát thải khí nhà kính của châu Âu, Mỹ, Canada hay không? Và nếu vốn ngân hàng chảy vào đầu tư, sản xuất - kinh doanh lúc này có thể đáp ứng tiêu chí phát thải khí nhà kính bắt đầu phổ biến trên tất cả các loại hàng hóa từ năm 2026 hay không?
Việc xóa bỏ room tín dụng cần được hiểu không phải là vấn đề gây ách tắc vốn hiện nay, mà chính là khơi thông dòng vốn cho các ngân hàng tốt, quản trị minh bạch, đầu tư vào các lĩnh vực và doanh nghiệp tốt, tạo ra hiệu quả kinh tế thực sự. |
Như vậy, các nhà sản xuất - kinh doanh cũng sẽ ngần ngại đầu tư và ngân hàng là bên cho vay sẽ còn ngần ngại hơn khi đến năm 2026, tất cả các hàng hóa của Việt Nam đều phải báo cáo phát thải khí nhà kính, nếu không sẽ không được xuất khẩu qua châu Âu. Trong trường hợp có báo cáo vượt tiêu chí phát thải của châu Âu sẽ bị đánh thuế, dù mức thuế này không cao nhưng sẽ là rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên do bởi hầu hết các hàng xuất khẩu của Việt Nam đều nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ…, mà phần lớn nguyên liệu này không có báo cáo phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, châu Âu yêu cầu cần phải có 3 cấp độ báo cáo gắn liền với nhau: Một là, phát thải trực tiếp; hai là, phát thải qua nguyên vật liệu; ba là, phát thải qua chuỗi cung ứng (vận tải, vận chuyển, phân phối…) và các báo cáo đều phải được kiểm toán.
Cho đến nay, sau một năm thực hiện Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và cụ thể hơn, theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bắt đầu từ năm 2023, khoảng 1.920 cơ sở phát thải theo danh sách chỉ định phải thực hiện kiểm kê định kỳ khí nhà kính phát thải. Thế nhưng, đến nay, mới có 19 doanh nghiệp báo cáo (tất cả đều chưa được kiểm toán), trong đó có 12 doanh nghiệp báo cáo cấp 1, 2 và 7 doanh nghiệp báo cáo cấp 3. Điều này cho thấy, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam cho một thách thức rất lớn trong thời gian tới là rất thấp và việc tắc nghẽn tín dụng như hiện nay rất có thể sẽ còn kéo dài khi thách thức này trở nên rõ ràng hơn vào năm 2026.
Nói như vậy để thấy rằng, kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng vượt qua con số 10% trong năm nay là khó khăn và thậm chí là trong cả những năm tới. Có chăng, cũng chỉ phục hồi chậm chạp mà chưa kể những bất ổn khác như nợ xấu gia tăng, thanh khoản tăng chậm… trong ngắn hạn có thể ngày càng bộc lộ khi Ngân hàng Nhà nước chấm dứt việc hoãn nợ, giãn nợ và tạm thời không cho chuyển nhóm nợ… Theo đó, một nguồn vốn tín dụng cũ bị kẹt lại trong giao thương không quay trở lại ngân hàng và trong trường hợp này, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, vốn khả dụng của các ngân hàng sẽ giảm, dẫn đến rủi ro cho vay mới cao hơn và khả năng lãi suất tăng trở lại có thể diễn ra trong một vài năm tới.
Room tín dụng đang là công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam |
Năm 2024, với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô quyết liệt nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%, theo ông, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cần là bao nhiêu?
Để đạt được GDP 6% đòi hỏi phải có tốc độ tăng trưởng tín dụng bền vững, tối thiểu là gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế, nghĩa là khoảng 12-14%. Điều này phụ thuộc rất lớn vào đầu tư khu vực tư nhân nội địa phải được phục hồi nhanh chóng, kể cả trong công nghiệp chế biến - chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, cần chú ý đến sức thu hút vốn mạnh mẽ của bất động sản phân khúc nhà ở giá rẻ, mà nguyên nhân gây ách tắc dòng vốn vào phân khúc này đã được chỉ rõ: 70% do thủ tục hành chính, pháp lý; 25% do tín dụng ngân hàng nhưng cũng gắn với thủ tục pháp lý và 5% là rủi ro còn lại.
Như vậy, nhiệm vụ khơi thông dòng chảy tài chính của nền kinh tế trong những năm tới chủ yếu là do thủ tục hành chính, pháp lý và một phần cũng được quyết định bởi ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, vốn ngân hàng cũng có ý nghĩa quyết định vì giúp các doanh nghiệp có thể hoàn tất được các dự án tốt, nhất là dự án nhà ở để đưa ra thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp kẹt tín dụng nên không có tiền để đền bù giải phóng mặt bằng, đóng thuế đất… cho nên vai trò tín dụng trên thực tế không phải là nhỏ.
Một vấn đề khác là thị trường trái phiếu doanh nghiệp - có mối liên kết chặt chẽ với thị trường bất động sản - cũng đang trong tình trạng ách tắc là một trở ngại cho lĩnh vực địa ốc nói chung và dòng chảy vốn trung, dài hạn nói riêng. Theo tính toán, số lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 có thể lên tới xấp xỉ 150.000 tỷ đồng, thậm chí không ít chuyên gia cho rằng con số thực tế còn cao hơn, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm tỷ trọng lớn.
Đáng chú ý, lực lượng môi giới từ các sàn bất động sản giải thể lên tới khoảng 80%, trong 20% còn lại thì quá nửa phải đi làm thêm việc khác để có thể bám trụ lại với nghề. Điều này cũng dẫn đến các dự án mới chào bán không tìm được sàn để phân phối, buộc phải huy động nhân lực có trình độ thấp, chưa được cấp phép…, gây thêm bất ổn cho thị trường. Một thị trường tài sản bị mất hợp phần trung gian như môi giới, sàn giao dịch là điều rất đáng lo ngại cho thấy khả năng phục hồi sẽ chậm.
Trong một cuộc họp gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết “sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không”, quan điểm của ông về vấn đề này?
Có thể nói một trong những điểm yếu của chính sách tiền tệ từ năm 2011 đến nay là room tín dụng. Do đó, theo tôi, hiện là thời điểm thích hợp giải quyết vấn đề này bởi 3 lý do sau:
Thứ nhất, ngân hàng vận hành theo niềm tin của khách hàng. Do đó, đây là cơ hội cho những ngân hàng tốt được thị trường tin cậy phát triển mạnh mẽ, trong đó lực lượng nòng cốt là 4 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.
Thứ hai, gây sức ép buộc cơ quan quản lý không kiểm soát tín dụng bằng biện pháp hành chính như room tín dụng, sàn lãi suất…, mà chuyển sang kiểm soát tín dụng và chính sách tiền tệ bằng các chỉ tiêu an toàn hệ thống như hệ số thanh khoản với tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)… và quan trọng nhất là tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) hay hiểu một cách đơn giản, CAR là hệ số ràng buộc khả năng được phép mở rộng tín dụng dựa trên cơ sở vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định hoặc nói cách khác, ngân hàng không tăng vốn chủ sở hữu sẽ không được tăng tín dụng.
Đây là các công cụ hữu hiệu nhất đang được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới, có thể ngăn ngừa được tình trạng “phá rào” tín dụng, trong khi vẫn duy trì các hệ số an toàn như cũ, chẳng hạn hệ số an toàn tối thiểu. Đây cũng là điều kiện để Việt Nam tiến dần đến một hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường, minh bạch, công khai, dự báo được - là một trong những hạn chế khiến các nước phát triển chưa thừa nhận Việt Nam đã hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, mặc dù chúng ta rất tích cực vận động.
Tuy nhiên, việc xóa bỏ room tín dụng cần được hiểu không phải là vấn đề gây ách tắc vốn hiện nay, mà chính là khơi thông dòng vốn cho các ngân hàng tốt, quản trị minh bạch, đầu tư vào các lĩnh vực và doanh nghiệp tốt, tạo ra hiệu quả kinh tế thực sự. Đồng thời, góp phần kiểm soát tốt việc cho vay người có liên quan thông qua các chỉ tiêu bắt buộc như chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu. Ngoài ra, với những ngân hàng yếu kém, giám sát đặc biệt và kiểm soát sớm, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các chỉ tiêu an toàn khác.
Thứ ba, hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống tín dụng có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người gửi tiền và rủi ro quốc gia, cần được thanh tra, giám sát mạnh mẽ hơn cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như công nghệ và phương tiện giám sát. Ở một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Mỹ…, những ngân hàng quan trọng còn được ngân hàng trung ương cử hàng chục cán bộ “nằm vùng” và giám sát tại chỗ nhằm đảm bảo những ngân hàng này không xảy ra bất cứ rủi ro nào mà không được phát hiện sớm.
Tôi hy vọng rằng, vấn đề tăng trưởng tín dụng sẽ được nhìn nhận một cách thực tế và hiệu quả, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường tín dụng lành mạnh, loại bỏ những hiện tượng như SCB đã diễn ra thời gian qua.
Tin liên quan
Đất ngoại thành Quốc Oai trúng đấu giá cao nhất 54 triệu đồng/m2 15/10/2024 06:00
Quảng Trị có gì để phát triển kinh tế đêm? 14/10/2024 17:15
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp 14/10/2024 16:00
Cùng chuyên mục
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 17:00
Các tin khác
Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 13:00
"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 14:00
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 10:14
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 11:36
Đã đến lúc người Việt cần quan tâm đến kế hoạch hưu trí của mình
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 06:00
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Góc nhìn chuyên gia 21/09/2024 12:00
“Bước lùi” của McDonald’s tại Việt Nam?
Góc nhìn chuyên gia 20/09/2024 14:00
Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải
Góc nhìn chuyên gia 15/09/2024 13:51
Trạm sạc nhượng quyền: Cánh cửa kinh doanh “một vốn nhiều lời” rộng mở dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Góc nhìn chuyên gia 13/09/2024 17:00
3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh
Góc nhìn chuyên gia 12/09/2024 16:18
Nguồn nhân lực hạnh phúc
Góc nhìn chuyên gia 12/09/2024 08:00
Doanh nghiệp “ứng phó” với tấn công mạng
Góc nhìn chuyên gia 07/09/2024 11:00
Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt
Góc nhìn chuyên gia 04/09/2024 05:00
Bảo đảm tính thống nhất về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Góc nhìn chuyên gia 03/09/2024 12:00
Hé lộ những "tay chơi" trong cuộc đua khoáng sản ở châu Phi
Góc nhìn chuyên gia 02/09/2024 18:00
Đòn bẩy cho sức phát triển thời kỳ mới
Góc nhìn chuyên gia 27/08/2024 15:28
Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn
Góc nhìn chuyên gia 24/08/2024 18:15
Tạo động lực thu hút đầu tư ngành điện
Góc nhìn chuyên gia 22/08/2024 13:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00