Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Đắk Nông có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp khá lớn, nhưng trong số 112 mỏ vật liệu đất đắp được đưa vào quy hoạch khai thác phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh, hiện mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác, khối lượng 22.645 m3 phục vụ san lấp công trình Quảng trường Trung tâm TP. Gia Nghĩa. Đắk Nông đang lập thủ tục đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 31,7 triệu m3.
Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục
Quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định 112 mỏ đất san lấp với diện tích 1.053,57 ha, tổng trữ lượng trên 79 triệu m3. Ảnh: Lê Phước

Nhiều dự án thi công cầm chừng vì thiếu đất đắp

Dự án Quảng trường Trung tâm TP. Gia Nghĩa có tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng, là công trình trọng điểm của tỉnh Đắk Nông, được khởi công từ cuối năm 2022, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông (BQLDA) làm chủ đầu tư, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) là nhà thầu thi công gói thầu xây lắp. Theo tiến độ hợp đồng, công trình được hoàn thành cuối năm 2023 nhưng đến nay vẫn dang dở và thi công cầm chừng do thiếu đất đắp.

Số liệu thiết kế cho thấy, toàn Dự án cần khoảng 360.000 m3 đất để san lấp mặt bằng, trong đó, đất tự điều phối trong nội bộ công trình là 60.000 m3, còn lại lấy từ các dự án khác đang thi công trên địa bàn Tỉnh. Đại diện Chủ đầu tư cho biết, từ khi khởi công đến nay, vật liệu đất đắp mới đáp ứng được 90.000 m3, còn thiếu khoảng 270.000 m3 nên tiến độ thi công cầm chừng, chờ hoàn tất thủ tục cấp phép mỏ đất đắp mới cung ứng cho Dự án.

Cũng trên địa bàn TP. Gia Nghĩa, Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Lê Thánh Tông đang thiếu khoảng 15.000 m3 đất đắp. Bí nguồn vật liệu trong khi tiến độ thi công vẫn phải đảm bảo, nhà thầu là Công ty TNHH MTV Thịnh Thành Đắk Nông đã khai thác “lậu” khoảng 50.000 m3 đất để phục vụ Dự án. Hành vi này đã bị UBND TP. Gia Nghĩa chỉ đạo xử lý. Hệ lụy là Dự án bị ngừng thi công gần 1 năm nay.

Dù mới khởi công trong tháng 4/2024, nhưng Dự án Đường Lê Duẩn nối đường Võ Văn Kiệt (TP. Gia Nghĩa) có nguy cơ “dậm chân tại chỗ” do không có đất đắp. Một loạt dự án khác do Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất TP. Gia Nghĩa làm chủ đầu tư cũng trong tình cảnh tương tự như: Dự án Khu tái định cư Thủy điện Đắk R’tih (kênh phụ trợ số 8), Dự án Đường bờ Tây hồ trung tâm, Dự án Đường bờ Đông hồ trung tâm…

Rút ngắn thời gian, gỡ vướng thủ tục

Trong quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Tỉnh đã xác định có 112 mỏ đất san lấp. Diện tích các mỏ quy hoạch là 1.053,57 ha với tổng trữ lượng trên 79 triệu m3. Trong số này, có 51 mỏ vướng quy hoạch bô xít, 61 mỏ nằm ngoài quy hoạch. Đối với 61 mỏ nằm ngoài quy hoạch bô xít, địa phương đang rà soát tiến hành đấu giá cấp quyền khai thác, nhưng tiến độ đấu giá chậm do vướng nhiều thủ tục.

Đối với 51 mỏ vật liệu thông thường vướng quy hoạch bô xít, tại Quyết định số 333/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh nơi có khoáng sản lập đề án triển khai khoanh định chính xác tọa độ khép góc các khu vực sẽ cấp phép để giảm thiểu diện tích chiếm đất bị ảnh hưởng của các dự án khai thác mỏ. Địa phương được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác trên phần diện tích không có khoáng sản được loại bỏ trên cùng một khu vực đã quy hoạch.

Tại Đắk Nông, hiện Cục Địa chất Việt Nam đã trình Bộ TN&MT đề xuất thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tài nguyên, trữ lượng quặng bô xít trong phạm vi các dự án thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đầu tháng 5/2024, UBND tỉnh Đắk Nông đã có công văn gửi Bộ TN&MT đề nghị cung cấp tọa độ, ranh giới 37 dự án đầu tư công nằm trong vùng quy hoạch bô xít của Tỉnh. Đây đều là những dự án cấp thiết đề nghị có chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Hiện tại, Cục Địa chất đã tham mưu với Bộ TN&MT cho triển khai nhiệm vụ “tổng hợp tài nguyên, trữ lượng quặng bô xít trong phạm vi các dự án thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông”.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm thủ tục để đưa ra đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn 8 huyện, thành phố. Các mỏ này có tổng trữ lượng tài nguyên dự báo là hơn 31,7 triệu m3. Trong đó, mỏ đất ở huyện Cư Jút có trữ lượng lớn nhất với gần 13 triệu m3, Đắk Mil có tổng trữ lượng hơn 7 triệu m3 và Krông Nô có tổng trữ lượng trên 6,7 triệu m3… Các huyện, thành phố phía Nam của tỉnh Đắk Nông có số lượng, diện tích, trữ lượng các mỏ được đấu giá thấp hơn. Trong đó, hai địa phương có trữ lượng mỏ thấp nhất là TP. Gia Nghĩa và huyện Đắk Song (mỗi địa phương chỉ có hơn 0,3 triệu m3).

Theo Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông, vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, bởi các thủ tục cấp phép sau đấu giá cũng phải lập hồ sơ như khai thác vàng, titan, than, bô xít nên thời gian kéo dài. Một số tổ chức, cá nhân không lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mà thực hiện hành vi khai thác trái phép, làm thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhất là đối với cát sỏi lòng sông, đất san lấp. Vướng mắc tiếp theo là nhà thầu tư vấn thực hiện quy hoạch Tỉnh vẫn chưa hoàn thiện bản đồ về diện tích, vị trí các mỏ đất san lấp trình cấp thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để Sở TN&MT thực hiện trình tự thủ tục cấp phép theo quy định khi nhà đầu tư trúng đấu giá.

Theo Sở TN&MT, trong trường hợp thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục từ cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng, cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản thì phải mất 6 - 9 tháng, thậm chí đến 2 năm. “Nếu không tính thời gian đấu giá, Sở TN&MT sẽ nỗ lực rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để cấp phép xuống còn khoảng 154 ngày làm việc. Để rút ngắn thời gian thì đơn vị có nhu cầu phải tích cực thực hiện các hồ sơ theo hướng dẫn. Các sở, ngành cần chung tay, góp sức thì tiến độ mới được đẩy nhanh. Nếu tất cả các điều kiện đều lý tưởng, ít nhất đến đầu hoặc giữa năm 2025, các mỏ đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mới có thể đi vào khai thác”, lãnh đạo Sở TN&MT Đắk Nông cho hay.

Nguồn: Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Hà Minh
baodauthau.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Những năm qua, huyện Mường Ảng đã xác định việc trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp để góp phần bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Bằng việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ người dân, thu hút doanh nghiệp trồng rừng, nhất là trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ khai thác, do nhiều yếu tố, rừng sản xuất chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, người dân không mặn mà với việc trồng mới rừng, mong muốn chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế.
Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Yên Bái: Năm học mới, quyết tâm mới

Hòa chung niềm vui của học sinh và các thầy cô trong cả nước, hôm nay - 5/9, hơn 235.600 học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bước vào năm học mới 2024 - 2025 trong niềm hân hoan, náo nức. Với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”, ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái tiếp tục kỳ vọng một năm học mới với nhiều thành tích mới, nổi bật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người” trong tình hình mới.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 34 lô đất tại khu dân cư, dự kiến thu về hơn 52 tỷ đồng

Ngày 14/9, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Nam Định và UBND huyện Xuân Trường sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (đợt 2).
Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Yên Bái: Làm giàu trên đảo hồ Thác Bà

Xấp xỉ 70 tuổi nhưng vợ chồng ông Đào Văn Minh ở tổ 13, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình vẫn là tấm gương sáng trong lao động sản xuất. Vợ chồng ông đang sở hữu mô hình VAC, trong đó có gần 20 ha đồi rừng trên đảo hồ Thác Bà.
Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca

Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), sáng 2/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phối hợp với Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức Triển lãm và ra mắt Sách ảnh “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca”.
Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 84 vạn người với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,3%.

Các tin khác

Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Yên Bái: Đổi thay trên quê hương cách mạng Đại Lịch

Trong không khí những ngày thu cách mạng, chúng tôi về thăm xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn - mảnh đất ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với trận đánh đèo Din gắn liền tên tuổi của anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ. Truyền thống đấu tranh giữ nước đã hun đúc người dân xã Đại Lịch tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương ấm no, đổi mới.
Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Điện Biên: Nghề nuôi tằm ăn sắn ở Mường Đun

Bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Với khí hậu mát mẻ, tại bản Hột ngoài công việc đồng áng, nương rẫy người dân còn phát triển thêm nghề phụ nuôi tằm, đem lại nguồn thu ổn định phát triển kinh tế hộ gia đình.
Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên: Tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, bắt đầu từ ngày 31/8, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ triển khai nhiều nội dung mới, thay đổi lớn về công nghệ mang đến sự hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm cho du khách tới tham quan.
Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Yên Bái: Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú kín phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày nên thời điểm này lượng du khách đến Mù Cang Chải để trải nghiệm và khám phá mùa vàng tăng cao. Nhiều homestay, nhà nghỉ trên địa bàn huyện đã kín phòng.
Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Yên Bái: “Ánh sáng” từ đôi tay

Dưới sự giúp đỡ, chỉ dẫn của Hội Người mù tỉnh Yên Bái và hơn hết là nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, không sợ hãi, đầu hàng trước nghịch cảnh khi phải sống chung với bóng tối, những người khiếm thị Yên Bái đã biến đôi bàn tay thành “đôi mắt sáng” để từng bước vượt qua sự tăm tối của số phận, tìm được ánh sáng riêng cho cuộc đời mình.
Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Điện Biên: Giải pháp canh tác lúa thông minh tại tỉnh

Sáng nay (29/8), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần NetZero Carbon Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp canh tác lúa thông minh, giảm khí thải nhà kính và đạt hiệu quả kinh tế cao tại Điện Biên”.
Hà Nội: Tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông

Hà Nội: Tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông

Quận Hà Đông tạm dừng đấu giá 27 thửa đất trên địa bàn tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội có mức giá khởi điểm từ 22,9 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Đẩy nhanh tiến độ, sớm khởi công các dự án trên di tích Đồi E2, Him Lam

Điện Biên: Đẩy nhanh tiến độ, sớm khởi công các dự án trên di tích Đồi E2, Him Lam

Sáng ngày 27/8, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tiến độ triển khai thực hiện một số dự án, hoạt động quan trọng thuộc lĩnh vực văn hóa, di tích lịch sử
Yên Bái: Sắp ra mắt sản phẩm Du lịch xanh thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên)

Yên Bái: Sắp ra mắt sản phẩm Du lịch xanh thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên)

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối 31/8, tại Quần thể Ruộng bậc thang Khe Táu, UBND xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên,Yên Bái sẽ ra mắt sản phẩm du lịch xanh thôn Khe Táu với chủ đề “Khe Táu – Đêm hội ngàn sao”.
Yên Bái: Tổ chức Samaritan""s Purse (Hoa Kỳ) triển khai dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”

Yên Bái: Tổ chức Samaritan""s Purse (Hoa Kỳ) triển khai dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”

Trong các ngày từ 22 - 24/8, đoàn công tác của Tổ chức Samaritan's Purse (Hoà Kỳ) do ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái để triển khai hoạt động Dự án “Cộng đồng phát triển bền vững”, giai đoạn 2024 – 2025.
Chuẩn bị tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường

Chuẩn bị tổ chức đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu 126.000 tấn đường

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các công tác cần thiết để tổ chức việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường trong năm 2024.
Điện Biên trên đường phát triển

Điện Biên trên đường phát triển

Là tỉnh miền núi, biên giới điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã nêu cao truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng Điện Biên ngày càng giàu đẹp. Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, đến nay, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành tỉnh trung bình khá khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Điện Biên: Lễ trưởng thành đàn ông dân tộc Dao

Điện Biên: Lễ trưởng thành đàn ông dân tộc Dao

Lễ trưởng thành hay còn gọi là lễ Tủ Cải, lễ Cấp sắc là một phong tục truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao. Đây được coi là dấu mốc trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
Điện Biên: Trồng hoa anh đào trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Điện Biên: Trồng hoa anh đào trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ

Sáng nay (24/8), trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trồng cây xanh kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9.
Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Giải leo núi “Bước chân trên mây” tại Yên Bái được biết đến là sân chơi khám phá trải nghiệm hành trình chinh phục vượt qua giới hạn bản thân dành cho báo giới. Tiếp nối thành công mùa giải đầu tiên năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm nay được tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp có sự đồng hành, phối hợp của Báo Pháp luật Việt Nam, UBND huyện Trạm Tấu, Công ty Thương mại và Du lịch Hưng Việt hứa hẹn mang đến cho trên 100 nhà báo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương những trải nghiệm khó quên trong hành trìnhchinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân.
Điện Biên: Tủa Chùa xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025

Điện Biên: Tủa Chùa xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025

Tại hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tổ chức chiều 23/8, huyện Tủa Chùa đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và khắc phục những hạn chế, tồn tại của năm học trước.
Yên Bái tuyên dương 45 cá nhân học sinh, sinh viên, nhà giáo trẻ tiêu biểu

Yên Bái tuyên dương 45 cá nhân học sinh, sinh viên, nhà giáo trẻ tiêu biểu

Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Yên Bái có 5 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt”, 1 học sinh đạt danh hiệu "Học sinh 3 rèn luyện”, 138 học sinh đạt danh hiệu "Học sinh 3 tốt”, 6 giáo viên trẻ đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp tỉnh.
Điện Biên: Đánh thức di sản văn hóa

Điện Biên: Đánh thức di sản văn hóa

Với cộng đồng 19 dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Điện Biên có 20 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó nghệ thuật xòe Thái và then Tày, Nùng, Thái là 02 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Toàn tỉnh có 33 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh được công nhận, xếp hạng; quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ là di tích cấp quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra tỉnh có 37 lễ hội truyền thống, 41 nghệ nhân ưu tú - những người am hiểu và gìn giữ, trao truyền giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động