Xuất khẩu rau quả có thể giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm
Trong 10 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt 6,4 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 5,7 tỷ USD của cả năm 2023, trong đó sầu riêng là mặt hàng đóng góp lớn nhất. Tuy nhiên, sang tháng 11, 12 kim ngạch có thể giảm mạnh xuống khoảng 400 - 500 triệu USD/tháng do sầu riêng qua chính vụ.
Sầu riêng giúp xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, 9 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; nhập khẩu 32,42 tỷ USD, tăng 7,5%. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2%.
Với mặt hàng rau quả, xuất khẩu tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do xuất khẩu quả sầu riêng tăng cao. Cụ thể, trong 9 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% (tương ứng tăng 1,43 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 2,66 tỷ USD, tăng 63,7%, tương ứng tăng 1,04 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu quả thanh long chỉ đạt 375 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng tiếp tục là mặt hàng đóng góp lớn nhất, mang về hơn 3 tỷ USD trong 10 tháng, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm khác như chuối, xoài, thanh long và hàng chế biến cũng góp phần quan trọng.
Về thị trường xuất khẩu, hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc với 3,79 tỷ USD, tăng 37,8% (tương ứng tăng 1,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 67% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Thái Lan vượt Mỹ, trở thành thị trường lớn thứ hai với 202 triệu USD, tăng 87%. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng hai chữ số.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ. Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức tỷ USD nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này. Dù chính vụ kết thúc vào tháng 10, Việt Nam vẫn có hàng trái vụ, giúp dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD - một con số hiếm loại trái cây nào đạt được.
Ngoài sầu riêng, các loại trái cây khác cũng hưởng lợi khi bước vào mùa đông - thời điểm nhiều quốc gia gặp khó khăn trong thu hoạch, còn Việt Nam vẫn giữ được điều kiện thuận lợi. Lợi thế kết nối đường bộ, biển và đường sắt với Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Ông Nguyên dự đoán với kết quả tích cực này, xuất khẩu rau quả năm nay có thể vượt mọi dự báo và cán mốc 7,5 tỷ USD - một kỷ lục mới.
Việt Nam cũng đang có nhiều thuận lợi tại thị trường Trung Quốc. Tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang nước này, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt. Tại hội chợ cuối tháng 9 ở Trung Quốc, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu từ 30-50 container, thậm chí có đơn vị đạt thỏa thuận cung cấp 1.500 container. Đây là tín hiệu tích cực cho tương lai ngành dừa Việt tại thị trường đông dân này.
Tại Mỹ, các loại nông sản Việt Nam ngày càng được ưa chuộng, nhất là dừa, chanh dây và nhiều trái cây khác, hứa hẹn sẽ tiếp tục được quảng bá mạnh mẽ ở thị trường này.
Cũng theo dự báo của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo sang tháng 11, 12 kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể giảm mạnh xuống khoảng 400 - 500 triệu USD/tháng do sầu riêng qua chính vụ và chỉ còn ít hàng trái vụ ở khu vực miền Tây.
Cần đa dạng hoá thị trường, trách phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc
Mặc dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực, tiến dần đến mốc kim ngạch cao nhất từ trước đến nay, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn và việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường đang đặt ra những thách thức lớn.
Ông Nguyên cho rằng hàng Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc. Điển hình như mặt hàng sầu riêng, Việt Nam đang phải chạy đua thị phần với Thái Lan. Hay với mặt hàng chuối, đối thủ của Việt Nam là Indonesia, Ecuador,..
Thậm chí, hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc. Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nhiều loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phía Trung Quốc cũng đang tự phát triển diện tích khá nhanh. Sau 10 năm, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã vượt Việt Nam.
Đối với trái sầu riêng, Trung Quốc đang thử nghiệm trồng 2.700 ha tại đảo Hải Nam và tìm cách tự chủ nguồn cung từ các nơi có khí hậu thuận lợi. Do đó, ngành hàng rau quả cần phải tạo ra và mang đến những giá trị thực sự của trái cây Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc.
Chất lượng sản phẩm, hương vị đặc trưng và sự an toàn vệ sinh thực phẩm chính là những giá trị cốt lõi cần tập trung phát triển và duy trì. Khi người tiêu dùng Trung Quốc nhận thức được những giá trị này, họ sẽ trở thành những khách hàng bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành trái cây Việt Nam.
Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng tới 67% trong số các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 9, tỷ trọng này lên tới 78%. Cục Xuất nhập khẩu nhận định điều này cho thấy, ngành hàng rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu truyền thống Trung Quốc.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết hiện nay đang có nhiều khó khăn liên quan đến chiến tranh ở Trung Đông, xung đột tại kênh đào Panama, Suez, làm cước tàu tăng cao… Do đó, thị trường Trung Quốc là điểm an toàn để xuất khẩu, nhờ logistics thuận lợi.
"Như Thái Lan, mức độ phụ thuộc lên tới 80%, còn Việt Nam mới 67%. Cuối năm nay, mức độ phụ thuộc vào thị trường có thể lên 70% và nếu có lên 80% thì cũng không có gì lạ", vị này cho hay.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm ngành rau quả đang có kế hoạch đa dạng hoá thị trường. Thay vì tập trung ở những thị trường xa như EU, Mỹ, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các thị trường châu Á có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
"Đây là khu vực mà những nước khác cũng muốn nhắm đến. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong lõi của khu vực châu Á thì tại sao lại để các nước khác chiếm được thị phần?", ông Nguyên nói.
Nguồn: Xuất khẩu rau quả có thể giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm
Tin liên quan
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024 30/10/2024 14:58
Cùng chuyên mục
Xuất khẩu rau quả có thể giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm
Thị trường 30/10/2024 11:00
Các tin khác
Dùng AI để xử lý trốn thuế trên sàn thương mại điện tử
Thị trường 29/10/2024 15:00
Thanh toán số Trung Quốc bùng nổ, rủi ro nào tiềm ẩn?
Thị trường 29/10/2024 09:00
Bóng tối trốn thuế đằng sau sự bùng nổ thương mại điện tử
Kinh tế - Tài chính 28/10/2024 15:03
Giá vàng neo cao, nhiều người vẫn đổ xô mua vàng nhẫn
Kinh tế - Tài chính 28/10/2024 13:29
"Cơn lốc" hàng giá rẻ nước ngoài đe dọa DN nội
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 09:00
Cơn sốt khui ‘hộp mù’: Thú vui tốn kém mới của giới trẻ
Kinh tế - Tài chính 26/10/2024 14:35
Temu vội vã đăng ký với Bộ Công Thương sau khi bị phát hiện hoạt động "chui"
Thị trường 25/10/2024 13:00
Giá xăng giảm nhẹ từ chiều ngày 24/10
Kinh tế - Tài chính 24/10/2024 16:23
Sàn Temu bán hàng giá quá rẻ, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng ‘giật mình’
Thị trường 24/10/2024 13:00
Người Việt chi 9,5 tỷ USD mua sắm trực tuyến trong 9 tháng
Kinh tế - Tài chính 23/10/2024 17:20
Bắc Giang: Thu lãi lớn từ xuất khẩu vải
Thị trường 22/10/2024 11:00
Giá vàng nhẫn cao chưa từng thấy, vàng miếng SJC phá mốc 88 triệu đồng/lượng
Kinh tế - Tài chính 21/10/2024 16:01
Giá điện tăng có thể gây tăng giá nhiều mặt hàng
Kinh tế - Tài chính 19/10/2024 16:02
Giá xăng quay đầu giảm sau khi tăng mạnh ở phiên điều hành trước
Kinh tế - Tài chính 17/10/2024 16:16
Cứ mỗi phút, người Việt mua hơn 5 xe máy mới
Kinh tế - Tài chính 17/10/2024 11:25
Hàng Trung Quốc giá rẻ bán online: Làn sóng mới đổ về Việt Nam
Thị trường 07/10/2024 08:00
Hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
Thị trường 04/10/2024 18:10
Giá vàng chạm đỉnh 84 triệu/lượng: Đầu cơ chùn tay, đà tăng chững lại
Kinh tế - Tài chính 03/10/2024 11:02
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00