Hàng Việt đối mặt “cơn bão giá rẻ” xuyên biên giới
Điểm nổi bật của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam gần đây là hàng hóa có giá rẻ, sản phẩm đa dạng, thời gian giao hàng rất nhanh. Ảnh: Nhã Chi |
Áp lực cạnh tranh
Gần đây, Temu - sàn TMĐT xuyên biên giới giá rẻ của Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trước đó, từ tháng 8/2024, Taobao - nền tảng TMĐT của Alibaba (Trung Quốc) cũng cho ra mắt chương trình giao hàng quốc tế miễn phí với sản phẩm thời trang áp dụng cho người dùng tại Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… Nền tảng này chưa hỗ trợ tiếng Việt, song đã cho phép vận chuyển đến địa chỉ người dùng Việt Nam…
Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Khoa học dữ liệu (Metric) cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng qua 5 sàn TMĐT lớn nhất đạt 227.700 tỷ đồng, sản lượng đạt 2.430 triệu sản phẩm, tăng lần lượt 37,66% và 49,8% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng quý III/2024, doanh số là 84.750 tỷ đồng, tăng 18,15% so với quý trước.
Theo ông Tuấn, sự đổ bộ của các nền tảng bán hàng xuyên biên giới vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến DN trong nước, từ DN sản xuất tới phân phối chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Hiện phí ship cho một đơn hàng từ TP.HCM ra Hà Nội khoảng 20.000 - 30.000 đồng, nhưng Temu giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam gần như không mất phí ship hoặc với mức chi phí rất thấp. Dữ liệu của Metric cho thấy, điểm nổi bật của các sàn TMĐT xuyên biên giới vào Việt Nam gần đây là hàng hóa có giá rẻ nhờ chi phí vận chuyển thấp, sản phẩm đa dạng, thời gian giao hàng rất nhanh.
Ông Lê Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Kho vận Việt Nam cho rằng, sự xuất hiện của Temu cũng như một số sàn TMĐT gần đây đã gây ra nhiều lo lắng, nhưng đây không phải là diễn biến bất ngờ, bởi thực tế vấn đề này đã được cảnh báo từ lâu.
Đề cập về lợi thế của các sàn TMĐT xuyên biên giới, ông Minh cho rằng, trước hết là giá thành rất rẻ do DN sản xuất với số lượng lớn. Temu nhập hàng từ nhà sản xuất, bỏ qua tối đa các khâu trung gian, tiết giảm chi phí nhờ tổ chức tốt khâu logistics và có số lượng đơn hàng lớn. Hơn nữa, các nhà sản xuất làm chủ được nguồn nguyên liệu, không mất chi phí nhập khẩu đầu vào, giúp giá thành sản phẩm rẻ hơn…
Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, hiện chi phí logistics của Việt Nam đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, chiếm tới 16,8 - 17% GDP, trong khi trung bình toàn cầu chỉ là 10,6%. Điều này khiến DN Việt khó cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Đổi mới tư duy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt
Gợi mở giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước trước “cơn bão” hàng giá rẻ từ các sàn TMĐT xuyên biên giới, ông Lê Minh cho rằng, cơ quan quản lý cần đưa ra “hàng rào kỹ thuật” để kiểm soát chất lượng hàng hóa nước ngoài đưa vào Việt Nam. Đồng thời, đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa dưới 1 triệu đồng nhập qua các sàn TMĐT, bởi hiện nay hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và VAT.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần đổi mới hơn nữa tư duy quản lý nhằm tạo thuận lợi cho DN yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. “Nhiều DN logistics Việt Nam muốn muốn thuê đất để làm kho bãi, mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng gặp khó khăn về thủ tục. Nếu DN nào lớn nhanh thì lại thường xuyên bị kiểm tra…”, chuyên gia cho biết.
Đồng quan điểm, đại diện Metric cho rằng, cần có quy định rõ ràng về khai báo, thuế, chăm sóc khách hàng, thông tin xuất xứ hàng hóa, DN sản xuất/phân phối…, bởi hiện nhìn vào gian hàng của các sàn TMĐT xuyên biên giới, không biết đó là hàng hóa của DN nào, có uy tín hay không…
Với các DN nội, để trụ lại trên thương trường cần nâng cao năng lực quản trị, tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyển dịch số, chuyển dịch xanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Về phía cơ quan chức năng, ngày 26/10, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý TMĐT nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới; chủ động yêu cầu sàn TMĐT tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam… Đơn vị quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
Tin liên quan
Năng lượng tích cực lan tỏa tới cộng đồng 04/11/2024 20:43
Cùng chuyên mục
Tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế
Kinh tế 05/11/2024 09:00
NHNN cần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế
Tài chính 05/11/2024 08:00
Hàng Việt đối mặt “cơn bão giá rẻ” xuyên biên giới
Kinh tế - Tài chính 05/11/2024 07:00
Các tin khác
Cách thức xử lý điểm nghẽn trên thị trường vàng
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 18:15
Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mạnh mẽ ngành ngân hàng
Tài chính 04/11/2024 15:00
Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh sâu không còn nhiều
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 14:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Kinh tế 04/11/2024 13:00
Làm thế nào để châu Á duy trì vai trò động lực tăng trưởng toàn cầu?
Kinh tế - Tài chính 04/11/2024 12:00
Các doanh nghiệp dầu khí hào hứng với giai đoạn phát triển mới
Kinh tế 04/11/2024 10:31
FED giảm lãi suất, kích hoạt dòng vốn mới vào Việt Nam
Tài chính 04/11/2024 10:00
Lãi suất còn để ngỏ
Tài chính 03/11/2024 14:50
Ngân hàng mạnh tay trích dự phòng rủi ro
Kinh tế - Tài chính 03/11/2024 14:21
Giá vàng tuần tới: Tác động kép từ FED và bầu cử Tổng thống Mỹ
Kinh tế 03/11/2024 10:01
Eximbank tiến tới cột mốc đột phá về công nghệ
Kinh tế 03/11/2024 09:23
“Cú sốc” với kinh tế thế giới
Kinh tế 03/11/2024 09:00
Tiền tệ, tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp và các nhóm ngành
Tài chính 02/11/2024 16:00
Giá vàng nhẫn và vàng miếng đều giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:47
Bộ Công Thương cảnh báo người dùng tuyệt đối không mua sắm trên Temu
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 11:41
Sản lượng sản xuất tăng trưởng trở lại trong tháng 10
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 08:00
Tín dụng đổ mạnh vào bất động sản
Kinh tế - Tài chính 02/11/2024 06:00
Tín dụng bất động sản - Rủi ro có đang tích lũy?
Tài chính 01/11/2024 15:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00