FED giảm lãi suất, kích hoạt dòng vốn mới vào Việt Nam
Vivie Wei |
Doanh Nhân đã có cuộc trao đổi với bà Vivie Wei, Giám đốc quốc gia Việt Nam của Công ty Tư vấn Dezan Shira & Associates, về tiềm năng đón nhận nguồn vốn quốc tế mới của Việt Nam và những lĩnh vực trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.
- Theo bà, FED sẽ thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất như thế nào sau cuộc họp tháng 9?
Lãi suất cho vay chuẩn của FED đã dao động ở mức 5,25-5,5% kể từ tháng 7/2023 tới cuộc họp tháng 9 nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng ở Mỹ. Một số chuyên gia đã ghi nhận sự kiên trì của FED với mức lãi suất cao này khi giúp lạm phát hiện tại của Mỹ giảm đáng kể từ đỉnh 7% vào giữa năm 2022.
Tuy nhiên, Mỹ cũng chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 3,5% lên mức 4,1% gần đây, khi FED ngừng tăng lãi suất. Cùng với sự suy giảm tăng trưởng việc làm hàng tháng của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ đặt ra nguy cơ đối với khả năng chi tiêu vốn là động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ.
Bởi vậy, đây là thời điểm các nhà hoạch định chính sách của FED bắt đầu chuyển hướng chính sách tiền tệ sang hỗ trợ việc làm và thị trường lao động. Mục tiêu của FED là “hạ cánh mềm” nền kinh tế sau một thời gian dài áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Theo tôi, FED vẫn sẵn sàng giảm lãi suất thêm nếu xu hướng suy yếu của thị trường lao động Mỹ tiếp tục duy trì.
- Các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, như Việt Nam, có thể kỳ vọng gì từ dòng vốn quốc tế được kích hoạt khi lãi suất rẻ hơn ở Mỹ, thưa bà?
Lãi suất đồng USD cao khiến dòng vốn đầu tư tập trung nhiều hơn vào thị trường Mỹ. Bởi vậy, việc hạ lãi suất của FED sẽ khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn và tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn ở những thị trường khác. Nhờ đó, các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc tăng cường dòng vốn quốc tế.
Theo lịch sử, chu kỳ nới lỏng tiền tệ của Mỹ thường thúc đẩy việc phát hành Eurobond, một công cụ nợ quốc tế do các quốc gia phát hành bằng ngoại tệ, và hồi sinh dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Việc cắt giảm lãi suất của FED cũng có thể báo hiệu sự gia tăng sức mua tại Mỹ và các nước phát triển khác, làm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng về mức độ tác động của việc FED cắt giảm lãi suất đối với quy mô đầu tư vào các nước đang phát triển. Một số người cho rằng hiệu quả đáng kể chỉ xảy ra khi việc cắt giảm lãi suất thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đáng kể của Mỹ.
- Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu, bao gồm cả ở Mỹ và phương Tây, liệu điều này có hạn chế dòng vốn đầu tư từ các thị trường phát triển sang các khu vực khác như ASEAN, thưa bà?
Trong một bài viết vào năm ngoái, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng các biện pháp bảo hộ được thực hiện trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã dẫn đến việc tái bố trí sản xuất trên toàn cầu, mở rộng cơ hội kinh doanh và đầu tư cho nhiều quốc gia khác.
Đồng thời, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về sự mất mát tiềm ẩn từ việc chia tách thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, điều có thể chia thị trường toàn cầu thành các khối kinh tế. Những tác động này thể hiện rõ sự tương tác phức tạp giữa các chính sách bảo hộ, mô hình thương mại và các yếu tố đặc thù của quốc gia, quyết định cách mỗi nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Ở Việt Nam, một hệ quả tiềm tàng khi Mỹ ngày càng bảo hộ là Việt Nam có thể tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, triển vọng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ cần được theo dõi thêm, nhất là khi cuộc đua bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn đang diễn ra.
Cổ phiếu ở các nền kinh tế đang phát triển đang đối mặt với rủi ro nghiêm trọng trước cuộc bầu cử Mỹ, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các chính sách thương mại của Mỹ trong tương lai khi cả hai đảng dự kiến sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc.
- Theo bà, Việt Nam cần chuẩn bị những gì để đón nhận dòng vốn này?
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để tạo môi trường thân thiện cho FDI. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều không gian để cải thiện thêm. Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên thực hiện một số hành động sau.
Trước hết, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trở nên liền mạch, minh bạch hơn và giảm thời gian thực hiện. Đặc biệt, cần loại bỏ các chi phí tuân thủ không cần thiết để giảm bớt gánh nặng tài chính khi kinh doanh ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam nên tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng, số hóa và giao thông để ngăn chặn tình trạng thiếu điện, thúc đẩy phát triển của logistics, thương mại và chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng cần có kế hoạch thành lập các khu công nghiệp chuyên biệt trong tương lai, khu công nghệ cao và khu công nghiệp sinh thái.
Ngoài ra, thực hiện các chương trình đào tạo và giáo dục để nâng cao chất lượng lao động cũng là một chiến lược cần thiết để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Song hành với đó là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, vốn đang có dấu hiệu chậm lại, thông qua cải cách hành chính triệt để hơn.
- Trân trọng cám ơn bà!
Nguồn: FED giảm lãi suất, kích hoạt dòng vốn mới vào Việt Nam
Tin liên quan
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam 22/11/2024 18:25
Cùng chuyên mục
VietinBank (CTG): Nợ xấu có thể tăng nhẹ, tín dụng dự báo đạt 14%
Tài chính 23/11/2024 08:00
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 20:35
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?
Tài chính 22/11/2024 09:00
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới
Tài chính 22/11/2024 06:00
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 15:33
Ngân hàng số: Bước chuyển thay đổi hành vi tiêu dùng
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:37
Các tin khác
Rủi ro tài sản được kiểm soát, rủi ro thanh khoản ngân hàng gia tăng
Tài chính 21/11/2024 09:00
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 15:06
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh
Tài chính 20/11/2024 14:29
Nhận diện lực tăng trưởng tín dụng năm 2025
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 11:15
Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?
Tài chính 20/11/2024 09:16
Thấy gì từ vụ 7.500 người “sập bẫy” Công ty GFDI?
Tài chính 20/11/2024 06:00
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 19:59
Thực hành ESG - Trách nhiệm thực thi trở thành cơ hội lớn
Tài chính 19/11/2024 17:00
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 14:10
Nguồn vốn nào cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội?
Tài chính 18/11/2024 14:00
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng sắp thêm bước tiến mới
Tài chính 18/11/2024 08:43
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Tài chính 17/11/2024 13:00
IMF: Việt Nam còn dư địa tài khóa lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tài chính 16/11/2024 16:25
Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuế trong năm 2025
Kinh tế - Tài chính 16/11/2024 15:30
Ngân hàng: Chịu tác động gián tiếp thời "Trump 2.0"
Tài chính 15/11/2024 07:00
Chốt xong phương án xử lý ngân hàng SCB trong tháng 12/2024
Kinh tế - Tài chính 14/11/2024 13:13
Gửi tiết kiệm bằng VND và USD theo quy định mới của NHNN có lãi suất ra sao?
Tài chính 14/11/2024 09:00
Khơi thông vốn trung và dài hạn
Tài chính 14/11/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00