Sàn TMĐT giảm giá "sốc", người tiêu dùng hưởng lợi hay rủi ro?
Ráo riết tung khuyến mãi chưa từng có
Thời điểm mùa khuyến mãi lớn như 10/10, 11/11, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang vào cuộc đua giảm giá quyết liệt để thu hút người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mãi được quảng cáo giảm giá lên đến 50% thậm chí 70%, với những từ ngữ gây ấn tượng như "bão sale", "giảm giá sốc", hay "ưu đãi khủng nhất năm", cùng với loạt chính sách hoàn tiền, hoàn xu hấp dẫn.
Ngoài các ưu đãi trực tiếp, nhiều sàn TMĐT còn kết hợp với nghệ sĩ, KOL và KOC để tổ chức các buổi livestream bán hàng, kèm theo hàng loạt voucher giảm giá và miễn phí giao hàng nhằm gia tăng sự tương tác và thu hút người tiêu dùng.
Tuy nhiên, không ít khách hàng đã phản ánh rằng một số khuyến mãi trong dịp này thực chất chỉ là "ảo". Sau khi áp dụng giảm giá, giá sản phẩm không chênh lệch quá nhiều so với mức giá gốc, khiến người tiêu dùng nghi ngờ về sự minh bạch của các chương trình khuyến mãi.
Nhiều người tiêu dùng nghi ngờ về sự minh bạch của các chương trình khuyến mãi. |
Thực tế, chỉ cần kiểm tra giá qua một số ứng dụng so sánh, người mua có thể phát hiện ra tình trạng nhiều người bán đã "đẩy giá" sản phẩm lên trước khi bắt đầu các chương trình giảm giá, rồi áp dụng mức giảm "khủng" để tạo tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ). Điều này khiến người tiêu dùng dễ dàng bị cuốn vào những chương trình giảm giá ảo mà không kịp so sánh giá thực tế.
Chẳng hạn, trên một sàn TMĐT, một sản phẩm áo ba lỗ nam được quảng cáo giảm giá đến 57%, chỉ còn 85.140 đồng, trong khi trước đó, giá của sản phẩm này chỉ dao động quanh mức 85.000 đồng, không có sự khác biệt rõ rệt. Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ về tính minh bạch và độ chính xác của các chương trình giảm giá.
Không chỉ có vấn đề về giá cả, chất lượng sản phẩm khi nhận hàng cũng là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng. Anh Thanh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Sản phẩm tôi nhận được không giống như mô tả, nhưng tôi phải chấp nhận vì đó là rủi ro khi mua sắm trên các sàn TMĐT."
Chị Mai Phương (Phố Huế, Hà Nội) cho biết chị rất háo hức tham gia các buổi livestream của các KOL trên TikTok Shop trong dịp 11/11 để săn sale.
"Nhiều sản phẩm trên livestream được giảm giá sâu so với giá thường ngày. Tuy nhiên, tôi nhận thấy một số gian hàng trên các sàn TMĐT lại đẩy giá lên trước khi đưa ra chương trình giảm giá lớn, khiến người tiêu dùng dễ lầm tưởng mình đang mua được giá hời," chị Phương chia sẻ.
Nhận 5 đơn hàng trả lại 2 đơn
Một ví dụ điển hình, thời gian gần đây, sự xuất hiện dày đặc của "cơn sốt" Temu trên các nền tảng mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng Việt, trong đó có Thảo Nhi (28 tuổi, Hà Nội). Bị cuốn hút bởi những quảng cáo rầm rộ, chị Nhi quyết định thử trải nghiệm và đặt mua 5 đơn hàng từ sàn TMĐT mới này.
Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, chị Nhi không khỏi thất vọng khi thấy các sản phẩm được đóng gói khá sơ sài. "Dù bao bì bên ngoài có ghi rõ 'hàng dễ vỡ', nhưng các đơn hàng không được bảo vệ bằng lớp chống sốc. Điều này khiến tôi lo ngại về việc hàng hóa có thể bị hư hại trong quá trình vận chuyển," chị chia sẻ.
Khi mở các gói hàng, chị phát hiện một số vật dụng bị rơi ra khỏi hộp, kèm theo tiếng kêu lạch cạch bên trong. Sau khi kiểm tra, chị phải trả lại 2 trong số 5 đơn hàng vì tình trạng hư hỏng, với hộp hàng bị bung nắp và các sản phẩm bị bong tróc, méo mó. Dù vậy, các sản phẩm còn lại nhìn chung vẫn đạt yêu cầu.
Người mua hàng phải hết sức tỉnh táo khi mua hàng trên sàn TMĐT. Ảnh: Dân trí |
Theo dữ liệu từ Metric, nền tảng phân tích TMĐT dành cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên, một khảo sát gần đây cho thấy gần 47% người mua hàng không hài lòng với trải nghiệm mua sắm trên các sàn TMĐT mới, đặc biệt là khi tham gia các chương trình khuyến mãi "hời". Điều này đặt ra một lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng là cần phải "tỉnh táo" để tránh rơi vào "bẫy giảm giá", bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Bà Đỗ Mai Phương, Quản lý Phát triển Khách hàng tại Metric, nhận định: "Khi có thêm nhiều sàn TMĐT mới, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn khi mua hàng; khả năng so sánh giá giữa các sàn, giúp họ tìm ra sản phẩm với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các sàn sẽ thúc đẩy họ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mang đến trải nghiệm tốt hơn."
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đã thay đổi cách thức mua bán của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mua sắm online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng. Nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội, đang nảy sinh và cần có hệ thống pháp luật cụ thể để xử lý những bất cập hiện tại.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần phải "tỉnh táo và thông minh" khi đối diện với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Trước khi quyết định mua sắm, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, so sánh giá và đánh giá độ tin cậy của các sàn TMĐT để không bị lừa bởi những chiêu trò giảm giá "sốc" chỉ mang tính chất thu hút khách hàng.
Cần sự điều chỉnh phù hợp
Trước tình hình hiện nay, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) cho rằng tình trạng này đang là một "cảnh báo lớn" cần được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng. Ông Cường nhấn mạnh: "Chúng ta không thể cấm, vì đây là xu thế tất yếu, nhưng cần phải kiểm soát chất lượng hàng hóa được bán qua các sàn TMĐT."
Ông đề nghị cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa trên các sàn TMĐT, vừa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vừa bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng hóa giá rẻ. Đồng thời, ông cũng đặt vấn đề về chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng, liệu có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm cho rằng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế để tăng cường quản lý thuế, nhằm đảm bảo hàng hóa nước ngoài cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải rà soát lại các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, đánh giá hiệu quả thực tế và điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp và hàng hóa nội địa ngay trên chính sân nhà.
Ngoài ra, ông Cường cũng đề xuất cần có chính sách phát triển các sàn TMĐT trong nước có đủ khả năng cạnh tranh, vì hiện tại hơn 95% thị phần TMĐT trong nước đang nằm trong tay các sàn giao dịch nước ngoài. Ông cho rằng việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là rất quan trọng và cần phát triển các sàn giao dịch trong nước để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết Bộ đang triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp để tăng cường quản lý TMĐT. Bộ cũng đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ các nền tảng TMĐT xuyên biên giới. Cùng với đó, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về những rủi ro khi mua sắm trực tuyến xuyên biên giới.
Bộ Công Thương cũng đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu các phương án giám sát hàng hóa nhập khẩu từ các sàn TMĐT chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật Việt Nam.
Tổng cục Thuế vừa thông báo tình hình thu thuế tháng 10 năm 2024. Về công tác quản lý thuế đối với TMĐT, lũy kế 10 tháng, số thu thuế từ các tổ chức và cá nhân kinh doanh TMĐT đã đạt khoảng 94.600 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Cổng thông tin TMĐT ghi nhận 412 sàn giao dịch TMĐT đã cung cấp thông tin, với hơn 191.000 tổ chức và cá nhân kinh doanh trên các nền tảng này, có tổng giá trị giao dịch gần 72.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đến nay đã có 116 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Sau 10 tháng, tổng số thu NSNN từ các nhà cung cấp nước ngoài đạt 19.774 tỷ đồng. |
Nguồn:Sàn TMĐT giảm giá 'sốc', người tiêu dùng hưởng lợi hay rủi ro?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Kỷ lục mới: Mỗi ngày, người dân gửi hơn 2.880 tỷ đồng vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 13/11/2024 14:15
Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?
Kinh tế 13/11/2024 14:00
Kinh doanh thua lỗ và giải pháp khắc phục của SMC
Kinh tế 13/11/2024 10:41
NIM suy giảm, điều chỉnh dự báo lợi nhuận ngân hàng
Tài chính 13/11/2024 08:00
Giá vàng “lao dốc” mạnh, chuyên gia nhận định ra sao?
Kinh tế 13/11/2024 06:00
Ông Donald Trump sẽ khai màn "cuộc chiến" với FED?
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 16:06
Các tin khác
Doanh nghiệp tại Mỹ gấp rút nhập hàng vì lo Trump áp thuế nhập khẩu
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 15:05
Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 13:05
Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục giảm
Tài chính 12/11/2024 11:01
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Chứng khoán 12/11/2024 09:02
Cổ phiếu bất động sản KCN "thăng hoa”
Kinh tế - Tài chính 12/11/2024 06:00
Thành lập sàn giao dịch vàng: Sẽ xem xét, đánh giá kỹ
Kinh tế - Tài chính 11/11/2024 13:00
Áp lực tỷ giá với chứng khoán - Khi rủi ro đi qua
Chứng khoán 11/11/2024 10:04
Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024
Kinh tế - Tài chính 11/11/2024 09:37
Giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” còn tiếp diễn?
Kinh tế 11/11/2024 06:00
Loạt ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu
Kinh tế - Tài chính 10/11/2024 14:15
IPA và chiến lược “mỡ nó rán nó”
Tài chính 10/11/2024 12:00
“Nắn dòng” tín dụng bất động sản
Tài chính 09/11/2024 16:00
‘Nóng’ chuyện thuế bán hàng online: Bộ Tài chính lên tiếng
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 15:00
Tỷ phú Warren Buffett gửi "lời cảnh tỉnh 325 tỷ USD’ tới nhà đầu tư
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 14:00
Ông Trump đắc cử, cơ hội và thách thức cho ngành hàng thủy sản Việt Nam
Kinh tế 09/11/2024 12:00
NHNN tăng cường công tác quản lý rủi ro về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 11:00
Sàn TMĐT giảm giá "sốc", người tiêu dùng hưởng lợi hay rủi ro?
Kinh tế - Tài chính 09/11/2024 10:00
Tỷ giá USD/VND giảm mạnh sau khi Fed giảm lãi suất
Tài chính 09/11/2024 09:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00