PVEP giữ vững vai trò chủ lực trong thăm dò khai thác dầu khí

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động cốt lõi - tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Mỗi năm, PVEP mang lại cho ngân sách Nhà nước trung bình 9 nghìn tỷ đồng.

Mô hình hoạt động tầm vóc quốc tế

PVEP được thành lập ngày 04/5/2007 sau nhiều lần tái cơ cấu, sát nhập để từng bước thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh và tập trung nguồn lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ở khâu thượng nguồn, nhằm nâng cao tính chủ động và năng lực cạnh tranh, trở thành công ty dầu khí quốc tế, quản lý hiệu quả hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam, đồng thời tham gia vào các hợp đồng dầu khí ở trong nước và nước ngoài với tư cách là một bên Nhà thầu.

Kế thừa những thành quả và kinh nghiệm từ các các đơn vị tiền thân, PVEP đã có những bước phát triển vượt bậc và gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua. Tổng tài sản của PVEP hiện nay ước đạt hơn 90 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 62 nghìn tỷ đồng. Với trữ lượng chứng minh khoảng 2.2 tỷ thùng dầu quy đổi (phần của PVEP), tổng sản lượng khai thác trung bình ngày đạt mức trên 56.000 thùng dầu và 110 triệu bộ khối khí mỗi ngày. Dự kiến sẽ đạt 64 nghìn thùng/ngày và 246 triệu bộ khối khí/ngày vào năm 2025, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm.

PVEP tập trung vào các giải pháp đảm bảo sản lượng khai thác năm 2023

PVEP đã và đang triển khai trên 60 dự án thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước và nước ngoài, đa dạng về giai đoạn đầu tư và mô hình quản lý. Trong đó, PVEP tự lực điều hành nhiều dự án ở trong nước như: Mỏ Đại Hùng - Lô 05-1 (a), Mỏ Sông Đốc - Lô 46-02, Lô 01&02, Lô 01&02/97… và liên doanh điều hành hàng chục dự án khác. Tại nước ngoài, nhiều dự án của PVEP đã cho sản phẩm dầu khí như dự án mỏ Cendor, Tây Desaru ở Malaysia … và đặc biệt là mỏ Bir Seba, Lô 433a & 416b tại Algeria – dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên PVEP là nhà điều hành qua tất cả các giai đoạn từ tìm kiếm thăm dò đến phát triển khai thác và gặt hái thành công nổi bật.

Là đơn vị tiên phong của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh trọng trách là cầu nối hợp tác với các đối tác quốc tế trong hoạt động thu hút đầu tư thăm dò khai thác ở các dự án trong nước, PVEP đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài với địa bàn hoạt động rộng khắp từ Đông Nam Á tới Trung Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh, Bắc Mỹ… Trên hành trình đó, PVEP đã trở thành đối tác đáng tin cậy của rất nhiều tập đoàn, công ty dầu khí quốc gia, quốc tế lớn trên thế giới như Gazprom, Rosneft, Petronas, ConocoPhillips, ExxonMobil, BP, ENI, Chevron, Talisman, ONGC, Sonatrach,

PDVSA, Perupetro và các nhà thầu dịch vụ dầu khí quốc tế như Schlumberger, Halliburton, Baker Hughes....

Những thành tựu đạt được của PVEP đã góp phần cùng Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đóng góp rất quan trọng cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Cùng với những thành tích xuất sắc đó, PVEP đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và được công nhận là Tổng Công ty đặc biệt của Nhà nước.

Không chỉ đặc biệt về vai trò, vị thế đối với nền kinh tế, PVEP còn đặc biệt về mô hình tổ chức, quản trị điều hành hiện đại, về bề dày truyền thống của văn hóa doanh nghiệp và năng lực khoa học công nghệ cũng như khả năng thích nghi linh hoạt với thị trường dầu khí quốc tế.

Bên cạnh việc phát huy tối đa tính ưu việt của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các giá trị cứng như tài sản, nguồn lực tài chính, hệ thống quản trị, hiệu quả đồng vốn… PVEP nhận thức rõ và đặc biệt coi trọng các giá trị mềm, trong đó văn hóa doanh nghiệp là yếu tố xuyên suốt, đã trở thành yêu cầu khách quan và tất yếu để đảm bảo sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững.

PVEP đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, với trọng tâm là công tác quản trị, điều hành, tài chính và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng chế giúp tối ưu hóa nguồn lực và chi phí. Xây dựng một môi trường làm việc và một cộng đồng nghề nghiệp văn minh, năng động, gắn kết, giàu bản sắc và nhân văn là mục tiêu PVEP hướng tới và sẽ là nơi mỗi cán bộ nhân viên Tổng Công ty cùng mong muốn chung tay vun đắp, cống hiến và phát triển.

Cùng với việc hội nhập, giao lưu với những nền văn minh, văn hóa đa dạng trong những cuộc trường chinh tìm dầu trên khắp thế giới, học hỏi và tiếp thu những nét đẹp ở mỗi đất nước, môi trường, PVEP đang ngày càng hoàn thiện phong phú thêm nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, làm động lực cho tương lai phát triển của Tổng Công ty.

Để đáp ứng đòi hỏi của ngành Dầu khí vốn có độ phức tạp cao, công nghệ hiện đại và thực tiễn phong phú, PVEP xác định một trong những giải pháp then chốt và quyết định là phải nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành, xây dựng và triển khai cơ chế quản lý và thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ. Trong những năm qua, PVEP luôn tích cực tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ ở cả trong nước và quốc tế. PVEP cũng là thành viên của nhiều hiệp hội nghề nghiệp quốc tế về khoa học dầu khí như SPE, SEG, AAPG, SEAPEX, APSC…

PVEP luôn coi nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất và là chìa khóa cho sự thành công và phát triển trong tương lai của Tổng Công ty. Lực lượng lao động của PVEP hiện gồm khoảng gần 2.000 nhân viên trong đó có hàng trăm chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, giỏi tay nghề, cần cù, sáng tạo ở nhiều chuyên ngành, hoàn toàn phù hợp với các môi trường lao động quốc tế.

Góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 vừa qua, Tổng giám đốc PVEP Trần Hồng Nam cho biết, trong bối cảnh nhiều biến động, thách thức, ngay từ đầu năm 2023, PVEP đã tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, tập trung điều hành khai thác với mục tiêu đảm bảo kế hoạch quản trị được Tập đoàn giao cùng với việc thúc đẩy hoạt động đầu tư cho năm 2023 và các năm tiếp theo. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2023, PVEP đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu khí và hoàn thành vượt mức cao các chỉ tiêu kế hoạch tài chính 6 tháng. PVEP đã đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình an ninh, an toàn tại văn phòng PVEP và các đơn vị/dự án, cũng như các công trình dầu khí được duy trì, đảm bảo tốt; không để xảy ra tai nạn sự cố liên quan đến vi phạm các công trình dầu khí.

Điểm sáng của PVEP trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm là việc gia tăng trữ lượng đạt 2,20 triệu tấn quy dầu từ giếng Bunga Lavatera-1 (Lô PM3CAA) và DHN-4XP (Lô 05-1a). Mới đây nhất, ngày 8/6/2023, PVEP POC đã thử vỉa thành công giếng Đại Hùng Nam-4X Lô 05-1(a) với lưu lượng thử tối đa đạt khoảng 6.350 thùng dầu/ngày và 4,5 triệu bộ khối khí/ngày. Đây là những phát hiện mới đầy tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển cho PVEP trong thời gian tới.

Cùng với đó, PVEP đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu sản lượng khai thác với tổng sản lượng khai thác quy dầu trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1,84 triệu tấn (toàn đề án là 3,66 triệu tấn quy dầu), đạt 114% kế hoạch Tập đoàn và 100% kế hoạch quản trị năm 2023. Trong đó, sản lượng dầu và condensate trong 6 tháng đầu năm là 1,23 triệu tấn (toàn đề án là 2,41 triệu tấn), vượt 10% kế hoạch Tập đoàn giao và 100% kế hoạch quản trị. Sản lượng khí bán trong 6 tháng đầu năm là 613 triệu m3 (toàn đề án là 1.248 triệu m3), đạt 124% kế hoạch 6 tháng và 100% kế hoạch quản trị.

Trong công tác phát triển mỏ, PVEP và người điều hành tiếp tục tập trung thực hiện các công việc phát triển mỏ tại các dự án mỏ Đại Hùng pha 3 (Lô 05-1a), mỏ Sư Tử Trắng pha 2B (Lô 15-1), mỏ KNT&KTN (Lô 09-2/09), Lô B&48/95 và 52/97, mỏ Cá Voi Xanh (Lô 117-119), mỏ BRS pha 2/MOM (Lô 433a&416b). Bên cạnh đó, PVEP triển khai nghiên cứu, rà soát, đánh giá các phương án phát triển cho các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, các mỏ sắp hết hạn hợp đồng dầu khí; đồng thời nghiên cứu chiến lược phát triển khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ.

PVEP cũng tích cực triển khai công tác phát triển tại các dự án trọng điểm như tiếp tục thiết kế chi tiết, mua sắm, thi công chế tạo chân đế, topside WHP-DH1 dự án Đại Hùng pha 3 Lô 05-1(a); thiết kế chi tiết, mua sắm, khởi công chế tạo chân đế CPP-KNT Lô 09-2/09; triển khai đấu thầu gói EPCIC, gói Compressor package, tiếp tục đàm phán GSPA Sư Tử Trắng pha 2B cùng một số công việc liên quan đến các dự án đầu tư trọng điểm…

Cùng với việc hoàn thành vượt chỉ tiêu sản lượng khai thác, PVEP đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch tài chính trong 6 tháng đầu năm. Tổng doanh thu phần PVEP ước tính 19.263 tỷ đồng (toàn đề án là 39.980 tỷ đồng), đạt 133% kế hoạch 6 tháng và 68% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước 6 tháng là 8.127 tỷ đồng, trong đó nộp thuế phần PVEP là 5.460 tỷ đồng (toàn đề án là 15.124 tỷ đồng), đạt 138% kế hoạch 6 tháng và 70% kế hoạch năm. Đặc biệt, PVEP nỗ lực xử lý thành công lỗ lũy kế từ các năm trước.

Giá trị đầu tư trong 6 tháng đạt là 96 triệu USD với việc hoàn thành 2/2 giếng khoan thăm dò, 5 giếng khoan phát triển từ năm 2022 và 6/7 giếng khoan phát triển năm 2023, cùng với việc thực hiện công tác phát triển mỏ Dự án Lô 05-1a, Lô 433a-416b và công tác chuẩn bị phát triển mỏ các dự án khác.

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh nửa đầu năm 2023, Tổng giám đốc PVEP Trần Hồng Nam cho rằng với việc hoàn thành mục tiêu 6 tháng đầu năm, PVEP đã sẵn sàng các nguồn lực về tài chính để triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, Luật Dầu khí năm 2022 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2023 và Nghị định 45/2023 hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí đã ban hành dần tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục đầu tư, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt pháp lý dự án là những cơ hội để PVEP triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Những chỉ tiêu về gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác và tài chính của PVEP đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm tỉ trọng lớn trong thành tích chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, điều này càng khẳng định vai trò và vị trí đơn vị chủ lực trong lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn.

Được biết, trong nửa cuối năm 2023, tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động PVEP từ tổng công ty cho đến các đơn vị, dự án đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra trong cả năm song song với việc đảm bảo đời sống, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh những thành tích đạt được, PVEP tiếp tục nâng cao công tác quản trị và xây dựng kế hoạch tổng thể về chuyển dịch năng lượng để kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để phát triển, tập trung nghiên cứu và triển khai các giải pháp giảm phát thải CO2; đồng thời đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số để đồng bộ với hệ sinh thái chung Tập đoàn. Tập trung cho các dự án đầu tư phát triển trọng điểm như Đại Hùng pha 3, Lô B... và công tác chuẩn bị đầu tư dự án Sư Tử Trắng pha 2B.

Tiếp nối truyền thống của “những người đi tìm lửa”, tin tưởng rằng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động PVEP sẽ đồng sức chung lòng phát huy bản lĩnh, ý chí kiên cường, bền bỉ đưa “con tàu PVEP” vượt qua nhưng cơn sóng dữ, vươn tới những “bến bờ” thành công mới, xứng đáng với sự nghiệp vẻ vang của một doanh nghiệp đầu tàu của Việt Nam – Tổng Công ty Anh hùng của thời kỳ đổi mới./.

Nguồn: PVEP giữ vững vai trò chủ lực trong thăm dò khai thác dầu khí

Minh Lê
tapchiketoankiemtoan.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Dù phải đối mặt với nhiều thử thách, năm 2024 vẫn khép lại với những điểm sáng của nền kinh tế nhờ vào sự điều hành linh hoạt và các chính sách hỗ trợ kịp thời. Năm 2025 đang đến gần, mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam.
LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"

LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"

Theo báo cáo được Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/1, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán duy trì ở mức 2,8% trong năm 2025, không đổi so với năm 2024.
Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại

Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường năng lượng gây sự chú ý cho các nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày hôm qua với sắc xanh bao phủ toàn bộ bảng giá. Thời tiết lạnh, khắc nghiệt tại Mỹ và châu Âu đang đẩy nhu cầu nhiên liệu cho sưởi ấm tăng mạnh, đồng thời hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.
Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tốt hơn qua từng tháng, từng quý, năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.
"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030.
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Các tin khác

Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT vừa cho biết, trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp, phần nào cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.
Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và 12 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này tiếp tục cho thấy xu hướng duy trì quý sau cao hơn quý trước và nền kinh tế đang từng bước phục hồi.
Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 259/NQ-CP Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Các động lực thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lạm phát. Đặc biệt, thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu DN phục hồi tích cực. Một điểm nữa liên quan đến đột phá thể chế và tinh gọn bộ máy, chúng tôi hy vọng rằng với đà này thì niềm tin của người dân và DN tốt lên. Khả năng tăng trưởng GDP của nước ta từ 7,5%-8% trong năm 2025 và 2026 là đang tốt lên.
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Sáng 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259 của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TPHCM.
Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Triển vọng kinh tế năm 2025

Triển vọng kinh tế năm 2025

Với thành quả tích cực đạt được trong năm 2024, Việt Nam sẵn sàng các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Đặc biệt, 2025 được xác định là năm bứt phá giai đoạn 2021-2025.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng, phát triển dài hạn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á.
Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, kinh tế-xã hội năm 2024 đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Về các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD...
ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong năm 2024, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công kinh tế đáng kể trong năm 2024, đồng thời dự báo một tương lai rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, đặc biệt là so với các quốc gia láng giềng.
Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

"Sếp lớn" nhiều doanh nghiệp như Big Invest Group, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Big Invest Group... bán ra lượng lớn cổ phiếu thoái vốn dịp cuối năm.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động