Phát triển thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam: Cần khung pháp lý thuận lợi để kích hoạt kênh cấp vốn cho doanh nghiệp

Cho thuê tài chính là kênh hỗ trợ vốn trung, dài hạn ưu việt cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, đồng thời giảm sức ép cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này còn rất khiêm tốn, chưa xứng tới tiềm năng bởi những hạn chế về pháp lý. TS. Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Tổng Thư ký Hiệp Hội Cho thuê Tài chính Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về vấn đề này.

Cần khung pháp lý thuận lợi để kích hoạt kênh cấp vốn cho doanh nghiệp
Dư nợ cho thuê tài chính hiện đạt gần 40.000 tỷ đồng. Ảnh: TL

PV: Sau gần 30 năm ra đời, đến nay lĩnh vực cho thuê tài chính (CTTC) ở Việt Nam mới chỉ chiếm 0,33% tổng dư nợ của nền kinh tế. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của tình trạng “chậm lớn” này?

Ông Phạm Xuân Hòe: Có nhiều lý do khác nhau khiến thị trường phát triển chưa xứng với tiềm năng to lớn của nền kinh tế Việt Nam, mấy chục năm nay vẫn chưa có tên trên bản đồ CTTC thế giới. Trong đó, thẳng thắn mà nói lý do lớn nhất là quy định pháp lý còn là rào cản với sự phát triển của thị trường.

Các công ty CTCT từ khi thành lập đến hoạt động gặp không ít khó khăn vướng mắc bắt nguồn từ tư duy, nhận thức và tâm lý phải quản chặt để hạn chế rủi ro khiến hành lang pháp lý cho loại hình này có rất nhiều bất cập.

Cần khung pháp lý thuận lợi để kích hoạt kênh cấp vốn cho doanh nghiệp
Ông Phạm Xuân Hòe

PV: Ông có thể nêu một số vướng mắc, bất cập điển hình về pháp lý mà các công ty CTTC đang gặp phải?

Ông Phạm Xuân Hòe: Vướng mắc lớn nhất hiện nay với lĩnh vực CTTC là rào cản gia nhập thị trường, điều kiện để các công ty gia nhập thị trường rất chặt chẽ. Ví dụ như các công ty CTTC phải có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng. Họ hoạt động với đối tượng giới hạn, được ghi trên giấy phép chứ không phải như những doanh nghiệp thông thường khác.

Ngay như quy định về cho thuê tài sản khác là gì chưa được làm rõ (tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Các tài sản CTTC được quyền cho thuê nên phải là tất cả các tài sản, máy móc thiết bị, trừ một số tài sản lớn như máy bay. Rồi các chỉ tiêu về an toàn thường được áp chung như với các ngân hàng thương mại, trong khi công ty CTCT lại không được huy động tiền gửi dân cư.

Ngành cho thuê tài chính có nhiều tiềm năng

Tiềm năng phát triển ngành cho thuê tài chính (CTTC) tại Việt Nam là rất lớn với nền kinh tế năng động có quy mô GDP trên 400 tỷ USD, hơn 800 ngàn doanh nghiệp, hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp… Do đó, nhu cầu về vốn, nhất là vốn trung dài hạn rất cao.

Tại các nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, có tới trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa đi thuê tài sản, máy móc thiết bị, dây chuyền để sản xuất kinh doanh. Thị trường CTTC thế giới có quy mô hàng ngàn tỷ USD, trong đó năm 2022 là 1.463 tỷ USD, tăng 9,3% so năm 2021. 5 quốc gia có dư nợ CTTC thuộc top đầu là: Mỹ 473 tỷ USD, Trung Quốc 341 tỷ USD, Anh 92 tỷ USD, Đức 90 Tỷ USD, Nhật 65 tỷ USD…

Tỷ lệ bảo đảm khả năng chi trả của công ty CTTC lên tới 20% tổng nguồn vốn huy động. Công ty CTTC còn bị bó chặt trong quy định không được vay từ một năm trở lên tại các tổ chức tín dụng, tức là chỉ được vay vốn ngắn hạn trong khi CTTC là cung ứng vốn trung và dài hạn…

Chính vì thế, chúng tôi rất mong muốn trong lần sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng lần này, phần quy định về công ty CTTC được làm cụ thể, thông thoáng hơn, hướng tới các thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường CTTC tại Việt Nam.

PV: Là đại diện Hiệp hội CTTC, ông có đề xuất gì khi sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng lần này để tạo điều kiện cho hoạt động CTTC có được bước đột phá?

Ông Phạm Xuân Hòe: Chúng tôi đã có nhiều văn bản gửi tới cơ quan quản lý về sửa đổi luật rất cụ thể với đầy đủ các luận cứ khoa học và thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế.

Trong đó, nội dung căn bản là phải thay đổi về cách tiếp cận, coi CTTC là một kênh dẫn vốn bình đẳng như các ngân hàng thương mại. Từ đó, kiến tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển thị trường này. Làm sao để đến năm 2025, dư nợ CTTC phải bằng 3 - 5% tổng dư nợ của nền kinh tế, khi đó mới tạo nên sức bật và phát huy tính ưu việt của CTTC.

PV: Xin ông cho biết một số đề xuất cụ thể có thể tạo thuận lợi ngay cho các doanh nghiệp?

Ông Phạm Xuân Hòe: Trong các góp ý sửa đổi luật, có một số vấn đề tôi muốn nhấn mạnh như là không nên quy định công ty CTTC chỉ được phép cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và đầu tư cho chỉ bên thuê tài chính như hiện nay. Vì xét thực tiễn công ty CTTC có năng lực để cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, việc cung cấp các dịch vụ như vậy cho các đối tượng khác không phải là bên thuê tài chính không phải lúc nào cũng dẫn đến các tình huống xung đột lợi ích.

Do đó, chỉ cần quy định cấm công ty CTTC không được cung cấp các dịch vụ tư vấn ngân hàng, tài chính và đầu tư trong các tình huống có xung đột lợi ích là đảm bảo lợi ích của các bên cũng như không hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của công ty CTTC.

Về phạm vi cho vay, hoạt động các công ty CTTC nên được mở rộng “cho vay cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh” như các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, thay vì chỉ “cho vay bổ sung vốn lưu động với bên thuê tài chính” như hiện nay.

Với quy định hiện hành, để thực hiện hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động, công ty CTTC phải xác định các nhu cầu vốn phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thuê và chỉ nhằm phục vụ cho tài sản thuê. Trong thực tế, đối tượng khách hàng của các công ty CTTC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh và nguồn vốn của các công ty tài chính là rất quan trọng để phát triển phân khúc khách hàng quan trọng này.

Do đó, việc hạn chế cho vay của các công ty CTTC chỉ nhằm phục vụ cho việc vận hành của tài sản thuê, với nhu cầu vốn khá khiêm tốn, là không cần thiết. Các công ty CTTC nên được cho vay cho mọi mục đích sản xuất kinh doanh, miễn sao đáp ứng được các điều kiện và quy định của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này. Bản thân các công ty CTTC có nghiệp vụ hoạt động có tính chuyên nghiệp cao nên sẽ quản trị được rủi ro tín dụng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tạo hành lang pháp lý riêng cho lĩnh vực cho thuê tài chính

Tại hội thảo mới đây về môi trường kinh doanh thuận lợi phát triển CTTC ở Việt Nam, ông Jinchang Lai, chuyên gia trưởng của IFC cho rằng Việt Nam cần có luật cụ thể và tư duy rõ ràng cho sự phát triển của ngành CTTC. Trong trường hợp gộp chung một luật thì cần tách bạch rõ yêu cầu quản lý và giám sát với các công ty CTTC.

Theo ông Jinchang Lai, những tổ chức cho vay nhận tiền gửi rất cần phải thận trọng vì nhận tiền gửi của người dân, trong khi các công ty CTTC hầu như không phải bảo vệ lợi ích của công chúng và không có rủi ro hệ thống thực sự (trừ một vài rủi ro lớn nhất nếu ngành đã phát triển lớn mạnh). Do vậy, quy định về CTTC không nên mang tính quá thận trọng, trừ một số quy định quan trọng mang tính hệ thống.

Hiện tại, khung pháp lý cơ bản về CTTC ở Việt Nam gồm có Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017, Nghị định 39 năm 2014. Để có hành lang pháp lý phù hợp phát triển CTTC tại Việt Nam trước tiên cần có định nghĩa phù hợp về CTTC, đồng thời cần có: quy định cụ thể rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; tích hợp trong khung giao dịch bảo đảm; xử lý hiệu quả tài sản cho thuê; đảm bảo quyền mạnh mẽ của bên cho thuê theo Luật Phá sản, gồm quyền ưu tiên, tự động phong tỏa và đưa vào tài sản phá sản.

Trước mắt, Bộ Tư pháp nên soạn thảo nghị định về cho thuê tài chính điều chỉnh các vấn đề liên quan. Về lâu dài, cần có Luật CTTC riêng, nếu không tối thiểu là một mục riêng và rõ ràng về CTTC trong Bộ Luật Dân sự.

Nguồn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam: Cần khung pháp lý thuận lợi để kích hoạt kênh cấp vốn cho doanh nghiệp

Hoàng Yến
thoibaotaichinhvietnam.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng

Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng

Dự thảo của Bộ Tài chính là đúng đắn nhưng cần điều chỉnh ngưỡng nợ thuế theo quy mô của đối tượng để đảm bảo công bằng, khả thi, tránh gây áp lực không cần thiết…
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai

Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai

Trong bối cảnh toàn cầu đang dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và hướng đến năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực chuyển đổi.
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?

Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?

Trong bối cảnh 2024-2025, Việt Nam đang đứng trước áp lực ngày càng lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính, không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn nhằm duy trì năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tập trung vào tái cấu trúc các cơ quan và quy trình quản lý để cải thiện hiệu quả và khả năng lãnh đạo.

Các tin khác

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới

Hệ sinh thái hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt bám sát các tiêu chí khởi nghiệp xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài

Trả tiền lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Và có người tài người ta cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?

Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?

Mới đây, Sky Mavis, startup tỷ USD của Việt Nam đứng sau game Axie Infinity và blockchain Ronin ra thông báo sẽ sa thải 21% nhân sự.
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam

Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam

PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định tăng trưởng chung tích cực nhưng các doanh nghiệp nội địa lại ngày càng gặp khó, là một trong những nghịch lý kinh niên của nền kinh tế.
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump

Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump dự kiến sẽ đưa ngành công nghiệp xe điện (EV) của Mỹ vào giai đoạn bất định.
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?

Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?

Khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các công ty công nghệ đang chuẩn bị cho việc cải tổ các chính sách công nghệ dưới thời ông Joe Biden.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?

Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?

Từ Jeff Bezos cho đến Sam Altman, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu đang có những phản ứng thận trọng với chiến thắng của ông Donald Trump.
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng

Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng

Quốc hội hiện đang bàn về sửa đổi Luật Điện lực. Nhiều mục tiêu như chỉ đạo của Tổng Bí thư khi góp ý định hướng về dự thảo Luật, đã và đang được Chính phủ triển khai.
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025

Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025

Trước kiến nghị tạm dừng tăng lương cơ sở vào năm 2025, chuyên gia cho rằng, mấu chốt vẫn nằm ở việc cải cách tiền lương theo vị trí việc làm.
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An

Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An

Với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập sẽ gia tăng nguồn cung điện ổn định, bền vững cho khu vực miền Trung và cả nước.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới

Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng doanh nhân, cộng đồng doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân

Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam lớn mạnh cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đáng rất thấp, lẽ ra phải đẩy tín dụng ra và tốt nhất là qua kênh bất động sản, thì đề xuất thắt chặt là không hợp lý.
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”

Chương trình “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave” là hoạt động thường niên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) chào mừng dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Chuyến bay HeForShe là nhằm mục đích truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, sự tham gia của nam giới vào các hoạt động về bình đẳng giới.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động