Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: Hoàn thành tốt khối lượng công việc rất lớn
Kỳ họp lần này, Quốc hội thông qua 7 luật, 8 nghị quyết, trong đó có Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)… và cho ý kiến 8 dự án luật khác, hứa hẹn mang tới nhiều đổi mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được thông qua là hợp lý, bởi hiện còn có những ý kiến chưa thống nhất và mong muốn của cử tri là Quốc hội cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng bởi tầm quan trọng và phức tạp của luật này.
Tôi đặc biệt ấn tượng phần điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các Phó Chủ tịch Quốc hội trong kỳ họp rất rõ ràng, dứt khoát, khoa học và linh hoạt. Các phiên chất vấn và thảo luận rất sôi nổi, làm rõ các vấn đề của đất nước, đáp ứng mong muốn của người dân.
Mặc dù khối lượng công việc của Kỳ họp thứ Sáu rất đồ sộ, nhưng nhờ khâu chuẩn bị bài bản, đầy đủ nên dù thời gian làm việc không phải quá dài nhưng Quốc hội vẫn hoàn thành rất tốt các nội dung. Các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, cơ chế chính sách đã có, vấn đề quan trọng tiếp theo là phải tổ chức thi hành kịp thời và hiệu quả để tạo chuyển biến trong thực tế. Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần đẩy mạnh công tác giám sát để các luật, nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
PGS.TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam: Lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực từ 1.1.2021 nhưng tới nay hầu hết dự án PPP đều gặp khó khăn. Việc thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ Sáu thể hiện Quốc hội đã lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp và tháo gỡ nút thắt cho PPP.
Quyết định của Quốc hội cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư - tháo gỡ vướng mắc rất lớn khi triển khai một số dự án. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các địa phương vùng sâu, vùng xa, lưu lượng giao thông thấp nhưng mong muốn có hệ thống đường cao tốc để kích hoạt tiềm năng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, chính sách cho đồng bào dân tộc...
Có thể hiểu, đầu tư PPP là Nhà nước và tư nhân cùng làm. Thực tế ở một số quốc gia, họ không mặc định tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia là 50% hay bao nhiêu mà trong từng dự án hai bên sẽ thương thảo, thiết lập phương án khả thi nhất. Việc nâng trần mức tỷ lệ vốn góp của Nhà nước giúp phương án tài chính dự án khả thi hơn, các ngân hàng từ đó sẵn sàng hơn trong việc cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện dự án.
Sau Kỳ họp, Chính phủ cần thiết lập quy trình chi tiết và hướng dẫn các đơn vị liên quan, từ các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các ngân hàng thương mại cùng phối hợp để thực hiện. Có vậy Nghị quyết này của Quốc hội mới mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cho sự phát triển chung của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đất nước.
ÔngPhan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa: "Làn gió mới" giúp bất động sản chuyển mình
Đúng như khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ Sáu đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Với
sự chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung của Kỳ họp và công tác điều hành linh hoạt, khoa học của lãnh đạo Quốc hội, chương trình Kỳ họp đã được hoàn thành với chất lượng cao nhất.
Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sẽ tạo ra “làn gió mới” trên thị trường bất động sản.
Trước đây, Luật Nhà ở chưa có quy định về thiết lập hệ thống thông tin để quản lý nhà ở và bất động sản. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân rất khó tiếp cận thông tin, nhiều thông tin được cung cấp nhưng không đầy đủ, thiếu minh bạch dẫn đến đầu tư dự án theo phong trào, gây mất cân bằng cung-cầu... Suốt một thời gian dài, quy định về việc tạo quỹ đất cho phát triển các dự án bất động sản còn mang nặng tính xin - cho.
Những điểm mới trong Luật Nhà ở sửa đổi lần này sẽ giải quyết những vấn đề này cùng nhiều vướng mắc khác; đồng thời cho thấy sự quan tâm lớn của Nhà nước với đối tượng có thu nhập thấp-thể hiện qua nhiều chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với nhiều điểm mới hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi quan trọng. Ví dụ, luật quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III - điều này có thể giảm được tình trạng găm hàng, thổi giá, phá vỡ quy hoạch...
Thị trường bất động sản chuẩn bị cho sự chuyển mình lớn. Khi mọi thông tin, dữ liệu đều minh bạch sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ thì phải đợi dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua. Quan trọng nhất vẫn là khâu triển khai áp dụng vào thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nguồn: Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
Tin liên quan
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Chelsea chốt giá mua sao Man United 21/12/2024 20:45
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00