Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Năm 2014 đánh dấu cột mốc đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vượt 2,000 USD. Đây là mốc mà lịch sử các quốc gia khác trên thế giới đã chứng kiến giai đoạn bùng nổ của tiêu dùng cá nhân và cho vay bán lẻ. Lịch sử 10 năm qua của ngành ngân hàng ở Việt Nam cũng cho thấy điều đó hoàn toàn có cơ sở.

Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Năm 2014 đánh dấu cột mốc đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vượt 2,000 USD. Đây là mốc mà lịch sử các quốc gia khác trên thế giới đã chứng kiến giai đoạn bùng nổ của tiêu dùng cá nhân và cho vay bán lẻ. Lịch sử 10 năm qua của ngành ngân hàng ở Việt Nam cũng cho thấy điều đó hoàn toàn có cơ sở.

Tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, từ việc hệ thống ngân hàng giải ngân cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, dòng vốn tín dụng ngân hàng sẽ định hướng vào các nhóm khác nhau.

Nếu như trước năm 2014, tăng trưởng tín dụng từ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, là nguồn động lực chính của tăng trưởng tín dụng hàng năm thì từ sau cột mốc đó, tăng trưởng bắt đầu chuyển dịch sang tín dụng bán lẻ với động lực chính là tín dụng cho các cá nhân.

Số liệu thống kê 10 năm qua cho thấy, các ngân hàng thương mại (NHTM) có xu hướng chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp truyền thống sang mảng cho vay bán lẻ một cách rất mạnh mẽ. Tổng dư nợ cho vay bán lẻ năm 2014 chỉ chiếm 32.7%, nhưng đến năm 2022, con số này đã chiếm hơn một nửa tổng dư nợ thị trường, ở mức 52%. Xét về số tuyệt đối, dư nợ cho vay bán lẻ năm 2022 trên 4.67 triệu tỷ đồng, gấp gần 5.5 lần quy mô năm 2014.

Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua
Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Nhóm ngân hàng tư nhân dần chiếm ưu thế trên thị trường cho vay bán lẻ

Dù tỷ lệ cho vay bán lẻ trên dư nợ của toàn hệ thống có sự gia tăng, xu hướng ở các nhóm ngân hàng khác nhau là khác nhau. Các NHTM phân thành 2 nhóm lớn gồm ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân. Trong đó, ngân hàng tư nhân gồm 3 nhóm phụ: (1) nhóm tập trung cho vay bán lẻ, (2) nhóm tập trung cho vay doanh nghiệp và (3) nhóm các ngân hàng khác.

Với lợi thế nguồn vốn lớn và hoạt động lâu đời, thị phần bán lẻ chủ yếu tập trung trong tay các NHTM nhà nước, khoảng 61% năm 2014; xếp sau là nhóm các NHTM tư nhân bán lẻ (20%) và NHTM tư nhân bán buôn (10%). Theo thời gian, thị phần này bắt đầu chuyển dịch từ nhóm NHTM nhà nước sang nhóm NHTM tư nhân. Sau 10 năm, các NHTM tư nhân mở rộng thêm thị phần từ 3% - 4% ở nhóm bán lẻ (23%) và bán buôn (14%); thị phần của nhóm NHTM nhà nước giảm tương ứng, còn 58%, năm 2022.

Nhóm ngân hàng quốc doanh

Ở nhóm này, Agribank là ngân hàng duy nhất có tỷ trọng cho vay cá nhân lớn nhất trong cơ cấu dư nợ so với phần còn lại của nhóm, trong suốt giai đoạn 2014 - 2022. Chủ yếu cho vay các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm hơn 70% tổng dư nợ của ngân hàng, tăng từ mức 58% của năm 2014.

Các ngân hàng còn lại trong nhóm này có tỷ trọng cho vay bán lẻ chưa đến một nửa tổng dư nợ, nhưng đã tăng rất mạnh trong giai đoạn 2014 - 2022, cho thấy xu hướng chuyển dịch về cho vay bán lẻ. Trong đó, VCB dẫn đầu, đạt khoảng 47% năm 2022, tăng từ mức 16% năm 2014; còn VietinBank và BIDV tăng lên tương ứng 37% và 44% năm 2022.

Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Nhóm ngân hàng tư nhân bán lẻ

Nhìn chung, nhóm này (VIB, ACB, VPB và STB) có tỷ lệ cho vay cá nhân vượt trội so với nhóm ngân hàng quốc doanh, đều chiếm hơn một nửa dư nợ và đều có xu hướng tăng. Động lực chủ yếu từ cho vay tiêu dùng của hộ gia đình.

Năm 2022, gần như toàn bộ phần cho vay của VIB dành cho phân khúc này, với gần 90% tổng dư nợ, tức tăng hơn 30% so với năm 2014. ACB cũng có tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tăng mạnh, từ 45% lên 66% trong giai đoạn 2014 - 2022. Tại VPB, phân khúc cho vay mua nhà ở và cho vay kinh doanh bất động sản là mảng cho vay chính, chiếm hơn 34% tổng dư nợ. Điều này cũng dễ hiểu khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cao nhất nhóm.

Nhóm NHTM tư nhân bán buôn

Dù doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu, các NHTM bán buôn cũng đang dần gia tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ. Trong đó, TCB và HDB đã tập trung hơn vào lĩnh vực cho vay cá nhân và ghi nhận tỷ trọng tín dụng bán lẻ năm 2022 vượt mức 50%. MBB cũng đang tiến tới gần mục tiêu này. SHB vẫn duy trì khoảng cách khá xa so với các NHTM khác cùng nhóm khi có tốc độ dịch chuyển sang bán lẻ chậm hơn.

Xét về mặt chiến lược, các phân khúc khách hàng của nhóm NHTM bán buôn được tập trung hơn so với 10 năm trước; trong đó, các mục tiêu tiêu dùng của hộ gia đình là một trong những ngành cho vay chủ yếu. Năm 2022, MBB và HDB đều ghi nhận danh mục hơn 30% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng hộ gia đình. Trong khi đó, TCB vốn có thế mạnh về cho vay kinh doanh bất động sản sẽ tập trung cho vay tiêu dùng cá nhân ở phân khúc này.

Nhóm NHTM tư nhân khác

Các nhóm NHTM tư nhân khác cũng gia tăng tỷ trọng tín dụng cá nhân. Thị phần của nhóm này chỉ chiếm 5% thị trường cho vay bán lẻ vào năm 2022 so với 9% năm 2014; cho thấy xu hướng chung là co hẹp, nhưng vẫn có các ngân hàng nổi bật trong nhóm này như EIB hay SGB.

Nguyên nhân một phần do các phân khúc khách hàng cá nhân của nhóm này khá tương đồng với các NHTM nhóm khác; cùng với đó là quy mô vốn nhỏ, cạnh tranh lãi suất làm tăng thêm áp lực đối với nhóm này khi gia nhập thị trường cho vay bán lẻ.

Ngoài ra, mức độ nợ xấu cao cũng là nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của nhóm NHTM này, đặt ra các thách thức trong việc quản trị rủi ro. Năm 2022, LPB duy trì tỷ lệ nợ xấu 1.46%, EIB là 1.8%, trong khi tỷ lệ nợ xấu ở ABB lên đến 2.88%.

Tín dụng bán lẻ ảnh hưởng đến mức room tín dụng

Xét về hệ số NIM giai đoạn 5 năm, nhiều ngân hàng đi theo chiến lược cho vay bán lẻ đạt mức NIM tương đối cao, có thể kể đến như VPB, VIB, TCB. Đánh giá mức hiệu quả hoạt động năm 2022, VIB có mức ROE đứng đầu với 29.7%, sau đó là ACB, TPB.

Đánh giá về triển vọng tăng trưởng tín dụng, các nhóm NHTM khác nhau có sự phân hóa lớn. Đối với nhóm NHTM quốc doanh, những tháng đầu năm 2023, BIDV và VietinBank đạt mức tăng trưởng tín dụng tương đối cao, lần lượt là 7% và 6.6%. Trong khi VCB có tỷ trọng cho vay cá nhân lớn hơn, đạt mức tăng trưởng thấp tại mức 2.6%.

Đối với nhóm NHTM bán lẻ, ACB đạt mức tăng trưởng tín dụng 5% so với mức 13% được giao, VIB chỉ tăng 1% so với mức kế hoạch là 11%. Nguyên nhân do ngân hàng tập trung kiểm soát rủi ro trước biến động thị trường, xử lý nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Những tháng cuối năm 2023, nhóm NHTM bán lẻ còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng và xu hướng thận trọng sẽ giúp các ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt hơn trong tình hình nhiều biến động như hiện nay.

So với nhóm khác, các NHTM cho vay doanh nghiệp đạt được tăng trưởng tín dụng cao trong 9 tháng đầu năm 2023, có những ngân hàng gần hoàn thành mức room tín dụng trong cả năm. Trong đó, TCB đạt được mức tăng trưởng 8.5%, HDB và MBB đạt khoảng 10%.

Thống kê số liệu trong 4 năm vừa qua cũng cho thấy: các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao thì cũng có nhiều ưu đãi hơn trong việc được nhận room từ NHNN. Đây là tiền đề quan trọng, quyết định động lực tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng.

Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Việc chuyển dịch dần sang cho vay bán lẻ là một xu hướng tất yếu để tăng trưởng tín dụng bền vững và hỗ trợ trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế hàng năm. Mỗi ngân hàng sẽ có thể lựa chọn một chiến lược tăng trưởng khác nhau trên các phân khúc bán lẻ khác nhau để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Mặt khác, việc chuyển dịch sang cho vay bán lẻ cũng góp phần cải thiện chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

Nguồn: Nhìn lại xu hướng chuyển dịch tín dụng bán lẻ trong 10 năm qua

Lê Hoài Ân, CFA - Nguyễn Thị Ngọc An, HUB
fili.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

Cách đây 20 năm, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định công nhận ngày 13/10 hàng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam, dựa trên sáng kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, theo đề nghị của Báo Doanh nhân Sài Gòn và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân có bước phát triển về số lượng, tính trung bình trong hàng chục năm qua mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp được thành lập, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 100 nghìn tỷ đồng. Đến nay chúng ta có gần 900 nghìn doanh nghiệp và khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Từ 15h hôm nay 10/10, giá các sản phẩm xăng dầu bán lẻ đồng loạt tăng, mức tăng mạnh nhất lên đến 1.139 đồng/lít, đối với dầu hỏa.
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt Hà Nội - Bản hùng ca phố.
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.

Các tin khác

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Ngày 8/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập.
12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành lựa chọn mang tính chiến lược trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng và áp lực cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.
"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (3/10). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 3/10 /2024.
Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trái với thông lệ trên thế giới mà còn tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất phải nộp của năm nay có thể được giảm trong khoảng 15 - 30% nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão số 3.
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Từ 15h hôm nay 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng, cao nhất đến 531 đồng/lít, kg.
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã công bố Giấy phép hoạt động mới của Tạp chí Tự động hóa Ngày nay và quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Tạp chí Tự động hóa Ngày nay (TĐHNN) nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh tới 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập đỉnh mới tiến sát 82 triệu đồng/lượng.
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.
Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất dù ít hay nhiều cũng đều tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có thực sự phát huy tác dụng hay không, phải chờ đến năm sau. Nguyên nhân là vì độ trễ chính sách tiền tệ khá lâu chưa kể sự truyền dẫn từ chính sách Mỹ sang Việt Nam sẽ càng lâu hơn.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Từ 15 giờ chiều nay (19/9), giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 122 đồng/lít; dầu hỏa giảm 239 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 359 đồng/kg.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động