Nhiều yếu tố giúp kiềm chế lạm phát
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viên Tài chính. |
Ông nhận xét như thế nào về tác động của việc liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành đến kiểm soát lạm phát?
Hiện nay, tăng trưởng cung tiền ở mức thấp. Tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 20/6/2023 mới chỉ tăng 2,53% so với cuối năm 2022, thấp hơn cả thời kỳ xảy ra dịch bệnh Covid-19. Nguyên nhân do tổng cầu yếu khiến nhu cầu tín dụng thấp, các ngân hàng cũng ngại cho vay do lo ngại nợ xấu. Điều này khiến tốc độ quay vòng tiền tệ bị suy giảm mạnh. Hơn nữa, dù giảm lãi suất điều hành nhưng lãi suất thực vẫn ở mức quá cao. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất cho vay bình quân đến giữa tháng 6/2023 là 8,9%. Với lạm phát so với cùng kỳ hiện nay đang ở mức 2%, mức lãi suất cho vay thực là 6,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP cũng như mức lãi suất thực trung bình của giai đoạn 2013-2021 là 5,9% và 4,6%.
Cùng với cung tiền thấp, trước những khó khăn của nền kinh tế và thị trường xuất khẩu thì tổng cầu yếu, tỷ giá ổn định do đồng USD thế giới đang trong xu thế giảm giá, trong khi giá dầu khó tăng mạnh… mà Việt Nam vẫn đang xuất siêu ở mức cao… Đây là những yếu tố giúp kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2023, thậm chí sang cả năm 2024.
Với diễn biến này, việc NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành, từ đó tăng lượng cung tiền thì lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay không mấy khả quan, cùng với sự thận trọng của NHNN trong việc hoạch định chính sách tiền tệ thời gian qua, lạm phát trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm, và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% năm nay chắc chắn sẽ được hoàn thành.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát, trong đó có việc tăng lương cơ bản sẽ tác động tới tình hình giá cả thị trường, thưa ông?
1/7 là thời hạn lương cơ bản được áp dụng điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, việc tăng lương này chỉ áp dụng đối với một bộ phận cán bộ, công chức, không phải tăng lương cho toàn bộ thành phần kinh tế, nhất là đội ngũ công nhân viên tại các doanh nghiệp. Mức tăng lương cũng ở mức thấp. Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của hơn 2 năm Covid-19, suy thoái kinh tế thì nguồn lực trong dân cũng cạn kiệt, nên tốc độ tăng chi tiêu sẽ không lớn, dẫn đến mức độ ảnh hưởng đến lạm phát là không có.
Vậy việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% với một số mặt hàng sẽ có tác động ra sao, thưa ông?
Về lý thuyết, việc giảm thuế GTGT sẽ giúp giá thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thấp hơn, giá đầu vào – đầu ra của các doanh nghiệp cũng giảm. Tuy nhiên, giảm thuế GTGT là giảm một lần, trong khi lạm phát là vấn đề mang tính động, nên giảm thuế GTGT có tác động giúp giảm giá cả thị trường, nhưng tác động lên lạm phát không lớn. Việc kiểm soát lạm phát cần sự điều hành tổng hòa của cả thị trường, cùng sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Nhiều yếu tố giúp kiềm chế lạm phát
Tin liên quan
Lạm phát ổn định, FED thêm tự tin giảm lãi suất 02/09/2024 17:00
Lạm phát tiếp tục "hạ nhiệt", FED tự tin cắt giảm lãi suất 16/08/2024 17:00
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00