Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng Công ty Vận tải thủy

Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai sót về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng Công ty Vận tải thủy.
Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng Công ty Vận tải thủy

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận Thanh tra số 657/TB-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng Công ty Vận tải Thủy. Theo Thanh tra Chính phủ, Tổng Công ty Vận tải thủy tiền thân là Tổng công ty Đường sông Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 2125QĐ/TCCB-LĐ ngày 13/8/1996 của Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở tách 12 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Cục Đường sông Việt Nam (nay là Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam).

Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2447/TTg-ĐMDN phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (sau đây viết tắt là VIVASO).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 8/1/2013, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 49/QĐ-BGTVT phê duyệt danh sách doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và Quyết định số 58/QĐ-BGTVT thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - VIVASO ngày 16/9/2013. Tiếp đó, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 3181/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2013 phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm 30/6/2013 là 784.586 triệu đồng và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 327.737 triệu đồng.

Căn cứ Tờ trình số 1398/BCĐ ngày 31/10/2013 của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tờ trình số 12089/TTr-BGTVT ngày 11/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ (VIVASO), qua đó quyết định phát hành 32.773.700 cổ phần: Nhà nước chiếm 49% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai là 15.177.987 cổ phần, chiếm 46,31% vốn điều lệ; trong đó cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động 4,69% vốn điều lệ.

Sau khi hoàn thành việc bán cổ phần theo phương án phê duyệt, ngày 19/6/2014, VIVASO được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100109480 (thay đổi lần thứ 6) chuyển từ Tổng công ty Vận tải thủy sang Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP. Ngày 22/5/2015, Công ty mẹ (Tổng công ty Vận tải Thủy) và Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP có biên bản bàn giao nguyên trạng toàn bộ tài sản, đất đai, nguồn vốn và các nguồn lực hiện có của công ty mẹ (Tổng công ty Vận tải thủy) cho Tổng công ty Vận tải thủy - CTCP tại thời điểm ngày 18/6/2014.

Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2016, Bộ Giao thông vận tải thực hiện 2 lần thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Vận tải Thủy - CTCP (lần 1 thoái 6.554.740 cổ phần tương ứng 20% vốn điều lệ vào tháng 4/2015 và lần 2 thoái 7.349.131 cổ phần tương ứng 22,42% vốn điều lệ vào tháng 3/2016). Theo đó, từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng Công ty Vận tải thủy - CTCP không còn vốn Nhà nước đầu tư và hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều thiếu sót tại Công ty Cổ phần Vận tải Thủy
TTCP chỉ ra nhiều sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng Công ty Vận tải thủy

Tuy nhiên, qua kết luận Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm tại Tổng Công ty Vận tải thủy. Thứ nhất, về việc xây dựng phương án cổ phần hóa việc kiểm kê đối chiếu công nợ, trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, VIVASO phải thực hiện việc xác nhận, đối chiếu công nợ và phải được khách nợ, chủ nợ ký biên bản, nhưng trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp VIVASO xác nhận, đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký Biên bản đối chiếu là vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính.

Thứ hai, Cảng Hà Nội không theo dõi khoản công nợ phải thu của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng trên sổ sách kế toán với số tiền 16.388 triệu đồng là vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 7 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, dẫn đến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, thoái vốn sai mất vốn Nhà nước với số tiền 16.388 triệu đồng, cần phải được xử lý theo quy định. Việc xác nhận đối chiếu cả những khoản công nợ khi chưa được khách nợ, chủ nợ ký Biên bản đối chiếu thuộc trách nhiệm VIVASO; xác định giá trị 3 doanh nghiệp thiếu vốn, mất vốn Nhà nước 16.388 triệu đồng thuộc trách nhiệm Cảng Hà Nội, VIVASO.

Thứ ba, việc kiểm kê đối với cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án, vi phạm Khoản 1, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2003; Điểm a, c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Điểm a, c, Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.

Thứ tư, Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam, VIVASO thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản, thiếu danh mục cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (dự án WB6); chưa xử lý dứt điểm tài sản với quyền sử dụng đất, vi phạm quy định tại Điều 4 và Điểm đ, Điều 9 Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính.

Ban chỉ đạo cổ phần hoá, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa nhưng thiếu trách nhiệm không phát hiện hoặc cố tình không báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc không thể đồng thời thực hiện cổ phần hóa VIVASO và Công ty TNHH MTV Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa với việc đầu tư nâng cấp cảng Việt Trì và cảng Ninh Phúc bằng nguồn vốn WB6 (trong khi việc cổ phần hoá VIVASO và việc thực hiện dự án WB6 đều do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo và quản lý)

Ngoài ra, Tổng công ty Vận tải thuỷ - CTCP khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đã tự ý khai thác, sử dụng một phần cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc (trong giai đoạn 2015 - 2020) là vi phạm Khoản 4, Điều 124 Luật Xây dựng năm 2014, cần phải được các cơ quan chức năng xem xét xử lý theo quy định, thu về ngân sách Nhà nước khoản lợi nhuận thu được do sử dụng. Tuy nhiên, khi xem xét xử lý cần xét đến các tài sản này đều nằm trên đất do VIVASO quản lý.

Theo Thanh tra Chính phủ, những việc làm nêu trên đã dẫn đến hậu quả là phương án cổ phần hoá của VIVASO thiếu chính xác, tài sản cảng Việt Trì, cảng Ninh Phúc đã hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay chưa được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định, nguy cơ lãng phí vốn đầu tư với số tiền khoảng 134.995 triệu đồng khi không đưa vào sử dụng.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, để xảy ra tồn tại và hậu quả nêu trên thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý dự án, Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải khi thực hiện đầu tư xây dựng (không có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án khai thác sử dụng của dự án); VIVASO, Tổ giúp việc, Đơn vị tư vấn, Ban Chỉ đạo cổ phần hoá, Bộ Giao thông vận tải khi thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án cổ phần hoá không đúng quy định.

Từ các sai sót trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tổ chức có liên đới. Thanh tra Chính phủ cũng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ngày 29/11/2022, tại Văn bản số 8004/VPCP-V.I đối với Kết luận thanh tra số 1758/KL-TTCP ngày 03/10/2022 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công an và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hoà Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Quảng Ninh nghiêm túc thực hiện Kết luận thanh tra số 1758/KL-TTCP ngày 3/10/2022 về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thủy.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, khắc phục các tồn tại, khuyết điểm; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc thực hiện pháp luật trong cổ phần hoá, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thủy, báo cáo kết quả thực hiện đến Thanh tra Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Khánh Hòa
https://reatimes.vn/nhieu-sai-pham-tai-tong-cong-ty-van-tai-thuy-20201224000020168.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất

Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất

Điểm nhấn quan trọng trong Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND là việc bổ sung và sửa đổi các quy định liên quan đến nguyên tắc xác định vị trí đất, giá đất theo chiều sâu thửa đất và mức giá giảm dần theo khoảng cách.
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Thị trường BĐS năm 2024 tại TPHCM: Lượng giao dịch tăng mạnh ở các căn hộ có diện tích nhỏ

Thị trường BĐS năm 2024 tại TPHCM: Lượng giao dịch tăng mạnh ở các căn hộ có diện tích nhỏ

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho biết, thị trường bất động sản 2024 cho thấy những chuyển biến tích cực.
Hà Nội: nhiều dự án chung cư mở bán sớm theo đà tăng giá

Hà Nội: nhiều dự án chung cư mở bán sớm theo đà tăng giá

Nhờ nhu cầu nhà ở và tỷ lệ hấp thụ cao, nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội quyết định “ra hàng” ngay trong quý 4, thay vì chờ đến năm 2025 như dự kiến ban đầu.
Hà Nội: Tăng thêm 1.500 nghìn căn nhà ở xã hội cho thị trường

Hà Nội: Tăng thêm 1.500 nghìn căn nhà ở xã hội cho thị trường

Trong những tháng cuối năm, Hà Nội đã ghi nhận thêm loạt dự án nhà ở xã hội được khởi công, cấp phép. Dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 căn.

Các tin khác

TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua

TP HCM: Dư nợ cho vay bất động sản tăng trưởng đều trong 10 năm qua

Trong 10 năm qua, mặc dù tín dụng tại TP HCM tập trung đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực ưu tiên, dư nợ cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng đều.
"Của để dành" tăng, thị trường bất động sản 2025 sẽ nhiều đột phá?

"Của để dành" tăng, thị trường bất động sản 2025 sẽ nhiều đột phá?

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh kém sắc, thì "của để dành" - khoản tiền khách hàng trả trước và doanh thu chưa ghi nhận của nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn tăng mạnh. Giới phân tích kỳ vọng đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang âm thầm "ủ mầm" để bùng nổ vào năm 2025?
10 chính sách lớn tác động đến bất động sản năm 2024

10 chính sách lớn tác động đến bất động sản năm 2024

Hàng loạt chính sách quan trọng đã được ban hành và đi vào cuộc sống trong năm 2024, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực cho thị trường bất động sản hồi phục, hướng tới phát triển lành mạnh, bền vững trong các năm tiếp theo.
Hà Nội nỗ lực triển khai nhà ở xã hội

Hà Nội nỗ lực triển khai nhà ở xã hội

Trước bối cảnh nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn, gần đây một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được khởi công và nhiều dự án sắp hoàn hiện, tạo cơ hội sở hữu nhà cho người dân.
TP HCM: loạt dự án tái khởi động, giá bán tăng cao

TP HCM: loạt dự án tái khởi động, giá bán tăng cao

Theo ghi nhận từ Avison Young Việt Nam, hầu hết dự án mới mở bán tại TP HCM đang tiệm cận phân khúc cao cấp trở lên, giá từ 72 - 142 triệu đồng/m2.
Cả nước không hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội

Cả nước không hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, thực hiện 16% kế hoạch đề ra.
TP HCM "cởi trói" cho đất hỗn hợp

TP HCM "cởi trói" cho đất hỗn hợp

TP HCM đã chính thức cho phép chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy phép xây dựng và tách thửa đối với các khu vực được quy hoạch là đất hỗn hợp khi phần được quy hoạch là đất ở.
Doanh nghiệp bất động sản cuối năm: Chật vật giải bài toán huy động vốn

Doanh nghiệp bất động sản cuối năm: Chật vật giải bài toán huy động vốn

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, các kênh huy động vốn như tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu đang đối mặt với nhiều rào cản, khiến việc xoay vốn để đáp ứng các khoản nợ đáo hạn trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp bất động sản.
Hà Nội: Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm

Hà Nội: Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm

Đại diện Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, dự kiến sau khoảng hơn 2 năm xây dựng Dự án cầu Tứ Liên sẽ hoàn thành.
Bổ sung chế tài xử lý vi phạm trong đấu giá đất

Bổ sung chế tài xử lý vi phạm trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu các Bộ và địa phương khẩn trương hoàn thiện quy định, bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu giá đất.
Thị trường chung cư “hạ nhiệt” cuối năm

Thị trường chung cư “hạ nhiệt” cuối năm

Thị trường chung cư Hà Nội đang dần “hạ nhiệt” thời điểm cuối năm khi mức giá cùng giao dịch sụt giảm.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Trong bối cảnh giá nhà liên tục leo thang, các giải pháp cần hướng đến việc tăng cường nguồn cung nhà ở giá rẻ, cải thiện hạ tầng vùng ven và các chính sách tài chính hiệu quả.
Phát triển nhà ở xã hội: Những mục tiêu và thách thức năm 2025

Phát triển nhà ở xã hội: Những mục tiêu và thách thức năm 2025

Ngày 14/12, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Xây dựng công bố những mục tiêu quan trọng trong phát triển nhà ở xã hội.
Bất động sản công nghiệp: Thách thức từ bảng giá đất mới

Bất động sản công nghiệp: Thách thức từ bảng giá đất mới

Bất động sản công nghiệp đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển nhưng đòi hỏi những bước đi chiến lược và sự điều chỉnh hợp lý từ cả phía Chính phủ và doanh nghiệp.
Đô thị bền vững hút dòng vốn đầu tư

Đô thị bền vững hút dòng vốn đầu tư

Theo nghiên cứu của Savills, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố - một con số dự kiến sẽ tăng lên gần 70% vào năm 2050.
Hà Nội: Rộn ràng đấu giá đất cuối năm

Hà Nội: Rộn ràng đấu giá đất cuối năm

Trong 2 tuần cuối cùng năm 2024, nhiều quận, huyện của Hà Nội tổ chức đấu giá đất, trong đó khu đất vừa được trả 30 tỷ đồng/m2 cũng được đấu giá lại.
Đô thị hóa Hưng Yên - Nơi đất lành hội tụ

Đô thị hóa Hưng Yên - Nơi đất lành hội tụ

Hành trình đô thị hóa của Hưng Yên là câu chuyện về sự đổi mới và phát triển bền vững, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ từ tỉnh thuần nông sang một trung tâm kinh tế năng động.
Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động