Ngành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng trưởng quý I tạo tiền đề để toàn ngành tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD trong năm nay.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Quý I vừa qua, ngành nông nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực. Đặc biệt, các nhóm ngành hàng ghi nhận sự sụt giảm trong năm ngoái, thì hiện nay đã tăng trưởng trở lại. Ông có thể nói rõ hơn về những kết quả này?
Quý I/2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với áp lực rất lớn là xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, một số lô hàng xuất khẩu bị đối tác trả về. Tuy nhiên, đây không phải là những vấn đề phổ quát, do đó, ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là 2,98% trong quý đầu năm, là mức cao được ghi nhận trong nhiều năm qua.
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại ngành nông nghiệp trong quý I đạt 3,36 tỷ USD, tăng 96,5%, chiếm 41,5% tổng thặng dư thương mại toàn nền kinh tế.
Một tín hiệu vui là các mặt hàng có sự sụt giảm trong năm ngoái, thì nay đã có dấu hiệu tích cực, nhờ vào gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I đạt 1,86 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ; lâm sản đạt 3,61 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ.
Ngành nông nghiệp hiện có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là gỗ (2,32 tỷ USD, tăng 26,8%); rau quả (1,23 tỷ USD, tăng 25,8%); gạo (1,37 tỷ USD, tăng 40%); cà phê (1,9 tỷ USD, tăng 54,2%).
Đây là những dấu hiệu tích cực để ngành có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD trong năm nay.
Đó là kết quả quý I, còn quý II, khi nhiều trái cây chủ lực vào vụ thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch tiêu thụ ra sao. Đặc biệt, Bộ sẽ khai thác thị trường Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam. Với thị trường Trung Quốc, chúng ta có lợi thế về logistics và hai bên đã ký nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản. Hiện với mặt hàng sầu riêng đông lạnh, tôm và dừa tươi, Việt Nam chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chỉ chờ ngày 2 bên cùng ký nghị định thư. Nếu thành công, nông sản Việt Nam sẽ có lợi thế lớn tại thị trường tỷ dân này.
Trong quý I vừa qua, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 20,2%, Mỹ chiếm 19,9%, Nhật Bản chiếm 7%, Philippines khoảng 4,3%, Hàn Quốc 3,7%. Đây là những thị trường mà nông sản Việt Nam có lợi thế lớn, chúng ta cần tăng cường tái cơ cấu để có vùng nguyên liệu, chủ động gắn với chế biến, nâng cao giá trị. Đi kèm với các hoạt động xúc tiến thương mại, tôi tin, Việt Nam sẽ có một năm xuất khẩu nông sản thuận lợi, đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Nói đến rau quả, thời gian qua, Trung Quốc cảnh báo 30 lô sầu riêng của Việt Nam xuất sang nước này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định. Đây là chỉ thống kê số lượng tính từ thời điểm Việt Nam được phép xuất khẩu sầu riêng vào thị trường này, tức từ ngày 17/9/2022. Thưa ông, các địa phương cũng như doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Để phát triển bền vững, tăng trưởng cả về năng suất lẫn chất lượng, việc đầu tiên cần làm là phải có vùng nguyên liệu gắn với mã vùng trồng, mã đóng gói, sau đó đến quá trình sơ chế, chế biến, cùng hoạt động xúc tiến thương mại. Trong nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chỉ đạo xuyên suốt vấn đề này. Càng xuất khẩu nhiều, chúng ta càng phải chú ý đến chất lượng, chú ý thương hiệu, không để vì một lý do nào đó mà cả nhóm ngành đều bị ảnh hưởng.
Riêng với sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, mặt hàng tăng trưởng “nóng” trong thời gian qua, ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 2,2 tỷ USD vào năm 2022. Khi cây ra trái, cadimi có thể ở trong đất, trong nước tưới. Bộ đã giao Cục Bảo vệ thực vật rà soát, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trung Quốc nói riêng, cũng như các thị trường khác nói chung.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch gì để xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài trong quý II/2024 không, thưa ông?
Với những thị trường quen thuộc, muốn đi sâu thì chúng ta phải xúc tiến thương mại liên tục, quyết liệt, nhưng theo quy định, một năm lãnh đạo Bộ không được đi công tác nước ngoài quá hai lần. Nhiều thị trường hết nhiệm kỳ có khi chỉ được được một lần, nên cũng khó.
Tin vui là ngày 2/5 tới đây, Việt Nam sẽ xuất khẩu lô sản phẩm thuốc thú y đầu tiên vào thị trường Halal (dành cho người Hồi giáo), ngày 18/5 sẽ xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên. Đó là 2 quốc gia ở châu Phi.
Halal là thị trường tiềm năng, lên tới 2,2 tỷ người, nhưng các quốc gia chưa thừa nhận chứng chỉ Halal của nhau, nên phải xuất sang từng thị trường. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường xúc tiến thương mại để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Halal.
Nguồn: Ngành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 - 55 tỷ USD
Tin liên quan
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ 24/11/2024 14:00
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%" 24/11/2024 12:30
Cùng chuyên mục
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Các tin khác
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
Giá vàng có thể bứt phá lên mức cao
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 17:00
Vinatex, Hanosimex đồng loạt muốn thoái sạch vốn tại doanh nghiệp may hơn 60 năm tuổi
Góc nhìn chuyên gia 27/09/2024 13:00
"Ghế nóng" CEO các tập đoàn bán lẻ
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 14:00
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương
Góc nhìn chuyên gia 23/09/2024 10:14
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 11:36
Đã đến lúc người Việt cần quan tâm đến kế hoạch hưu trí của mình
Góc nhìn chuyên gia 22/09/2024 06:00
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Góc nhìn chuyên gia 21/09/2024 12:00
“Bước lùi” của McDonald’s tại Việt Nam?
Góc nhìn chuyên gia 20/09/2024 14:00
Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải
Góc nhìn chuyên gia 15/09/2024 13:51
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00