Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: Lãnh đạo VIB nhận được cả trăm tỷ, gia đình chủ tịch VPBank dự thu nghìn tỷ

Việc sở hữu lượng lớn cổ phiếu giúp các lãnh đạo ngân hàng và người thân thu về hàng trăm, tỷ đồng cổ tức tiền mặt.

vninfor.vn

Sau nhiều năm tập trung nguồn lực để tăng cường sức khỏe tài chính và hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã triển khai lại hoạt động trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.

Tính đến hiện tại có 6 ngân hàng công bố hoặc đã triển khai chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2023 là TPBank, VIB, MB, ACB, VPBank và HDBank. Với việc nắm giữ lượng lớn cổ phần, các lãnh đạo ngân hàng và người thân có thể nhận được số tiền lên tới hàng trăm, nghìn tỷ đồng (chưa khấu trừ thuế).

Ngày 3/4, TPBank đã chi khoảng 3.955 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm TPBank chi trả cổ tức, Chủ tịch Đỗ Minh Phú không sở hữu cổ phần trong khi con trai và con gái ông Phú là Đỗ Minh Đức và Đỗ Vũ Phương Anh cùng nắm giữ gần 17,6 triệu cổ phiếu. Với số lượng cổ phiếu trên, hai người con của ông Phú đã nhận được tổng cộng gần 88 tỷ đồng cổ tức. Trong khi CTCP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji thu về hơn 234 tỷ đồng do nắm giữ hơn 93,8 triệu cổ phiếu TPBank (tương đương 5,93% cổ phần).

Việc sở hữu hơn 58,6 triệu cổ phiếu TPBank cũng giúp Phó chủ tịch Đỗ Anh Tú thu về hơn 146 tỷ đồng tiền cổ tức. Trong khi con trai và con gái của ông Tú là Đỗ Minh Quân và Đỗ Quỳnh Anh nhận được lần lượt hơn 132 tỷ đồng và 121 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Trung Thị Lâm Ngọc – Vợ ông Tú nhận được 3,5 tỷ đồng tiền cổ tức do sở hữu hơn 1,4 triệu cổ phiếu TPB.

Cùng với hai anh em ông Phú, Phó Chủ tịch Lê Quang Tiến cũng thu về hơn 142 tỷ đồng tiền cổ tức khi nắm giữ trên 57 triệu cổ phiếu TPBank.

Tại VIB, ngày 7/4, ngân hàng này đã chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 còn lại với tỷ lệ 5% bằng tiền, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng. Trước đó, VIB đsc thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 10% vào ngày 3/3, tương ứng cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng. Như vậy, tổng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong 2 đợt là 15%, tương đương 1.500 đồng/cp.

Tại ngày chốt quyền, Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vĩ sở hữu hơn 104,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với số tiền cổ tức nhận được là gần 157 tỷ đồng. Con trai ông Vĩ là Đặng Quang Tuấn cũng được chia gần 156 tỷ đồng khi sở hữu gần 103,9 triệu cổ phiếu VIB.

Với việc sở hữu hơn 104,6 triệu cổ phiếu, ông Đỗ Xuân Hoàng – Thành viên HĐQT VIB - nhận được gần 157 tỷ đồng cổ tức. Trong khi bố đẻ ông Hoàng là ông Đỗ Xuân Thụ được chia 81,6 tỷ đồng; con trai và con gái ông Hoàng nhận về lần lượt 40,5 tỷ đồng và 8,8 tỷ đồng, tương ứng với 27 triệu và 5,9 triệu cổ phần nắm giữ.

Trong khi đó, số tiền cổ tức được VIB thanh toán cho Phó Chủ tịch Đặng Văn Sơn là gần 11,9 tỷ đồng, tương ứng với số cổ phiếu nắm giữ hơn 7,9 triệu đơn vị. Trong khi đó, bà Đặng Thị Thu Hà – vợ ông Sơn – nhận được 86,5 tỷ đồng.

Ngoài TPBank và VIB đã chia, một số ngân hàng khác như ACB, VPBank, MB và HDBank cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.

Theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua, ACB sẽ chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% là cổ phiếu và 10% là tiền mặt. Quy mô cổ tức tiền mặt là khoảng 3.377 tỷ đồng.

Với việc sở hữu hơn 115,7 triệu cổ phiếu ACB, dự kiến Chủ tịch Trần Hùng Huy sẽ được hưởng khoản cổ tức tiền mặt lên tới 115,7 tỷ đồng. Trong khi đó, bà Đặng Thu Thủy (mẹ ông Huy) dự kiến nhận về 40,3 tỷ đồng tiền cổ tức.

VPBank cũng sẽ trích 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% trong năm nay, tương đương 1.000 đồng/cp. Thời gian chia cổ tức dự kiến là trong quý 2 hoặc quý 3 và do Hội đồng quản trị quyết định, đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và các điều kiện thực tế của ngân hàng.

Hiện Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng đang sở hữu gần 328,6 triệu cổ phiếu VPB và các thành viên khác trong gia đình ông Dũng sở hữu tổng cộng 715,6 triệu cổ phiếu VPB. Với tỷ lệ sở hữu trên, dự kiến gia đình ông Dũng sẽ được nhận hơn 1.044 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.

Ngoài gia đình ông Dũng, Phó Chủ tịch VPBank Bùi Hải Quân và vợ cũng dự kiến được hưởng khoản cổ tức lên tới gần 443 tỷ đồng. Trong khi Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh dự kiến được chia gần 105 tỷ đồng, vợ ông Vinh được hưởng 43,7 tỷ đồng và con trai là 27,2 tỷ đồng.

Trong năm 2023, HDBank cũng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt 10%, tương đương 1.000 đồng/cp. Với tỷ lệ chi trả trên, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ nhận được hơn 93,6 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, tương ứng với hơn 93,6 triệu cổ phiếu HDB đang nắm giữ. Trong khi ông Nguyễn Hữu Đặng dự kiến được phân phối hơn 69,7 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng với 69,7 triệu cổ phiếu sở hữu.

Với MB, nhà băng này sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 5% trong năm nay. Tuy nhiên, do các lãnh đạo MB sở hữu cá nhân không nhiều cổ phiếu, nên lượng cổ tức được hưởng chỉ rơi vào khoảng vài tỷ đồng.

https://markettimes.vn/ngan-hang-tra-co-tuc-tien-mat-lanh-dao-vib-nhan-duoc-ca-tram-ty-gia-dinh-chu-tich-vpbank-du-thu-nghin-ty-26872.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 16% trong năm 2025, cao hơn 1% so với năm 2024, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, nâng tổng số tiền cho vay lên khoảng 18,099 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm qua, đặc biệt nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng trong quý cuối năm 2024.
Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Quỹ VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 17% trong năm 2025, nhờ vào tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 15% và NIM tăng nhẹ 0,06 điểm % so với năm ngoái lên 3,55 điểm %.
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Đại diện Tổng cục Thuế tối 10/1 cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội “từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử (TMĐT)” là không chính xác, không đúng theo quy định pháp luật thuế.
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, thời gian qua, dù một số ngân hàng tăng lãi suất, nhưng mức tăng vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng dòng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc đổ vào các kênh đầu tư khác.

Các tin khác

Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính.
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Năm 2025, dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn hàng trăm ngàn tỷ đồng, thu NSNN lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng. Trong năm 2025, Bộ Tài chính sẽ bám sát chỉ đạo của Trung ương, phương châm hành động của Chính phủ, để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Cơ sở đặt ra ngưỡng nợ thuế để hoãn xuất cảnh được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Năm 2025, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 2/2025/QĐ-TTg về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, không thể có 2 chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) đều mở rộng. CSTT linh hoạt kết hợp với CSTK mở rộng có trọng tâm thể hiện sự điều hành của Chính phủ luôn gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Các ngân hàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém có thể sẽ tiếp tục được cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình của ngành trong năm 2025.
Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng

Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng

Kể từ ngày 1/1/2025, Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ hết hiệu lực. Theo các chuyên gia phân tích, điều này có thể ảnh hưởng đến một số ngân hàng có các khoản nợ tái cơ cấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng

Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng

Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế và đảm bảo thu hồi nợ đọng. Cơ quan thuế đã tăng cường thông tin, thông báo minh bạch nghĩa vụ thuế cho người dân và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy nhanh thủ tục giải quyết.
Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết

Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết

Dịp Tết đến gần, nhu cầu đổi tiền lì xì tăng cao, kéo theo đó là hàng loạt dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ trên mạng xã hội với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau những quảng cáo ấy là vô số rủi ro tiềm ẩn: từ việc nhận phải tiền giả, thiếu số lượng, cho đến nguy cơ bị chiếm đoạt tiền cọc.
VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

VCBS đánh giá, tỷ giá vẫn chịu áp lực trong năm tới và VND có thể giảm giá khoảng 3% so với USD.
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sau hợp nhất, giảm số lượng trên 2.650 đầu mối, tương đương 31,4%, không duy trình mô hình tổng cục; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ngành tài chính sẽ chung sức đồng lòng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Với Nghị định 180 mới được Chính phủ ban hành, quy định giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hiệu quả và hoạt động nổi bật trong năm 2024.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt 19% dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt 19% dự toán

Bộ Tài chính đã tham mưu, đề xuất, thực hiện nhiều chính sách tài khóa hiệu quả, góp phần thực hiện thu ngân sách nhà nước vượt 324,4 nghìn tỷ đồng dự toán và tăng 15,5% so với cùng kỳ 2023.
Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2 triệu tỷ, vượt thu 324 nghìn tỷ

Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 2 triệu tỷ, vượt thu 324 nghìn tỷ

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2024: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, tổng thu ngân sách vượt 17,4%

Năm 2024: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, tổng thu ngân sách vượt 17,4%

Năm 2024 đánh dấu những nỗ lực không ngừng của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN). Với các chính sách tài khóa linh hoạt và quyết liệt, hoạt động thu, chi ngân sách đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và đảm bảo an sinh xã hội.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động