Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm

Vì sao nhân viên ngân hàng tìm mọi cách dụ dỗ, ép uổng, thậm chí thiếu trung thực để khách tới gửi, vay tiền phải mua bảo hiểm? Con số lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng trong bức tranh hoạt động của các ngân hàng đã lý giải điều này.

vninfor.vn

Lợi nhuận từ bảo hiểm nhiều hơn tín dụng

Năm 2022, hàng loạt ngân hàng (NH) báo lãi cao và trong đó một phần lớn đến từ dịch vụ bảo hiểm (BH). Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) có lãi trước thuế là 18.155 tỉ đồng, tăng hơn 37% so với năm 2021. Riêng doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ BH đạt 10.185 tỉ đồng, cao hơn gần 1.800 tỉ đồng so với số thu 8.386 tỉ đồng của năm 2021. Như vậy, chỉ sau 2 năm doanh thu từ BH tại MB đã tăng gấp đôi. Cụ thể năm 2019, NH này thu từ dịch vụ BH mới đạt 4.202 tỉ đồng, đến 2020 là 5.849 tỉ đồng. Nguồn thu từ BH hiện chiếm tới 71,5% doanh thu từ mảng dịch vụ chung của MB trong khi năm 2021 tỷ lệ này mới đạt 68%. Đây là NH đang dẫn đầu doanh thu về BH trên toàn hệ thống. Điều này có thể nhờ NH sở hữu hai công ty con là Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas.

Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm - Ảnh 1.

Minh họa: DAD

Tiếp theo có thể kể đến là NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có lợi nhuận sau thuế là 16.923 tỉ đồng, tăng hơn 47% so với năm 2021. Ở mảng kinh doanh BH, năm vừa qua, VPBank thu về gần 3.354 tỉ đồng, tăng 42% so với năm 2021. Số thu từ BH của VPBank cũng chiếm 32% tổng thu nhập dịch vụ, tương đương tỷ lệ của năm 2021. Nguồn thu từ hoạt động BH của NH này liên tục gia tăng khi năm 2020 chỉ mới đạt 2.574 tỉ đồng. Từ tháng 3.2022, VPBank và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam đã tái ký thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối BH qua NH thời hạn 15 năm.

Theo bảng ước tính phí trả trước dựa trên một số thương vụ gần đây, Công ty chứng khoán Yuanta khi đó cho rằng VPBank có thể tái đàm phán phân phối độc quyền BH với khoản phí 8.000 tỉ đồng. Theo công bố của VPBank, kể từ khi thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền BH được ký kết lần đầu năm 2017, VPBank luôn nằm trong nhóm các NH có doanh số bán BH nhân thọ cao nhất và hiện đang đứng thứ ba toàn thị trường. Cho đến nay, hoạt động phân phối BH AIA đã được triển khai ở hơn 250 chi nhánh của NH. Đến đầu tháng 11.2022, VPBank cũng nhận chuyển nhượng thêm vốn và sở hữu 98% tại Công ty CP Bảo hiểm OPES (chuyên kinh doanh BH phi nhân thọ).

Tương tự, NH TMCP Kỹ thương VN (Techcombank) có lợi nhuận sau thuế năm vừa qua là 20.436,4 tỉ đồng, tăng gần 11% so với năm 2021. Ngoài thu nhập từ lãi, doanh thu từ dịch vụ hợp tác BH của Techcombank đạt hơn 1.750,6 tỉ đồng, tăng 12,3% so với 2021. Con số này của Techcombank đã tăng hơn gấp đôi năm 2020 và tỷ lệ trong số thu từ các dịch vụ cũng tăng tương ứng từ dưới 14% lên 16%. Bản thân NH TMCP Quốc tế VN (VIB) năm vừa qua có lợi nhuận sau thuế hơn 8.468 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2021. NH cho hay nhờ lãi thuần tăng 27% và lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 16%. Trong đó, NH có doanh thu từ BH 1.303 tỉ đồng, tăng 9% so với 2021…

Trong khi đó, hàng loạt NH không công bố chi tiết doanh thu từ BH mà đưa vào nguồn thu dịch vụ khác nói chung. Nhưng trong khoảng thời gian 2019 - 2021, hàng loạt thương vụ bắt tay giữa các công ty BH và NH đã được công bố như NH Á Châu ký độc quyền với Sun Life, NH Hàng hải bắt tay với Prudential, NH Sài Gòn bắt tay với Manulife…

Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm - Ảnh 2.

Nhân viên ngân hàng đang tư vấn về bảo hiểm cho khách đến giao dịch

Ngọc Thắng

Áp lực chỉ tiêu ?

Sau những thương vụ bắt tay bán BH thì các NH sẽ phải đưa ra chỉ tiêu kinh doanh như các nghiệp vụ khác. Từ đó mỗi chi nhánh, phòng giao dịch sẽ phân bổ chỉ tiêu cho từng nhân viên, nhất là bộ phận tín dụng có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Rất nhiều nhân viên NH vì áp lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên vừa chào mời, vừa năn nỉ để khách hàng tham gia mua BH.

Lập đường dây nóng phản ánh "ép" mua bảo hiểm

NH Nhà nước VN (NHNN) công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh thông tin liên quan đến việc NH "ép" khách hàng mua BH. Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý BH của tổ chức tín dụng. Hai đơn vị đã trao đổi, làm việc, thống nhất thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ BH của tổ chức tín dụng (trong giờ hành chính). Số điện thoại đường dây nóng của NHNN gồm (024) 388266344, (024) 3936.1017 và email duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn.

Trước đó, Bộ Tài chính gửi thông tin báo chí về đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường BH. Theo đó, năm 2022, Bộ Tài chính thanh tra chuyên đề về phân phối BH qua NH đối với 4 doanh nghiệp BH và đang trong quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với NHNN thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối BH qua NH.

Tùy từng bộ phận mà chỉ tiêu về doanh thu BH cũng khác nhau, có người được giao phải chạy đủ vài trăm triệu đồng một năm. Dù là áp lực nhưng hoa hồng nhận được từ những hợp đồng BH cũng khá cao nên nhiều nhân viên NH cũng bắt đầu có "đủ chiêu" để săn khách hàng. Chị Thu Hòa (Q.Tân Phú) cho hay cuối năm 2019, chị vay tiền tại một NH thì nhân viên nói thẳng là phải mua một BH nhân thọ có liên kết với NH thì hồ sơ mới dễ được chấp thuận. Vì cần tiền nên chị phải đồng ý và tham gia BH với thời hạn 10 năm thì sau đó được giải ngân. Hiện tại hợp đồng BH bắt buộc phải duy trì vì nếu không thì lại mất hết toàn bộ số tiền đã đóng trong hơn 3 năm qua. "Vừa rồi khi đáo hạn hợp đồng thì nhân viên cũng chào mua BH nhưng mình nói đã mua rồi. Giờ không cho vay nữa thì thôi vì không có tiền đóng tiếp", chị Thu Hòa chia sẻ thêm.

Anh N.H (Q.10) bức xúc cho biết nhân viên NH còn giở chiêu "hù" khi muốn vay tiền. Họ nói anh phải mua hợp đồng BH nhân thọ cho người thân nhằm bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp anh bị mất khả năng thanh toán. Khi hỏi kỹ thì nhân viên nói "trớ" là không phải BH khoản vay vì đây là BH nhân thọ, nhưng người thân lúc đó cũng sẽ đỡ gánh nặng về chi phí tài chính vì đang phải trả lãi vay… "Nói cách gì thì nhân viên NH cũng có nhiều lý do để khách hàng phải tham gia mua BH nhân thọ, nhất là với khách đi vay tiền. Thấp nhất cũng là hợp đồng đóng phí 1 triệu đồng/tháng", anh N.H ngán ngẩm nói.

Từng là nhân viên NH, chị Ngọc Dung (Q.3, TP.HCM) chia sẻ nếu bán được BH thì sẽ hoàn thành chỉ tiêu được giao để tính lương, thưởng và cũng nhận được tiền hoa hồng. Tùy từng NH, mức phí hoa hồng cho nhân viên từ 7 - 10%. Chẳng hạn, trong tháng nhân viên mời được khách hàng mua BH trị giá 100 triệu đồng thì có thêm 7 - 10 triệu đồng. Một số nhân viên kinh doanh có mức lương cứng rất thấp, chỉ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Do đó, nhân viên này mời được nhiều hợp đồng hay doanh thu phí BH cao đồng nghĩa thu nhập hằng tháng sẽ tăng cao.

Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm - Ảnh 3.

Doanh nghiệp thường xuyên bị "ép"

Không chỉ cá nhân, doanh nghiệp là đối tượng bị ép mua BH bởi nhu cầu vay vốn lớn. Là đơn vị kinh doanh nên có nhiều hợp đồng vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau, chị T.N (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết cứ mỗi lần vay tiền, nhân viên của NH đều giới thiệu các quyền lợi khi tham gia BH. Ước tính chỉ trong vòng 3 năm qua, chị đã mua khoảng 10 hợp đồng BH nhân thọ, đa số không phải từ nhu cầu mà do "thấy nhân viên nhiệt tình quá nên mua ủng hộ" hoặc phải mua kèm để được ưu đãi về lãi suất. Chị T.N nói thẳng chị gần như không đọc hợp đồng mà chủ yếu nghe nhân viên tư vấn và sau đó là đặt bút ký tên mua luôn..

Đồng cảnh ngộ, anh Nguyễn Sơn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ngán ngẩm khi nhắc đến việc mua BH nhân thọ khi làm thủ tục vay vốn. Trong vài năm gần đây, anh Nguyễn Sơn vay tiền NH 5 lần, mỗi lần như vậy, nhân viên NH đều kèm theo lời mời mua BH nhân thọ. Do lúc đó cần tiền nên anh Nguyễn Sơn đồng ý mua, đóng phí năm đầu 40 triệu đồng và sau khi NH giải ngân số tiền vay, anh cũng bỏ không đóng phí BH những năm sau đó nữa. Điều này đồng nghĩa anh đã mất đi 40 triệu đồng để vay được tiền.

Thời gian sau, lại phát sinh nhu cầu vay vốn, nhân viên NH mời chào mua gói BH 50 triệu đồng thì sẽ được giảm lãi vay. Rút kinh nghiệm lần trước bỏ đóng phí hợp đồng BH và hiện cũng đang đóng đến 3 hợp đồng khác, anh Nguyễn Sơn trao đổi với nhân viên thì được hướng dẫn cưa đôi số tiền trên, chỉ phải đưa 25 triệu đồng. "Người đi vay vốn NH là rơi vào tình thế cần tiền rồi mà thời điểm đó chào mua BH nhân thọ thì gần như tâm lý ai cũng không muốn mua. Thế nhưng không mua thì sợ nhân viên không duyệt hồ sơ vay, hoặc lãi suất vay cao hơn. Nên nói khách hàng mua BH nhân thọ là tự nguyện, không ép buộc thì cũng đúng, nhưng rơi vô thế "tiến thoái lưỡng nan" như vậy thì làm sao mà từ chối", anh Nguyễn Sơn chán nản.

NH tận dụng, khai thác khách hàng

Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm - Ảnh 5.

NVCC

Cả công ty BH, NH và nhân viên NH đều tranh thủ tận dụng tối đa cơ hội và lợi ích. NH thì đặt kế hoạch cao, giao chỉ tiêu nặng cho nhân viên bán BH. Tất cả đều lao vào lợi nhuận, tận dụng, khai thác khách hàng, mà chẳng hề đặt mình vào vị trí của "thượng đế" bất đắc dĩ, quên đi cảm xúc của đối tác, thậm chí là khách hàng của mình. Các NH tham gia vào thị trường BH với thế mạnh, lợi thế lớn và đây cũng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận khủng cho NH. Tuy nhiên, có NH lợi dụng tiếp cận, gây sức ép với khách tham gia mua BH. Khách hàng cần phải biết quyền của mình ở đây là có thể từ chối, trong trường hợp có đủ bằng chứng bắt ép mua BH thì có thể kiện ra tòa.

Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật ANVI

Cần công cụ giám sát

Ngân hàng thu lợi hàng ngàn tỉ từ bảo hiểm - Ảnh 6.

NVCC

Cơ quan chức năng cần có thống kê những hợp đồng mua BH thông qua NH có tỷ lệ bỏ bao nhiêu phần trăm, có tăng lên trong những năm gần đây hay không để có cái nhìn khách quan hơn. Bên cạnh đó, cần có quy định như trong quá trình tư vấn khách mua BH, cần có camera ghi nhận toàn bộ buổi tư vấn để có bằng chứng mua BH là ép buộc hay không.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Ông Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích: Thông thường nhân viên công ty BH tiếp cận khách hàng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc phối hợp thông qua NH bán chéo sản phẩm BH được triển khai rầm rộ những năm gần đây. BH bán ở NH không vi phạm pháp luật nhưng dễ gây ra nhầm lẫn đối với những khách hàng đến NH giao dịch. Xét về vấn đề lợi ích, ở đây nhân viên NH, NH và công ty BH đều được lợi khi khách hàng chấp nhận mua BH. Nhân viên NH bán được hợp đồng BH sẽ nhận được hoa hồng, chính vì điều này nên phần tư vấn BH không được rõ ràng ngay từ đầu. Có khi khách hàng vay làm hồ sơ thủ tục đến phần công chứng, giải ngân mới xuất hiện hợp đồng BH. Cũng từng đi vay và gặp phải trường hợp như vậy nên ông Nguyễn Ngọc Tú cho rằng cảm giác rất là bị "ép" nhưng lúc đó đang cần tiền mà từ chối không mua hợp đồng BH thì sợ không được giải ngân nên "cắn răng" mua cho xong. Trong tình huống như vậy, cơ quan chức năng có kiểm tra hay thanh tra rất khó có thể phát hiện là khách có bị ép buộc mua BH hay không.

Xem nhanh 20h ngày 23.2: Tuấn Saker bị khởi tố | Ông Đỗ Hữu Ca nộp lại tiền chạy án

https://thanhnien.vn/ngan-hang-thu-loi-hang-ngan-ti-tu-bao-hiem-185230223015625045.htm?utm_source=likr&utm_medium=web_notification&utm_campaign=Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20thu%20l%E1%BB%A3i%20h%C3%A0ng%20ng%C3%A0n%20t%E1%BB%89%20t%E1%BB%AB%20b%E1%BA%A3o%20hi%
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Vượt qua sóng gió, kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Dù phải đối mặt với nhiều thử thách, năm 2024 vẫn khép lại với những điểm sáng của nền kinh tế nhờ vào sự điều hành linh hoạt và các chính sách hỗ trợ kịp thời. Năm 2025 đang đến gần, mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam.
LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"

LHQ dự báo kinh tế thế giới 2025 và những "cơn gió ngược"

Theo báo cáo được Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/1, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán duy trì ở mức 2,8% trong năm 2025, không đổi so với năm 2024.
Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại

Dòng tiền đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường năng lượng và kim loại

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường năng lượng gây sự chú ý cho các nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày hôm qua với sắc xanh bao phủ toàn bộ bảng giá. Thời tiết lạnh, khắc nghiệt tại Mỹ và châu Âu đang đẩy nhu cầu nhiên liệu cho sưởi ấm tăng mạnh, đồng thời hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.
Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tốt hơn qua từng tháng, từng quý, năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.
"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030.
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Các tin khác

Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT vừa cho biết, trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp, phần nào cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.
Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và 12 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này tiếp tục cho thấy xu hướng duy trì quý sau cao hơn quý trước và nền kinh tế đang từng bước phục hồi.
Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 259/NQ-CP Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Các động lực thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lạm phát. Đặc biệt, thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu DN phục hồi tích cực. Một điểm nữa liên quan đến đột phá thể chế và tinh gọn bộ máy, chúng tôi hy vọng rằng với đà này thì niềm tin của người dân và DN tốt lên. Khả năng tăng trưởng GDP của nước ta từ 7,5%-8% trong năm 2025 và 2026 là đang tốt lên.
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Sáng 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259 của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TPHCM.
Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Triển vọng kinh tế năm 2025

Triển vọng kinh tế năm 2025

Với thành quả tích cực đạt được trong năm 2024, Việt Nam sẵn sàng các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Đặc biệt, 2025 được xác định là năm bứt phá giai đoạn 2021-2025.
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng, phát triển dài hạn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á.
Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, kinh tế-xã hội năm 2024 đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Về các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD...
ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong năm 2024, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công kinh tế đáng kể trong năm 2024, đồng thời dự báo một tương lai rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, đặc biệt là so với các quốc gia láng giềng.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động