Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước
Theo đó, so với luật hiện hành Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được cho đã mở rộng đối tượng áp dụng bao gồm cả doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp (F1) và doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư khác (F2) không phân biệt tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp F1.
So với luật hiện hành Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được cho đã mở rộng đối tượng áp dụng - Ảnh minh họa: ITN |
Không chỉ có vậy, Dự thảo Luật cũng bổ sung thủ tục so với quy định tại Luật số 69/2014/QH13 như doanh nghiệp F1 phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi cử đại diện phần vốn tại doanh nghiệp F2, phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn tại doanh nghiệp F2 và đầu tư vốn, góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp của doanh nghiệp F2.
Đặc biệt, quá trình đầu tư của doanh nghiệp có thêm nhiều thủ tục, trong đó doanh nghiệp phải thực hiện lập đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án như đối với dự án của doanh nghiệp F1 (trình Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ/cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với các dự án có quy mô vốn 20.000 tỷ đồng trở lên/từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 20.000 tỷ đồng/từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng).
Các quy định đã nêu được cho đã có nhiều cởi mở, đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh mới, thế nhưng, không ít ý kiến cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực, quy định này sẽ ảnh hưởng lớn tới các đối tượng, đặc biệt là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp F2.
Dù được đánh giá cao, tuy nhiên, quy định này cũng khiến không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ quá tải, trì trệ, mất cơ hội kinh doanh - Ảnh minh họa: ITN |
Nhìn nhận về vấn đề đã nêu, ông Phạm Xuân Hoàn - Trưởng ban Pháp chế, Công ty cổ phần Viễn thông FPT cho rằng, Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi Luật số 69/2014/QH13 nên cân nhắc, xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật. Hiện tại, Viễn thông FPT đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, nên việc quy định doanh nghiệp F2 thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ gây khó khăn trong việc chờ xin ý kiến từ doanh nghiệp F1. Trong khi đó, Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền hình, thuộc lĩnh vực công nghệ, đòi hỏi quyết định đầu tư cần nhanh và chính xác.
Đồng quan điểm, ông Tạ Hữu Doanh - Trưởng ban Tổng hợp - Pháp chế, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, không chỉ chậm trễ, mà thực tế còn khó có thể thực hiện được, bởi ở những doanh nghiệp F1 đầu tư tới doanh nghiệp F2, nếu sở hữu tỷ lệ cổ phần thấp sẽ không có quyền chi phối, quyết định doanh nghiệp F2. Các quyết định chỉ đạo từ F1 xuống F2 nếu phải áp dụng theo Dự thảo Luật sẽ rất khó khả thi.
Liên quan đến vấn đề này, không ít ý kiến cũng cho hay, với cách xác định phạm vi mở rộng như Dự thảo Luật (sửa đổi) đề xuất, số lượng doanh nghiệp F2 cần quản lý sẽ rất lớn, khối lượng công việc phải xử lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn sẽ vượt quá khả năng đáp ứng, gây quá tải, trì trệ và nguy cơ mất cơ hội kinh doanh, tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp.
Và trước thực tế đã nêu, nhiều ý kiến kiến nghị, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc lại phạm vi áp dụng đảm bảo tính khả thi và phù hợp với chủ trương của Trung ương đã đề ra.
Góp ý cho nội dung này, ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước kiến nghị, cần phân định rõ hơn giữa doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp Nhà nước, đi kèm là phương thức quản lý đối với đối tượng doanh nghiệp F1, F2.
“Đối với doanh nghiệp F2, nghiên cứu phân cấp những nội dung nào, như phê duyệt chiến lược, đề án tái cơ cấu, giao nhiệm vụ hàng năm có thể xin thêm ý kiến chủ sở hữu. Còn đối với các nội dung về chủ trương đầu tư, tăng giảm vốn hay quản lý các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp F2 có thể giao, phân cấp cho người đại diện và hội đồng thành viên, hội đồng quản trị của doanh nghiệp này”, ông Nguyễn Chí Thành đề xuất.
Được biết, xoay quanh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13, tại cuộc họp cho ý kiến về luật này trong tuần vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm các khâu trung gian.
Đồng thời chỉ đạo, cần thiết kế cơ chế, chính sách để giải phóng nguồn lực tại doanh nghiệp; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; có quy định đặc thù với các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; giao quyền, giao trách nhiệm nhiều hơn cho người đại diện phần vốn Nhà nước…
Nguồn: Lo ngại nguy cơ quá tải, trì trệ ở doanh nghiệp nhà nước
Tin liên quan
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Cùng chuyên mục
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Thị trường hàng hóa 20/12: Sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá
Thị trường 20/12/2024 17:00
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
Giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng trong nước tăng giá mua
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 09:22
Tạo “bước nhảy” xuất khẩu sang EU
Thị trường 17/12/2024 12:00
Các tin khác
Giá vàng thế giới đi ngang sau một tuần giao động với biên độ lớn
Thị trường 15/12/2024 13:02
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 15:47
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 14:54
Giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
Thị trường 13/12/2024 10:57
Giá xăng RON95 tăng nhẹ, giá dầu đồng loạt đi xuống
Thị trường 12/12/2024 15:10
Tín hiệu tích cực từ thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Thị trường 12/12/2024 10:00
Năm 2025 quy mô thị trường thương mại điện tử sẽ vượt mốc 25 tỷ USD
Thị trường 11/12/2024 16:00
Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 11/12/2024 09:52
Cùng Ford Ranger và Everest bứt phá giới hạn, truyền lửa đam mê
Thị trường 11/12/2024 08:26
Giá vàng hôm nay tăng mạnh
Thị trường 10/12/2024 10:20
Các thương hiệu nhà hàng Trung Quốc “xuất khẩu cuộc chiến giá rẻ” sang Đông Nam Á
Thị trường 09/12/2024 08:00
Cơ hội xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Thị trường 08/12/2024 10:00
Hàng lậu, hàng giả diễn biến phức tạp dịp cuối năm
Thị trường 06/12/2024 12:00
Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 06/12/2024 10:19
Temu tạm dừng hoạt động tại Việt Nam để đợi cấp phép
Thị trường 06/12/2024 07:00
Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?
Kinh tế - Tài chính 04/12/2024 07:00
Những bài học trên hành trình bền vững của thương hiệu
Thị trường 02/12/2024 09:00
Đồng bộ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thị trường 01/12/2024 09:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00