Cơ hội xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Lễ ký Biên bản ghi nhớ về thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản do Vụ Hợp tác quốc tế; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Dự án Xúc tiến đầu tư nông nghiệp Nhật Bản (ABJD) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức. |
Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào quốc gia này. Do đó, dư địa xuất khẩu nông sản sang thị trường này còn rất lớn.
Vẫn còn nhiều tiềm năng
Hiện nay, dư địa hợp tác song phương Việt Nam - Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là thương mại và đầu tư của hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, các cơ quan chức năng hai nước đã tăng cường phối hợp để mở cửa cho một số mặt hàng quan trọng của hai nước, góp phần duy trì đà tăng trưởng bền vững của kim ngạch thương mại nông nghiệp giữa hai nước nói riêng và thương mại hàng hóa nói chung.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản mới chỉ dừng lại ở 6 nhóm chính, trong khi một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, chè, sản phẩm chăn nuôi,… vẫn chưa có cơ hội xuất khẩu và tiến sâu vào thị trường Nhật Bản.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, trong đó có vấn đề nan giải nhất là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất khắt khe, khiến các doanh nghiệp Việt Nam không dễ đáp ứng.
Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản Tạ Đức Minh cho biết, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam, vào thị trường Nhật Bản là rất cao, gây ra ít nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Bên cạnh đó, ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến giao thương Việt Nam - Nhật Bản chỉ ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc đáp ứng được những tiêu chuẩn mà phía Nhật Bản đặt ra, cũng như tính cần thiết của việc liên kết với các tổ chức kiểm định có thẩm quyền để kiểm định chất lượng của nông sản Việt Nam.
Các quy định này được phân cấp từ những quy định bắt buộc của pháp luật cho đến tiêu chuẩn quốc tế và chuyên ngành. “Những tiêu chuẩn đặc thù kỹ thuật về nông nghiệp của Nhật Bản rất khắt khe. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp còn thiếu những tiêu chuẩn cần thiết do Nhật Bản yêu cầu”, ông Lê Ngọc Lâm cho biết.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, sự biến động của kinh tế thế giới, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước,… cũng đang tác động rất lớn tới thương mại nông sản toàn cầu; hay xung đột quân sự, nguy cơ dịch bệnh bùng phát làm tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là những thách thức đặt ra cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Tăng cường kết nối
Nhật Bản là cửa ngõ khó vào, nhưng nếu đã vào được thì xuất khẩu sang thị trường này sẽ bền vững, đồng thời có thể mở rộng sang các nước khác. Thông qua việc tận dụng tốt ưu đãi cắt giảm thuế từ các FTAs mà hai nước là thành viên; tham gia các chương trình kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến; tham gia các đoàn xúc tiến thương mại và trưng bày hàng hóa tại các hội chợ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với các đối tác tại Nhật Bản.
Bên cạnh đó, ông Lê Ngọc Lâm khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần xác định tầm quan trọng của việc liên kết với các tổ chức kiểm định chất lượng của Nhật Bản để hiểu rõ và đáp ứng chính xác các tiêu chuẩn kỹ thuật từ phía Nhật Bản, từ đó giảm thiểu rủi ro bị từ chối nhập khẩu hoặc tiêu hủy lô hàng.
Đồng thời, theo ông Lê Ngọc Lâm, việc sản phẩm đảm bảo chất lượng do tổ chức kiểm định uy tín của Nhật chứng nhận có giá trị cao, tạo sự tin tưởng với đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng Nhật Bản. “Các doanh nghiệp nông sản nên kết nối với nhau để giảm bớt chi phí mời đối tác và chuyên gia Nhật Bản”, ông Lê Ngọc Lâm khuyến nghị.
“Khi có chứng nhận từ các tổ chức này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng thuyết phục đối tác, thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài. Khi đó, các lô hàng sẽ được ưu tiên thông quan nhanh hơn và ít phải kiểm tra lại tại cảng nhập khẩu, giúp tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển và tránh làm giảm chất lượng nông sản, đặc biệt với hàng tươi sống”, ông Lê Ngọc Lâm nhấn mạnh.
Cùng với sự phát triển quan hệ hai nước, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được đẩy mạnh trong 5 thập kỷ vừa qua. Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, đặc biệt đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm chế biến, trong khi lao động làm nông nghiệp ở Nhật đang giảm đi. Vì vậy, cơ hội để nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản là rất lớn, đặc biệt những nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật, có chất lượng cao và uy tín với khách hàng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Năm 2025 quy mô thị trường thương mại điện tử sẽ vượt mốc 25 tỷ USD
Thị trường 11/12/2024 16:00
Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 11/12/2024 09:52
Cùng Ford Ranger và Everest bứt phá giới hạn, truyền lửa đam mê
Thị trường 11/12/2024 08:26
Giá vàng hôm nay tăng mạnh
Thị trường 10/12/2024 10:20
Các thương hiệu nhà hàng Trung Quốc “xuất khẩu cuộc chiến giá rẻ” sang Đông Nam Á
Thị trường 09/12/2024 08:00
Cơ hội xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Thị trường 08/12/2024 10:00
Các tin khác
Hàng lậu, hàng giả diễn biến phức tạp dịp cuối năm
Thị trường 06/12/2024 12:00
Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 06/12/2024 10:19
Temu tạm dừng hoạt động tại Việt Nam để đợi cấp phép
Thị trường 06/12/2024 07:00
Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?
Kinh tế - Tài chính 04/12/2024 07:00
Những bài học trên hành trình bền vững của thương hiệu
Thị trường 02/12/2024 09:00
Đồng bộ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thị trường 01/12/2024 09:15
Giá xăng tăng 300 - 500 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 28/11/2024 16:17
Thủ tướng yêu cầu siết chặt hàng nhập qua thương mại điện tử
Thị trường 28/11/2024 16:00
Giá vàng SJC và vàng nhẫn lao dốc
Kinh tế - Tài chính 26/11/2024 09:52
Đại gia bán lẻ Lulu tăng mua hàng Việt Nam chất lượng cao
Thị trường 26/11/2024 06:00
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 24/11/2024 12:22
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu
Kinh tế - Tài chính 23/11/2024 15:01
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử
Thị trường 23/11/2024 10:00
Giá xăng, dầu giảm nhẹ
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 16:10
Giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 10:43
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Thị trường 20/11/2024 16:00
Doanh nghiệp dệt may Nam Định bứt tốc cuối năm
Kinh tế - Tài chính 20/11/2024 09:00
Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam
Thị trường 17/11/2024 08:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00