Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?
Sẽ dần thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu
Theo Bộ Công Thương, để hướng tới lộ trình thị trường hóa hoàn toàn đối với giá bán xăng dầu trong nước trong tương lai, dự thảo lần thứ 4 Nghị định kinh doanh xăng dầu dự kiến, chỉ công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới đối với hai mặt hàng xăng, dầu diesel tiêu dùng phổ biến trên thị trường.
Đó là, mặt hàng xăng RON 95-III, dầu diesel 0,05S, thay vì công bố giá của 5 mặt hàng như hiện nay là RON 95-III, dầu diesel 0,05S, E5 RON92, dầu madut, dầu hỏa.
Cơ sở đưa ra dự kiến trên, theo Bộ Công Thương, mặt hàng xăng RON 95-III, dầu diesel DO 0,05S-II có tỉ trọng tiêu thụ lớn, là mặt hàng xăng, dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường, ảnh hưởng tới đa số người tiêu dùng nên Nhà nước cần tiếp tục công bố giá thế giới, các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp thực hiện tính toán và công bố theo công thức.
Mặt hàng xăng E5 RON 92 và các mặt hàng xăng, dầu còn lại có tỉ trọng tiêu thụ không lớn, nên có thể để doanh nghiệp chủ động công bố giá xăng dầu thế giới tại kỳ điều chỉnh giá và quyết định giá bán xăng dầu trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường các mặt hàng như xăng RON 95-V, xăng RON 97, dầu diesel DO 0,001S-V đã và đang do thương nhân đầu mối chủ động công bố giá.
"Các thương nhân công bố giá xăng dầu phải thực hiện kê khai giá theo quy định, trường hợp tăng giá bất hợp lý sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý", Bộ Công Thương nhấn mạnh, đây là nội dung mới của dự thảo nghị định, là bước thí điểm, thăm dò thị trường để từng bước áp dụng giá xăng dầu hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
Sẽ dần thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu. Ảnh: Phan Anh |
Giao quyền định giá cho doanh nghiệp không có nghĩa là Nhà nước “buông” hay “thả nổi” giá xăng dầu
Trong đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương góp ý dự thảo lần thứ tư về Nghị định về kinh doanh xăng dầu, nhóm thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu cho rằng, tại dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất trao quyền cho doanh nghiệp tự định giá xăng dầu.
Theo đó, Nhà nước chỉ công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới, chi phí tạo nguồn, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tính toán, công bố giá bán xăng dầu.
Thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu công bố giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân trên thị trường, không cao hơn giá bán xăng dầu theo công thức đã quy định. Sau khi công bố, thương nhân thông báo giá bán cho cơ quan Nhà nước để giám sát.
Công đồng doanh nghiệp phân phối xăng dầu cho rằng, quy định đổi mới chưa căn bản, khi vẫn quy định chi phí tạo nguồn, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… là một mức cụ thế. Tức là, vẫn là Nhà nước định giá, nhưng chỉ khác quy định cũ là doanh nghiệp thay Nhà nước thực hiện phép tính cộng.
Cộng đồng doanh nghiệp phân phối, bán lẻ xăng dầu cho rằng, cần đổi mới căn bản việc giao quyền định giá, thỏa thuận về giá và cạnh tranh về giá theo quy định của Luật Giá.
Phải nhất quán bảo đảm quyền thực sự cho doanh nghiệp tự định giá, thoả thuận về giá và cạnh tranh về giá theo tín hiệu khách quan của thị trường; chứ không phải doanh nghiệp được quyền tự tính giá không vượt mức chi phí, lợi nhuận (hoặc mức giá tối đa) do Nhà nước quy định như dự thảo nghị định.
"Theo chúng tôi, giao quyền định giá cho doanh nghiệp, không có nghĩa là Nhà nước “buông” hay “thả nổi” để doanh nghiệp tự định giá thế nào cũng được, mà Nhà nước vẫn phải kiểm soát, điều tiết quyền đó của doanh nghiệp bằng những hình thức thích hợp.
Ví dụ Nhà nước quy định, hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc tính giá, căn cứ tính giá, phương pháp tính giá (gồm phương pháp tinh các chi phí, lợi nhuận cho tất cả các khâu giá bán buôn, bán lẻ) để doanh nghiệp có chuẩn mực tính toán theo nguyên tắc thị trường; quy định rõ thẩm quyền quyết định giá, điều chỉnh giá", vị đại diện cộng đồng doanh nghiệp phân phối, bán lẻ xăng dầu cho hay.
Đồng thời thực hiện cơ chế hậu kiểm để xem xét, kiểm tra việc tính giá theo các hướng dẫn trên, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường định giá bất hợp lý gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước và người dân. Trong trường hợp thị trường có biến động thì doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Nhà nước quy định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tiền "nhàn rỗi" vẫn chảy vào ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 04/12/2024 18:00
Thống đốc Fed ủng hộ cắt giảm lãi suất vào tháng 12
Tài chính 04/12/2024 16:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Kinh tế 04/12/2024 08:00
Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?
Kinh tế - Tài chính 04/12/2024 07:00
Các tin khác
Cổ phiếu thép HPG sẽ hưởng lợi từ dự án đầu tư đường sắt cao tốc?
Chứng khoán 04/12/2024 06:00
Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025
Chứng khoán 03/12/2024 18:00
“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 14:00
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững
Kinh tế 03/12/2024 13:00
Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách
Tài chính 03/12/2024 12:00
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 10:00
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 08:00
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Kinh tế 02/12/2024 18:00
Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần
Tài chính 02/12/2024 17:00
Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 trước “cuộc đua” tăng vốn
Chứng khoán 02/12/2024 15:10
Điểm tựa thị trường
Tài chính 02/12/2024 14:46
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Kinh tế 02/12/2024 12:41
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Tài chính 02/12/2024 12:00
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á
Kinh tế 02/12/2024 11:00
Đà giảm thị trường chứng khoán chưa dứt
Chứng khoán 02/12/2024 10:00
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Kinh tế 02/12/2024 09:40
Những bài học trên hành trình bền vững của thương hiệu
Thị trường 02/12/2024 09:00
Nợ xấu ngân hàng kỳ vọng giảm nhẹ trong quý IV/2024
Tài chính 02/12/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00