Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì tích cực và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng được đặt lên hàng đầu, với chỉ số lạm phát vẫn trong kiểm soát, giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chưa chịu nhiều sức ép phải thay đổi chính sách tiền tệ - vốn đang được nới lỏng hiện nay.
Tăng trưởng GDP tích cực
Dự báo về kinh tế Việt Nam quý 4/2024, Ngân hàng UOB cho rằn, nền kinh tế vẫn đang trên đà vững chắc để kết thúc năm với kết quả tích cực.
UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024, với xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhất kể từ 2021. Ảnh minh họa: Itn |
Theo đó, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý 3 năm 2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo của chúng tôi là 5,7%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3 năm 2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. "Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% (đã điều chỉnh) trong quý 2 năm 2024, tạo nên mức tăng tích lũy trong chín tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả bất ngờ của quý 3 năm 2024 phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của cơn bão Yagi", UOB đánh giá.
Mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 năm 2024 nhìn chung đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (chậm hơn so với mức 3,6% trong quý 2 năm 2024). Sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Khu vực dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước sau mức tăng 7,1% trong quý 2 năm 2024. Nhìn chung trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,4%.
Các dữ liệu được công bố mới nhất cho thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số cho đến nay. Trong cả năm 2024, chúng tôi dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021. Nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỷ đô la Mỹ trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Liên quan đến điều này, đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỷ đô la Mỹ trong mười tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023. Dòng vốn FDI thực tế tính đến tháng 10 đạt 19,6 tỷ đô la Mỹ và đang trên đà trở thành năm thứ ba liên tiếp đạt mức kỉ lục về dòng vốn FDI.
Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước, và so sánh với mức tăng 10,4% trong cả năm 2023. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10. Điều này là do sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch COVID vào năm 2019, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch.
"Xét đến các yếu tố trên, chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4 năm 2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7,0% cho năm 2024 và 6,5-7,0% cho năm 2025, trong khi "nỗ lực" để đạt mức 7,0-7,5%. Tuy nhiên, với việc Hoa Kỳ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Trump 2.0, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện.
Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng vọt hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ đô la Mỹ năm 2018 lên gần 105 tỷ đô la Mỹ năm 2023. Nhìn chung, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với ASEAN đã tăng gần gấp đôi lên 200 tỷ đô la Mỹ năm 2023 từ mức dưới 100 tỷ đô la Mỹ năm 2018 với các diễn biến thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi để ứng phó với các hạn chế được áp dụng trong nhiệm kỳ Trump 1.0", các chuyên gia UOB nhận định.
Mặc dù dự báo UOB về tăng trưởng GDP của Việt Nam rõ ràng là thấp hơn mục tiêu, nhưng chúng ta cũng biết rằng trong các năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực để có kết quả GDP tốt nhất. Hiện chính sách tài khóa và mũi nhọn đầu tư công đang được Chính phủ chỉ đạo tăng tốc giải ngân, song song là các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa. Cùng với xuất khẩu tiếp tục khởi sắc do các thị trường nhập khẩu vào mùa Lễ hội và nhu cầu "restock" hàng hóa theo mùa mới, 3 trụ cột của "cỗ xe tam mã| hứa hẹn sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP tích cực hơn nữa.
Ngoài ra, các nỗ lực để triển khai các chương trình hỗ trợ toàn diện về nguồn vốn, sức mua, gỡ vướng pháp lý cho các dự án bất động sản - thị trường nền liên quan đến hơn 40 ngành trong nền kinh tế, cũng dự kiến sẽ kích hoạt dòng tiền lưu thông mạnh mẽ ở giai đoạn cuối năm - tuy chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là kết thúc năm.
Chính sách tiền tệ: Chưa chịu sức ép đảo chiều
Đối với chính sách tiền, UOB nhận định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì ổn định trong thời điểm hiện tại.
Tỷ giá USD/VND tiếp tục được dự báo tăng trong bối cảnh nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Nguồn: UOB |
Với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách. Chỉ số lạm phát vẫn ở mức dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6 năm 2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho NHNN.
Tuy nhiên, với dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Trump 2.0 và sức mạnh của đồng đô la Mỹ đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, NHNN dự kiến sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VND. "Do đó, chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức hiện tại là 4,50%", nhóm chuyên gia lưu ý.
VND tiếp tục giảm giá xuống mức thấp mới
VND đã trải qua một giai đoạn nhiều biến động trong vài tháng qua. Sau khi ghi nhận mức tăng theo quý lớn nhất (3,5%) kể từ năm 1993 vào quý 3 năm 2024, VND đã đảo ngược tất cả các mức tăng trong tháng 10 - tháng 11.
"Mặc dù có nền tảng vững chắc, VND vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0", theo UOB nhìn nhận.
Trước đó, nhóm chuyên gia của ngân hàng này nhận định, trên cơ sở Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch tăng trưởng sẽ hỗ trợ tỷ giá USD/VND biến động quanh mức 3% hàng năm trong đó quý 4/2024: 25.200VND/USD, quý 1/2025: 25.000VND/USD, quý 2/2025: 24.800 VND/USD và quý 3/2025: 24.600.
Tại dự báo kinh tế quý 4, cập nhật các diễn biến và dữ liệu chuyển động vĩ mô gần nhất, cùng với tác động từ chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump - yếu tố thay đổi được nhấn mạnh nhiều lần, các chuyên gia UOB dự báo tại quý 1/2025, tỷ giá sẽ ở mức 25.800VND/USD; quý 2: 26.000VND/USD; quý 3: 26.200VND/USD; quý 4/2025: 26.000VND/USD.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách
Tin liên quan
'Quý ông' Van Nistelrooy 04/12/2024 12:50
Cùng chuyên mục
Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách
Tài chính 03/12/2024 12:00
Các tin khác
Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần
Tài chính 02/12/2024 17:00
Điểm tựa thị trường
Tài chính 02/12/2024 14:46
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Tài chính 02/12/2024 12:00
Nợ xấu ngân hàng kỳ vọng giảm nhẹ trong quý IV/2024
Tài chính 02/12/2024 07:00
Luật Chứng khoán sửa đổi: Rộng đường cho thị trường nâng hạng
Kinh tế - Tài chính 01/12/2024 09:00
Lãi suất huy động dồn dập tăng, lãi suất cho vay lên mức cao mới
Kinh tế - Tài chính 01/12/2024 08:00
Trung Quốc đề xuất thêm các giải pháp quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ
Tài chính 30/11/2024 16:35
NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng năm 2024, tăng hạn mức mới
Tài chính 30/11/2024 10:00
Nhà băng niêm yết "chui" tại nước ngoài sẽ bị phạt 250 triệu đồng
Tài chính 30/11/2024 08:00
CNY có thể giảm sâu, ảnh hưởng ra sao đến xuất khẩu Việt Nam?
Tài chính 29/11/2024 12:00
Điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các TCTD
Tài chính 29/11/2024 06:00
Ngân hàng được yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm tiếp lãi suất vay
Tài chính 28/11/2024 10:00
Vốn ngoại tìm cách mở rộng thị phần tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam
Tài chính 27/11/2024 18:00
Áp lực lãi suất đè nặng doanh nghiệp cuối năm
Tài chính 27/11/2024 13:00
Bitcoin khó vượt mốc 100.000 USD/BTC
Tài chính 26/11/2024 16:00
MSB tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới
Tài chính 26/11/2024 11:00
"Siết" tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel III
Tài chính 26/11/2024 08:00
Vì sao Ngân hàng Nhà nước "ưu tiên" kênh thị trường mở?
Tài chính 25/11/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00