Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.

Bức tranh toàn cảnh logistics Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200, bắt đầu từ năm 2017, Bộ Công Thương phối hợp cùng các chuyên gia logistics xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương cho hay, năm 2024, kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, giá trung bình của hàng hóa giảm nhờ nguồn cung được cải thiện,...

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Logistics đóng vai trò quan trọng với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (Ảnh: Cấn Dũng)

Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn, tác động tiêu cực đến tăng trưởng bền vững. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây bất ổn cho cả sản xuất và tiêu dùng, đồng thời làm tăng biến động tài chính.

Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai ngày càng tăng do biến đổi khí hậu đe dọa đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội… ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Điểm nổi bật của ngành logistics năm 2024 là hệ thống kết cấu hạ tầng logistics tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, an toàn, nhiều công trình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, mạng lưới giao thông đã kết nối đến mọi vùng, miền trong cả nước, giúp giảm chi phí logistics và thời gian giao hàng. Nhiều chính sách mới được ban hành, các thủ tục được điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, hợp tác quốc tế về logistics diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở cả cấp trung ương và địa phương. Vấn đề sản xuất thân thiện môi trường và phát triển bền vững được quan tâm ở cả cấp quản lý vĩ mô và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành logistics Việt Nam còn nhiều khó khăn như: Cơ cấu vận tải hàng hóa phụ thuộc nhiều vào vận tải đường bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí logistics cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; phát triển logistics ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở hạ tầng; thiếu hụt nhân sự có chuyên môn kỹ thuật cao; ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số chưa toàn diện; công tác thông tin, số liệu về logistics chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ điều hành, hoạch định chính sách của cơ quan quản lý cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; chưa tận dụng hết tiềm năng của các khu thương mại tự do.

Bước sang năm 2025, cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội, doanh nghiệp cần tập trung vào một số hoạt động sau: Tập trung hoàn thiện và triển khai Chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ nêu tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 và Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 tại các bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cắt giảm hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng trong việc xử lý các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Huy động nguồn lực, tập trung tháo gỡ khó khăn, triển khai các dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Nâng cao chất lượng đầu tư phát triển và kết nối hạ tầng logistics làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics, tận dụng cơ hội từ các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics, đặc biệt là trung tâm logistics ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Chú trọng bồi dưỡng nhân lực quản lý cấp cao có tầm nhìn chiến lược, có hiểu biết sâu, rộng về ngành, nắm bắt kịp thời các xu thế phát triển của thế giới.

Triển khai thu thập, tổng hợp và công bố hệ thống cơ sở dữ liệu ngành logistics đầy đủ, chính xác, cập nhật làm cơ sở cho công tác điều hành, hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước trung ương và địa phương; là căn cứ cho các quyết định kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cho ngành logistics.

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ sẽ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin... Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Khu thương mại tự do - điểm nhấn cho phát triển ngành logistics

Ngày 26/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Theo đó, Quốc hội đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Cùng với đó, khu thương mại tự do cũng được đề xuất trong quy hoạch của nhiều tỉnh, thành. Với sự xuất hiện của các khu thương mại tự do, Việt Nam không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và thực thi ngày càng nhiều.

Bên cạnh cung cấp thông tin về tình hình phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong năm vừa qua, Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do” tập trung phân tích tầm quan trọng và tiềm năng của các FTZ đối với sự phát triển của ngành logistics, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về chiến lược phát triển bền vững. Báo cáo cũng sẽ đánh giá các mô hình phát triển FTZ thành công trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở các chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 được kết cấu bao gồm 07 chương. Cụ thể: Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics; Hạ tầng logistics; Dịch vụ logistics; Logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại; Các hoạt động liên quan đến logistics; Phát triển logistics ở địa phương; Chuyên đề: Khu thương mại tự do.

Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các bộ, ngành, hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu... trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế.

Với việc Bộ Công Thương công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 sẽ là tài liệu quý cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận bức tranh tổng thể trong cả một năm qua. Từ đó, hoạch định kế hoạch, định hướng và đưa ra những giải pháp trong những năm tiếp theo, để từ đó đưa toàn ngành Logistics Việt Nam hòa vào dòng chảy thương mại hàng hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam!

Nguồn: Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Nguyễn Hạnh
congthuong.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tập trung vào tái cấu trúc các cơ quan và quy trình quản lý để cải thiện hiệu quả và khả năng lãnh đạo.
Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?

Làm gì để thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu?

Bộ Công Thương vừa thông tin về lộ trình thị trường hóa hoàn toàn giá bán xăng dầu được quy định trong dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu mới nhất.
Cổ phiếu thép HPG sẽ hưởng lợi từ dự án đầu tư đường sắt cao tốc?

Cổ phiếu thép HPG sẽ hưởng lợi từ dự án đầu tư đường sắt cao tốc?

Cổ phiếu thép HPG- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát đang được giới đầu tư quan tâm, nhờ triển vọng kinh doanh năm 2025.
Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025

Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025

Định giá TTCK Mỹ cao có thể ảnh hưởng không tốt tới TTCK Việt Nam năm 2025, nhưng những yếu tố tích cực trong nước sẽ là động lực quan trọng hỗ trợ thị trường.
“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE

“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE

Việt Nam và UAE vừa ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE.
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững

Cơ hội từ tiêu dùng bền vững

Khi tiêu dùng bền vững thực sự trở thành xu hướng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần những bước đi đổi mới để chuyển dịch và tận dụng cơ hội lớn.

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách

Ngân hàng Nhà nước chưa có sức ép phải nới lỏng chính sách

Theo UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, NHNN không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2025 mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, nhưng phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, các công trình lớn…
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).
Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần

Lãi suất cho vay giảm thấp, tăng trưởng tín dụng tăng dần

Ngân hàng Nhà nước vừa nới thêm hạn mức tín dụng cho nhiều nhà băng. Dự báo năm 2024, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% và 2025 sẽ ở mức cao hơn.
Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 trước “cuộc đua” tăng vốn

Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 trước “cuộc đua” tăng vốn

Cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm Big 3 mà điển hình là VCB- Vietcombank đã được Quốc hội thông qua chủ trương tăng vốn, sẽ dẫn đầu cuộc đua tăng vốn trên thị trường...
Điểm tựa thị trường

Điểm tựa thị trường

Sự hồi phục tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và hồi phục rõ nét của các ngành hàng, mang đến cơ hội trước mắt...
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn chuẩn y ông Nguyễn Đăng Trình - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc PVOIL giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy PVOIL nhiệm kỳ 2020-2025.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Nhiều ý kiến góp ý sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á

Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á

Bộ Thương mại Mỹ đề xuất mức thuế bán phá giá từ 21,31% đến 271,2% với tấm pin năng lượng mặt trời từ các nước Đông Nam Á.
Đà giảm thị trường chứng khoán chưa dứt

Đà giảm thị trường chứng khoán chưa dứt

Nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ quay trở lại mốc 1.200 điểm, thậm chí xuyên thủng mốc này. Điều này có thể khiến áp lực bán sẽ còn lớn hơn nữa.
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

Xu thế chuyển đổi sang năng lượng sạch đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), phát triển kinh tế xanh, tạo việc làm mới và đảm bảo an ninh năng lượng trong dài hạn. Trong nước, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đang là một điểm sáng về chuyển dịch năng lượng.
Những bài học trên hành trình bền vững của thương hiệu

Những bài học trên hành trình bền vững của thương hiệu

Có gần 80% người Việt nhận thức rõ ý nghĩa của sản phẩm bền vững, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đối mặt chi phí cao và thuyết phục người tiêu dùng còn hoài nghi.
Nợ xấu ngân hàng kỳ vọng giảm nhẹ trong quý IV/2024

Nợ xấu ngân hàng kỳ vọng giảm nhẹ trong quý IV/2024

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng được cho đã đạt đỉnh trong quý III và có thể kỳ vọng giảm nhẹ hoặc đi ngang trong quý IV/2024.
Đồng bộ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đồng bộ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Từ tinh thần Chỉ thị số 30 - CT/TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương và các Bộ, ban, ngành đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hướng đến bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng.
Luật Chứng khoán sửa đổi: Rộng đường cho thị trường nâng hạng

Luật Chứng khoán sửa đổi: Rộng đường cho thị trường nâng hạng

Luật Chứng khoán sửa đổi hướng tới triển khai mô hình CCP, giúp con đường tới mục tiêu nâng hạng trở nên “thông thoáng”. Tuy nhiên, trong hành trình xa hơn là gia nhập nhóm thị trường mới nổi tiên tiến của FTSE Russell hay nhóm thị trường mới nổi của MSCI, cần giải quyết vấn đề tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như bài toán gia tăng hàng hoá chất lượng cho thị trường.
Lãi suất huy động dồn dập tăng, lãi suất cho vay lên mức cao mới

Lãi suất huy động dồn dập tăng, lãi suất cho vay lên mức cao mới

Xu hướng lãi suất huy động tăng trở lại làm dấy lên lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng theo. Áp lực tăng lãi suất cho vay vẫn hiện hữu, nhất là trong những tháng cuối năm.
Trung Quốc đề xuất thêm các giải pháp quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc đề xuất thêm các giải pháp quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã đề xuất thêm nhiều giải pháp nhằm quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ, nhưng sẽ gặp khó khăn nếu bị “sa lầy” trong vị thế yếu trước đồng đô la Mỹ.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động