Làm sao ‘rã băng’ để dòng tiền gửi từ nhà băng chảy ra nền kinh tế?
Dòng tiền vẫn đang có xu hướng duy trì sự thận trọng. Người dân chưa sẵn sàng dịch chuyển dòng tiền đầu tư sang các kênh khác như chứng khoán, bất động sản, kim loại quý…
Kỷ lục tiền “nằm chờ”
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, năm 2023, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vào ngân hàng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với hơn 13,5 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2022.
Kỷ lục về tiền gửi, tiền chờ trên tài khoản chứng khoán cũng được ghi nhận tại các công ty chứng khoán.
Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng và tiền mặt trong tài khoản chứng khoán cao kỷ lục do triển vọng đầu tư kinh doanh, thị trường chứng khoán không khả quan, chưa đủ hấp dẫn để người dân, nhà đầu tư ra quyết định giải ngân. |
Dẫn đầu về lượng tiền của khách hàng tính đến cuối năm 2023 vẫn là Chứng khoán VPS với hơn 16.500 tỷ đồng. Tiếp theo là VNDirect (số dư tiền gửi hơn 6.366 tỷ đồng, tăng 35% so với cuối năm 2022), TCBS (5.774 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần) và SSI (5.274 tỷ đồng, tăng gần 12%).
Nằm trong nhóm nắm cả nghìn tỷ đồng tiền gửi của khách hàng còn có VCBS, Mirae Asset, MBS, VCI, HCM, FPTS, BVS, BSI, VPBanks, KIS…
Trong số này chiếm chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư theo phương thức công ty chứng khoán quản lý.
Có thể lý giải, nhà đầu tư trông chờ, lạc quan vào cơ hội thị trường, rót tiền và chuẩn bị sẵn sàng giao dịch, nhưng sau đó lại chưa đẩy mạnh giải ngân vì chưa tìm được thời điểm phù hợp, lựa chọn được cổ phiếu…
Trong khi đó, một lượng tiền gửi lớn vẫn được duy trì tại các ngân hàng bất chấp lãi suất huy động đang ở mức thấp. Nhiều nhà băng hiện niêm yết lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng về mức 5%/năm, thấp nhất trong nhiều năm qua.
Chị Minh Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, bản thân thấy rất xót khi lãi suất liên tục hạ, số tiền lãi nhận được từ khoản tiền gửi tại Vietcombank hơn 1 tỷ đồng cứ giảm dần.
Chị Phương chia sẻ, nhiều lúc muốn rút tiền ra để đầu tư vào vàng, mua USD vì đang tăng giá, nhưng sợ rủi ro lúc mua thì tăng, bán thì giảm nên lại thôi. Theo chị Phương, không chỉ bản thân mà nhiều người bạn của chị do không có nhiều kiến thức, thông tin biến động của thị trường nên rất ngại đầu tư vào những kênh rủi ro.
Đây chính là ý do khiến dù lãi suất huy động đang ở mức thấp vẫn không khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng để chảy qua các kênh đầu tư khác như bất động sản và chứng khoán.
Cách nào thúc đẩy dòng tiền?
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng và tiền mặt trong tài khoản chứng khoán cao kỷ lục do triển vọng đầu tư kinh doanh, thị trường chứng khoán không khả quan, chưa đủ hấp dẫn để người dân, nhà đầu tư ra quyết định giải ngân.
Trao đổi với VnBusiness, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng thực trạng lượng tiền gửi tăng đột biến trong thời gian gần đây trong bối cảnh lãi suất huy động thấp kỷ lục không phải điều hiếm gặp, được gọi là nghịch lý của tiết kiệm trong kinh tế học.
Khi người dân lo lắng về tình hình kinh tế có thể xấu đi trong tương lai, họ sẽ thắt chặt chi tiêu, tăng tỷ lệ tiết kiệm. Điều này sẽ khiến tiêu dùng giảm, kéo theo sự giảm sút của tăng trưởng tổng cầu và ảnh hưởng nhiều đến khả năng hồi phục của nền kinh tế.
Ngoài ra, lượng tiền gửi ngân hàng tăng cao còn cho thấy tâm lý chung của nhiều người dân vẫn là thận trọng và chờ đợi cơ hội đầu tư vào các kênh khác. Điều này cho thấy yếu tố an toàn đang được ưu tiên trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Hai thị trường có sự hấp dẫn nhà đầu tư nhất là chứng khoán và bất động sản vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đối với thị trường chứng khoán, sau nhịp tăng giá ấn tượng trong quý II và đầu quý III năm ngoái, VN-Index đã sụt giảm trong những tháng cuối năm. Đặc biệt, chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có diễn biến tiêu cực nhất trên thế giới trong tháng 10.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng việc người dân tăng gửi tiết kiệm và để dành tiền trong tài khoản chứng khoán lại là điều bất lợi cho nền kinh tế.
Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 có nhấn mạnh đến việc “tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”.
Xét định hướng tín dụng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15% so với năm 2023, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, theo ước tính của ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế.
Để “rã băng” dòng tiền chảy vào nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng “sức khỏe” của các doanh nghiệp trong năm 2024 tựu trung vẫn nằm ở hai chữ lớn là “kinh doanh” và “tài chính”. Hai chữ này luôn luôn nằm thường trực và ảnh hưởng với nhau. Do đó, điều mà người dân, doanh nghiệp cần hiện nay, bên cạnh hỗ trợ tiếp sức từ ngân hàng, là các chính sách hỗ trợ thúc đẩy cung ứng hàng hóa, sản phẩm. Đặc biệt, với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ thì cần nhiều hơn nữa sự quan tâm về cơ chế chính sách, hạ tầng đất đai sản xuất, công nghệ mới…
Nguồn: Làm sao ‘rã băng’ để dòng tiền gửi từ nhà băng chảy ra nền kinh tế?
Tin liên quan
Lợi thế của Kỳ Duyên khi thi Miss Universe 2024 30/10/2024 14:58
Cùng chuyên mục
Không công bố thông tin tài chính, Nhà Phúc Đồng bị phạt 92,5 triệu đồng
Tài chính 30/10/2024 14:00
Ngân hàng Nhà nước có thể bán tiếp dự trữ ngoại tệ để can thiệp tỷ giá
Tài chính 28/10/2024 16:10
Tăng vốn ngân hàng và ngân sách
Tài chính 27/10/2024 14:44
Để người dân thoải mái mua vàng, có thể phá vỡ bài toán vĩ mô
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 12:59
Đằng sau làn sóng M&A công ty chứng khoán nhỏ
Kinh tế - Tài chính 27/10/2024 07:10
BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
Tài chính 26/10/2024 19:09
Các tin khác
Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
Kinh tế - Tài chính 26/10/2024 17:11
Ngân hàng Nhà nước có động thái mới, giá USD tự do giảm mạnh
Kinh tế - Tài chính 26/10/2024 14:25
VietinBank: Vững vàng lợi nhuận nhờ chiến lược sử dụng vốn hiệu quả
Kinh tế - Tài chính 26/10/2024 13:19
“Sức hút” đầu tư của Thái Nguyên qua dòng chảy FDI
Tài chính 26/10/2024 08:00
Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
Tài chính 25/10/2024 21:15
Thị trường đã chuẩn bị triển khai Thông tư 68 ra sao?
Tài chính 25/10/2024 15:38
Tỷ giá nóng trở lại, VND chịu áp lực đến khi nào?
Kinh tế - Tài chính 25/10/2024 13:20
Tín dụng và giảm thuế, phí tiếp sức cho động lực tư nhân hướng đến tăng trưởng
Tài chính 25/10/2024 09:36
Nhu cầu mạnh mẽ từ Ấn Độ có thúc đẩy giá vàng tăng?
Kinh tế - Tài chính 23/10/2024 15:25
9 tháng đầu năm Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng, số dư CASA lập kỷ lục mới
Tài chính 23/10/2024 13:00
Thấy gì từ động thái hút tiền trở lại của Ngân hàng Nhà nước?
Tài chính 23/10/2024 09:35
Thiếu pháp lý tín dụng xanh: Doanh nghiệp khó vay, ngân hàng khó cấp
Tài chính 23/10/2024 07:10
OCB triển khai gói ưu đãi phí dịch vụ thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp
Kinh tế - Tài chính 22/10/2024 09:25
Tọa đàm Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới
Tài chính 21/10/2024 16:00
Vốn tài trợ khởi nghiệp Việt Nam giảm mạnh
Tài chính 21/10/2024 12:00
Dòng tiền từ BOT và xây dựng duy trì triển vọng kinh doanh cho HHV
Tài chính 21/10/2024 10:09
Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ
Kinh tế - Tài chính 20/10/2024 20:59
Lợi ích chưa rõ ràng từ việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Kinh tế - Tài chính 19/10/2024 18:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00