Đằng sau làn sóng M&A công ty chứng khoán nhỏ

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, xu hướng M&A các công ty chứng khoán nhỏ phù hợp với điều kiện và quy luật của thị trường và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Sóng đổi chủ tại các công ty chứng khoán

Vài tháng trở lại đây, thị trường liên tục chứng kiến những diễn biến đáng chú ý liên quan đến quá trình đổi chủ tại một số công ty chứng khoán.

Đằng sau làn sóng M&A công ty chứng khoán nhỏ

Điển hình, ngày 4/10/2024, tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), cổ đông sáng lập Inter - Pacific Securities Sdn Bhd, đại diện cho phần vốn góp của Tập đoàn Beryaja Berhad (Malaysia), đã chính thức rút lui sau khi chuyển nhượng 4 triệu cổ phần cho Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Hương Giang. Trong khi đó, bà Giang tiếp tục mở rộng quyền lực bằng việc mua vào 5 triệu cổ phần, là cổ đông lớn duy nhất tham gia đợt phát hành tăng vốn của SBBS.

Những động thái trên giúp nữ Chủ tịch nâng tỷ lệ sở hữu tại SBBS lên 60,19%, gia tăng quyền kiểm soát công ty. Năm ngoái, sau khi gom 40,22% cổ phần từ Inter - Pacific Securities Sdn Bhd và ông Phương Anh Phát để trở thành cổ đông lớn nhất tại SBBS, bà Nguyễn Thị Hương Giang đã bước lên ghế Chủ tịch của công ty chứng khoán này. Tuy nhiên, khi tiến hành sửa đổi điều lệ công ty, tân Chủ tịch vấp phải sự phản đối từ “phe đối lập”, bao gồm Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa - một trong số những cổ đông sáng lập của SBBS.

Trong khi bà Nguyễn Thị Hương Giang đang thực hiện những bước đi cuối cùng để củng cố quyền lực tại SBBS thì tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (Haseco, UPCoM: HAC), “game” đổi chủ cũng dần đi đến hồi kết.

Ngày 25/9/2024, Haseco chào đón hai cổ đông lớn mới là ông Trần Anh Đức và ông Vũ Hoàng Việt, khi cả hai bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để lần lượt nắm giữ 15,23% và 24,87% cổ phần của công ty. Riêng ông Đức sau đó tiếp tục thực hiện thêm hai giao dịch vào ngày 10/10 và 11/10, nâng tỷ lệ sở hữu lên 19,94%.

Sự xuất hiện của hai cổ đông lớn mới đã khép lại “triều đại” của nhóm ông Vũ Dương Hiền và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hapaco (HoSE: HAP). Từ tháng 5 đến tháng 8, lần lượt Tập đoàn Hapaco, Chủ tịch HĐQT Vũ Dương Hiền cùng thành viên ban lãnh đạo và người có liên quan đã thoái sạch vốn cổ phần tại Haseco. Sau đó, người Hapaco cũng đồng loạt từ nhiệm.

Còn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia, ngày 23/9/2024, màn đổi chủ gần như đã được hoàn tất khi công ty này chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán UP, đồng thời sử dụng bộ nhận diện thương hiệu, website, nền tảng giao dịch, email và fanpage mới.

Tương tự trường hợp của Haseco, nửa đầu năm, những cổ đông lớn đời đầu của công ty chứng khoán này cũng đã thoái sạch vốn và rời khỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Hay như Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín (VTSS) đã được ĐHĐCĐ ngày 16/9 thông qua việc đổi tên thành Công ty Chứng khoán VTG (VTGS), chuyển trụ sở công ty từ toà nhà 40 Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) về toà nhà Bến Thành Tower (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh). Trước đó, khi gia đình cựu Chủ tịch Ronald Nguyễn Anh Đạt đã “dứt áo ra đi”, TIN Global Pte. Ltd - một doanh nghiệp Singapore đã thâu tóm 49% cổ phần của VTGS.

Đáng chú ý, tất cả các công ty chứng khoán nói trên đều có quy mô nhỏ với vốn điều lệ rơi vào khoảng từ 100 – 300 tỷ đồng và hoạt động kinh doanh ảm đạm. Tính đến cuối quý II/2024, SBBS lỗ luỹ kế 266 tỷ đồng. Con số này ở Haseco và VTGS lần lượt là 31 tỷ đồng và 22 tỷ đồng. Trong khi đó, dù là đơn vị duy nhất ghi nhận lãi luỹ kế (27,5 tỷ đồng) song UP đang “thụt lùi” khi không còn giữ được vị thế trong top 20 thị phần sàn HoSE, top 10 thị phần sàn HNX mà họ từng đạt được vào năm 2009.

Vì sao các công ty chứng khoán nhỏ lọt vào tầm ngắm?

Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty Cổ phần ViCK cho hay, có ba nguyên nhân chính đằng sau làn sóng đổi chủ đang diễn ra tại các công ty chứng khoán.

Đằng sau làn sóng M&A công ty chứng khoán nhỏ
Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty Cổ phần ViCK

Thứ nhất là tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành chứng khoán. Ông Điệp phân tích: “Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đón nhận những dấu hiệu khởi sắc từ nền kinh tế vĩ mô và kỳ vọng được nâng hạng vào năm 2025, dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới sẽ đổ về. Điều này tạo ra tác động tích cực tới một số nhóm ngành. Trong đó, ngành chứng khoán – nơi cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư – được cho là ngành hưởng lợi nhiều nhất”.

Theo vị chuyên gia này, việc Bộ Tài chính chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài không cần ký quỹ trước khi giao dịch cổ phiếu (non-prefunding) đã làm tăng sức hút của thị trường này. Ngành chứng khoán hiện nay đang trở thành “miếng bánh” hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức tài chính lớn.

Thứ hai, nghiệp vụ của công ty chứng khoán có thể giúp ích cho các tổ chức huy động và luân chuyển vốn. Ông Nguyễn Hồng Điệp nhấn mạnh, không giống với trước đây khi giới chủ chủ yếu sử dụng công ty chứng khoán để lợi ích riêng của giới chủ trong việc tạo lập giá và thanh khoản, hiện nay, họ có thể sử dụng các nghiệp vụ hợp pháp để tạo và dịch chuyển nguồn vốn.

“Nếu tìm hiểu kỹ các nghiệp vụ tài chính của công ty chứng khoán, có thể thấy đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc huy động vốn, đặc biệt là trong các tình huống mà tổ chức tín dụng khó có thể thực hiện. Chính vì lý do đó, các công ty chứng khoán ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư”, ông Điệp cho hay.

Thứ ba là do chủ trương tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, khoảng 5 năm trở lại đây, UBCKNN đã dừng cấp phép mở mới công ty chứng khoán. Trong bối cảnh đó, những công ty chứng khoán hiện hữu, dù gặp phải một số khó khăn hoặc tiếng tăm không mấy tốt đẹp, vẫn là một “món hàng có giá” đối với các tập đoàn và tổ chức tài chính lớn muốn tham gia thị trường.

Thực tế, phần lớn các công ty chứng khoán mới đổi chủ thời gian gần đây, như đã nói ở trên, đều có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh ảm đạm, ít được chú ý trên thị trường. Lý giải về xu hướng này, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp cho hay, trước hết, cần phải nhìn nhận rất rõ mục đích thâu tóm công ty chứng khoán của các nhà đầu tư.

Theo chuyên gia, có ba mục đích chính đằng sau các thương vụ này. Thứ nhất, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có liên quan đến nguồn vốn thường mua lại công ty chứng khoán nhằm tạo dựng hành lang pháp lý, từ đó thực hiện các nghiệp vụ. Như đã đề cập, công ty chứng khoán là công cụ hiệu quả để tiếp cận và quản lý nguồn vốn. Thứ hai, nhiều nhà đầu tư thâu tóm công ty chứng khoán với kỳ vọng sẽ “hứng” được một phần lợi ích từ sự bùng nổ thanh khoản của thị trường, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Thứ ba, một số tổ chức coi việc mua lại công ty chứng khoán như một khoản đầu tư dài hạn, để sau này có thể bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn, mong muốn tham gia vào thị trường,.

“Dù với mục đích nào, các công ty chứng khoán nhỏ, ít hoạt động hoặc có hoạt động kinh doanh ảm đạm vẫn là một lựa chọn “lý tưởng” đối với các nhà đầu tư. Thâu tóm một công ty chứng khoán nhỏ, thường chỉ do một vài cổ đông nắm giữ, rõ ràng dễ dàng hơn nhiều so với việc thôn tính các công ty quy mô lớn với tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi cao. Từ góc độ hoạt động, các nhà đầu tư thường sẽ ưu tiên lựa chọn những công ty chứng khoán ít hoạt động hoặc chấp nhận mất thời gian để tái cấu trúc, thay vì đầu tư vào những công ty có hiệu quả kinh doanh tốt hơn, do giá mua thường cao hơn đáng kể”, ông Điệp phân tích.

Thách thức và kỳ vọng

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, khi nhắm tới các công ty chứng khoán nhỏ, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro và thách thức khi tiếp quản và tiến hành tái cơ cấu để phát triển theo định hướng mới. Tùy thuộc vào từng mục đích, những rủi ro mà họ phải đối mặt sẽ khác nhau. Ông Điệp đánh giá, nếu mua lại công ty chứng khoán nhằm mục đích tạo dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động nghiệp vụ về vốn, rủi ro tái cấu trúc của chủ mới là không lớn.

“Trong trường hợp này, công ty chứng khoán chỉ cần phục vụ cho một nhóm đối tượng nhỏ. Lúc này, rủi ro chủ yếu nằm ở việc giới chủ liệu có thực hiện nghiệp vụ vốn theo quy định của pháp luật không, hay họ sẽ đi theo “vết xe đổ” của những công ty chứng khoán từng sử dụng chiêu trò để tạo lập giá cổ phiếu liên quan. Mặt khác, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh - một nghiệp vụ mà đôi khi giới chủ sẽ sử dụng như một cách để giữ hàng của một số nhóm lợi ích. Thực tế, trên thị trường có một số công ty chứng khoán nhỏ đang nắm danh mục tự doanh lớn. Đây không phải danh mục tự doanh thông thường mà chủ yếu để một nhóm ông chủ thực hiện nghiệp vụ M&A. Trước khi chính thức thực hiện M&A, họ có thể repo, đứng tên hộ dưới hình thức tự doanh của công ty chứng khoán. Rõ ràng, khi sử dụng nghiệp vụ tự doanh, giới chủ có thể làm được rất nhiều điều. Theo đó, rủi ro, có chăng chỉ là vấn đề pháp lý và tuân thủ”, vị chuyên gia phân tích.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức tìm mua công ty chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm thị phần, rủi ro nằm ở vấn đề về vốn, chiến lược và nhân sự.

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, để có được thị phần, tăng vốn thôi là không đủ: “Xây dựng một công ty chứng khoán cần rất nhiều thứ. Các ông chủ phải định hình rõ hướng phát triển của mình sẽ đi theo hướng nào: thị phần, dịch vụ, cho vay hay tư vấn. Cùng với đó là xây dựng đội ngũ nhân sự. Thực tế, lượng nhân sự đủ năng lực đảm nhận các vị trí lãnh đạo như Tổng giám đốc hay Giám đốc khối của các công ty chứng khoán rất hạn chế. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là, họ sẽ xây dựng chiến lược cạnh tranh như thế nào để giành được lợi thế trong một môi trường mà giá dịch vụ ngày càng thấp?”

Ông Điệp phân tích, trong cuộc cạnh tranh này, các nhà đầu tư sẽ luôn được hưởng lợi từ các chương trình giảm phí, cải thiện năng lực tư vấn đầu tư,… khi các công ty chứng khoán thực hiện các chiến lược để tìm kiếm thị phần. Tuy nhiên, đối với các công ty chứng khoán, nếu các hoạt động khách hàng thực hiện qua lâu mà không có hiệu quả, không giúp họ kiếm được thị phần đủ thu, đủ chi, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro hoạt động.

Nhìn lại lịch sử, đã có không ít trường hợp công ty chứng khoán nhỏ “thay máu” thành công và giành được vị thế mới trên thị trường, tạo ra những thay đổi tích cực trong bức tranh thị phần.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp đánh giá, thời gian tới, xu hướng M&A các công ty chứng khoán sẽ còn tiếp tục: “Xét trong bối cảnh vốn hoá thị trường còn nhỏ, số lượng nhà đầu tư còn ít, số lượng công ty chứng khoán lớn nhưng số lượng hoạt động có hiệu quả, mang lại giá trị cho thị trường và giúp ích cho thanh khoản không có nhiều, chủ trương hạn chế mở mới công ty chứng khoán của UBCKNN là một hướng đi đúng đắn. Theo tôi, xu hướng M&A công ty chứng khoán hiện hữu là phù hợp với điều kiện của thị trường và làn sóng này sẽ còn tiếp tục. Việc các ông chủ thu mua các công ty chứng khoán nhỏ và sáp nhập với nhau để thành công ty chứng khoán lớn hơn là một điều tốt, đặc biệt là trong tương lai, khi Luật Chứng khoán mới ra đời, yêu cầu về số vốn cũng cao hơn. Bản thân tôi cũng ủng hộ xu hướng này. Những công ty chứng khoán có hoạt động đình trệ cần có những người chủ mới. Dù mục đích M&A là gì, miễn là tuân thủ pháp luật, điều này đều có ý nghĩa tích cực đối với thị trường”.

Nguồn:Đằng sau làn sóng M&A công ty chứng khoán nhỏ

Thái Hà
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Theo Thông tư 50 của NHNN, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
"Bị" áp VAT:  Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ

Đề xuất thay đổi quy định thuế VAT với doanh nghiệp phân bón sẽ giúp phân bón nội địa cạnh tranh hơn so với phân bón nhập khẩu, từ đó hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam

1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam

Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn TMĐT bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại với giá khá rẻ so với các sàn trong nước.
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu

Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu

Việc Tổng thống Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga khiến xung đột Đông Âu phức tạp hơn. Điều này có thể tiếp tục hỗ trợ giá vàng tuần tới.
Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Tỷ giá và dòng vốn đầu tư đang là ẩn số khi các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump gợi lên viễn cảnh tăng giá của đồng bạc xanh, lạm phát và thắt chặt lãi suất.
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt

Giá vàng vẫn tăng chóng mặt

Giá vàng hôm nay (23/11) biến động dữ dội khi nhu cầu trú ẩn vốn vượt trội sức mạnh của đồng USD

Các tin khác

Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Tháo gỡ điểm nghẽn tín dụng nhà ở xã hội, tạo tuần hoàn và chu chuyển vốn

Giá bán, thu nhập của người mua nhà, tính pháp lý và hiệu quả của dự án vẫn sẽ là những cốt lõi tháo gỡ điểm nghẽn giúp tạo sự tuần hoàn và chu chuyển vốn tín dụng nhà ở xã hội.
Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Đề xuất doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Ở dự thảo nghị định xăng dầu mới, Bộ Công Thương sẽ trình thêm phương án thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán lẫn nhau và doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu.
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?

Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?

Nếu Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội để phục hồi nền kinh tế và thúc đẩy hệ thống đa phương, thì có thể không cần lo ngại về nhiệm kỳ tới của ông Trump.
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN

Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN

Triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng của khu vực ASEAN.
Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Mối đe dọa thứ hai từ ông Trump với kinh tế châu Á

Một đồng USD tăng giá dưới thời chính quyền Trump nhiệm kỳ II có thể gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trung ương châu Á.
Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử

Alibaba loay hoay củng cố mảng thương mại điện tử

Alibaba sẽ hợp nhất mảng thương mại điện tử trong nước và nước ngoài, một động thái mới sau hàng loạt thay đổi để chống đỡ sự phát triển mạnh của các đối thủ.
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản

Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay (22/11) đảo chiều giảm mạnh 100 đồng. Trong khi đó, giá USD trên thị trường thế giới lên mức cao nhất 13 tháng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 – Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Mở phiên giao dịch ngày 22/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, vượt ngưỡng 86,5 triệu đồng/lượng, qua đó đánh dấu phiên tăng thứ 6 liên tiếp trong tuần.
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?

Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?

Căng thẳng thương mại sẽ gia tăng đáng kể vào thời điểm nhiều nền kinh tế châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, đang dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng.
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang

Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang

Giá dầu tăng vào ngày thứ Năm (21/11), khi Nga và Ukraine phóng tên lửa vào nhau, lấn át tác động của việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo.
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

Kết thúc thời gian đăng ký giao dịch từ 23/10-21/11/2024, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) mua vào tổng cộng gần 247 triệu cp quỹ với số tiền chi ra ước tính gần 10.5 ngàn tỷ đồng.
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển

Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển

Với năng lực hiện có, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường cao tốc trong nước, trong đó có VEC đủ sức hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc quốc gia.
"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

"Chủ đề" nào cho áp lực tỷ giá năm 2025?

Nhiều số liệu khác nhau về lượng ngoại hối dự trữ đã bán ra nhưng ước tính khoảng 8-10 tỷ USD đã được NHNN đưa ra thị trường để ổn định cầu ngoại tệ.
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

World Bank đề xuất cho Việt Nam vay hơn 11 tỉ USD trong 5 năm tới

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất kế hoạch tài trợ hơn 11 tỉ USD cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới, tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp bền vững…
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?

Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?

Mối đe dọa về thuế quan và thái độ không hợp tác với các đồng minh quốc phòng của Mỹ gây ra rủi ro lớn cho Đông Nam Á, nhưng khu vực này có thể chủ động đối phó.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động