Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế việt nam là động lực của ASEAN (Ảnh Wiki) |
Các nền kinh tế trên toàn cầu tiếp tục hành trình chậm chạp trở lại mức trước đại dịch, triển vọng tăng trưởng kinh tế trung hạn yếu ớt. Tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến sẽ đạt 3% vào năm 2024 và 3,1% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,7% của giai đoạn 2010-2019.
Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu uy tín, triển vọng của ASEAN tươi sáng hơn nhiều, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 4,5% vào năm 2024 và 4,7% vào năm 2025.
Một số nền kinh tế trong khu vực được xem là “mũi nhọn” tăng trưởng, như Indonesia ở mức 5%, Việt Nam ở mức 6,2% và Philippines ở mức 6%. Ngay cả Thái Lan, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 2,7% và Malaysia ở mức 4,6%, cũng sẽ gần bằng hoặc vượt mức trung bình toàn cầu.
ASEAN được dự báo trở thành trung tâm cho thương mại toàn cầu, hội nhập khu vực và đổi mới công nghệ. Đến năm 2030, nền kinh tế ASEAN dự kiến sẽ tăng trưởng lên 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, trở thành khu vực kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi một số yếu tố.
Thái Lan đang sẵn sàng dẫn đầu quá trình chuyển đổi xanh của khu vực; Malaysia và Singapore đã thu hút được lượng FDI đáng kể vào các ngành công nghiệp có giá trị cao, nhờ vào cơ sở hạ tầng phát triển và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Các quốc gia thành viên ngày càng liên kết với nhau thông qua các cải thiện về cơ sở hạ tầng và hành lang kinh tế, chẳng hạn như Khu kinh tế đặc biệt Johor-Singapore (SEZ) của Malaysia và Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) của Thái Lan.
Sự tham gia của ASEAN vào các hiệp định thương mại như Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) củng cố vị thế của khu vực như một trung tâm quan trọng cho thương mại xuyên biên giới, với quyền tiếp cận miễn thuế cho 2,2 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.
Động lực tăng trưởng của ASEAN bắt nguồn từ nền tảng vững chắc, dân số trẻ và số hóa ngày càng tăng. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, các khoản đầu tư chiến lược vào giáo dục, công nghệ và tính bền vững sẽ quyết định thành công trong tương lai của khu vực.
Khu vực ASEAN đang bùng nổ trung tâm dữ liệu toàn cầu (Ảnh Data Centre) |
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho nhu cầu “Trung Quốc + 1” với rất nhiều lợi thế vĩ mô vẫn còn nguyên vẹn: vị trí địa lý thuận lợi, chính sách ngày càng được cải thiện, quan hệ ngoại giao rộng rãi; nguồn lao động dồi dào,…
Dự kiến năm 2024 Việt Nam sẽ thu hút được 40 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Điều đáng chú ý là hàm lượng vốn giàu công nghệ ngày càng cao. Nghệ An sắp cán mốc 5 tỷ đô la Mỹ vốn FDI với 147 dự án; Hải Phòng là điểm đến của 4 tỷ đô la Mỹ.
Các “ông lớn” công nghệ, như Mitsubishi Estate, LG Display, Goertek, Runergy, Foxconn, Luxshare, Amkor, Hana, Apple,… đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất giúp Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng công nghệ bán dẫn của khu vực.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của giới nghiên cứu chiến lược kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang xuất hiện nhiều động lực tăng trưởng mới, đó là đầu tư công, đầu tư tư nhân - với những dự án tầm thế kỷ, và xuất nhập khẩu đang rất mạnh.
Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu khoảng 7 - 7,5%.
Tin liên quan
Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ngược dòng tăng mạnh 13/12/2024 21:48
CÓ MỘT NGHỀ NHƯ THẾ! 20/11/2024 15:00
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa 13/12/2024 15:47
Cùng chuyên mục
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY
Kinh tế 13/12/2024 17:00
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường
Kinh tế 13/12/2024 09:00
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Kinh tế - Tài chính 12/12/2024 21:12
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024
Kinh tế 12/12/2024 09:00
Quỹ đầu tư 528 tỷ USD đánh giá Việt Nam "vô cùng thu hút" để đầu tư
Kinh tế 12/12/2024 06:00
Giá vàng bật tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng
Kinh tế 11/12/2024 15:48
Các tin khác
SCB dừng dịch vụ chuyển tiền qua Internet kể từ 12/12
Kinh tế 11/12/2024 11:30
Cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Chuyên gia nói gì?
Kinh tế 11/12/2024 08:00
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
Kinh tế 09/12/2024 11:31
Đông Nam Á tăng tốc thương mại quốc tế trước lo ngại thuế quan Mỹ
Kinh tế - Tài chính 08/12/2024 18:00
Nhà máy đạm Phú Mỹ không ngừng đổi mới sáng tạo trên hành trình hiện đại hóa
Kinh tế 08/12/2024 10:00
Giá xăng RON 95 giảm 290 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 15:41
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội để chuyển đổi xuất khẩu xanh
Kinh tế - Tài chính 05/12/2024 06:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Kinh tế 04/12/2024 08:00
“Rộng cửa” xuất khẩu sang UAE
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 14:00
Cơ hội từ tiêu dùng bền vững
Kinh tế 03/12/2024 13:00
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 10:00
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?
Kinh tế - Tài chính 03/12/2024 08:00
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chống lãng phí, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Kinh tế 02/12/2024 18:00
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Kinh tế 02/12/2024 12:41
Mỹ dự kiến "giáng đòn" thuế quan mới với các nước Đông Nam Á
Kinh tế 02/12/2024 11:00
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Kinh tế 02/12/2024 09:40
Bất cập về bậc thuế, mức thuế: Nên sửa thế nào?
Kinh tế 29/11/2024 17:00
Gỡ vướng thế chấp tài sản trí tuệ
Kinh tế 29/11/2024 15:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00