Khó cân bằng cung – cầu tín dụng cuối năm

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, nhiều ngân hàng thương mại liên tục tung ra các gói ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp, nhằm tận dụng tính chất mùa vụ kinh doanh cuối năm. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp. Hồ Chí Minh vẫn khó tiếp cận được các gói tín dụng ưu đãi này dù nhu cầu vốn luôn hiện hữu mà nguyên nhân chính là doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo để thế chấp.
Khó cân bằng cung – cầu tín dụng cuối năm

Khó tiếp cận vì hết tài sản thế chấp

Giá nguyên vật liệu đang có xu hướng nhích lên theo giá điện, giá dầu, trong khi thị trường tiêu thụ vẫn chưa phục hồi rõ ràng khiến hoạt động của không ít doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp có dự án công trình cơ khí nhưng lại đang gặp khó trong việc xoay vốn hoạt động.

Theo ông Văn Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất công nghiệp và Thương mại Vít Việt, hiện doanh nghiệp có đơn hàng để sản xuất cho mùa vụ cuối năm, nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Do đặc thù của ngành cơ khí là đầu tư lâu dài, máy móc thiết bị mua phải trả liền, trong khi dòng xoay vốn lại quá chậm quá. Điều này dẫn đến nhiều thời điểm các doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn về dòng tiền, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ còn chưa phục hồi mạnh như hiện nay.

Ông Vũ cho biết, hiện nay nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp được các ngân hàng tung ra để hỗ trợ doanh nghiệp cho mùa kinh doanh cuối năm. Bản thân doanh nghiệp cũng rất muốn vay vốn ngân hàng, tuy nhiên do không còn tài sản đảm bảo nên việc tiếp cận rất khó. Doanh nghiệp có đơn hàng mà không có vốn thì cũng chịu thua.

“Chúng tôi có khoảng 5.000 m2 đất nằm trong Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn II, tuy nhiên do Nhà nước chưa công bố bảng giá đất nên không thể dùng tài sản này để đi thế chấp vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp đã phải trả hết tiền thuê đất sử dụng lâu năm, còn nhà cửa thì đã mang đi thế chấp hết rồi. Do đó, các gói tín dụng ưu đãi hay ngay cả chương trình kích cầu của Tp. Hồ Chí Minh mới tái khởi động gần đây mà không có tài sản đảm bảo thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được”, ông Vũ chia sẻ.

Không riêng doanh nghiệp cơ khí này, nhiều doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động cho mùa kinh doanh cuối năm, tuy nhiên do không còn tài sản đảm bảo nên việc tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, tài sản thế chấp của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phần lớn là đất nông nghiệp, nhưng lại đang bị ngân hàng định giá rất thấp. Hạn mức tín dụng được cấp nhiều khi chỉ được 20% so với giá trị trường. Chưa kể, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nông nghiệp lâu nay gặp rất nhiều rào cản, do được ngân hàng nhận định có rủi ro cao, thanh khoản thấp, lợi nhuận không nhiều.

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (Sadaco) cũng cho hay, bài toán vốn luôn là câu chuyện dài kỳ của các doanh nghiệp, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay.

Theo ông Mạnh, với bối cảnh thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn của ngành gỗ và các ngành xuất khẩu thì có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, lợi nhuận suy giảm, hết tài sản đảm bảo. Trong khi đó, điều kiện vay vốn của ngân hàng vẫn không thay đổi, vẫn cần tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Do đó, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp không phải đơn giản. Doanh nghiệp phải tiếp cận được với ngân hàng thì mới bàn đến câu chuyện lãi suất, hay hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng.

Trước đó, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cũng cho biết, để trụ lại sau đợt dịch COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều phải dùng tài sản đảm bảo đi vay ngân hàng. Hiện các doanh nghiệp này gặp 2 vấn đề chính là lãi vay khoản nợ cũ còn khá cao và không vay mới được do hết tài sản thế chấp.

Dù đà suy giảm của xuất khẩu gỗ đã thu hẹp trong thời gian gần đây, nhưng nếu muốn khôi phục tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ngành gỗ vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, ở thời điểm này, vẫn không có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay mới để đầu tư máy móc, vật liệu mà chủ yếu vay để đảo nợ cũ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HUBA), các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, đặc biệt là mùa cao điểm sản xuất cuối năm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu… và đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp.

Các doanh nghiệp này muốn vay thêm là bất khả thi, do không còn tài sản đảm bảo để thế chấp. Trong khi đó, nhà xưởng trong khu công nghiệp thì ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo; tài sản xây dựng trên đất nông nghiệp bị định giá thấp… nên nhiều công ty vô cùng khó khăn trong vấn đề huy động vốn lưu động.

Với các khó khăn trên, đại diện HUBA đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét tháo gỡ bằng cách định giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường; tăng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được thế chấp tài sản đất thuê hàng năm và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp.

Tiếp tục khơi thông dòng vốn

Một cuộc khảo sát mới thực hiện và công bố cuối tháng 10/2023 của HUBA cho thấy, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là đơn hàng sụt giảm, thị trường tiêu thụ khó khăn đã làm tăng tồn kho ngoài dự kiến, ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh. Sự kết hợp giữa lực cầu suy yếu, lạm phát cao, gánh nặng nợ tạo nên khó khăn thực sự cho một số doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong một số ngành như vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, gỗ… vẫn trong tình trạng khan hiếm đơn hàng. Doanh nghiệp thuê đất hàng năm khu công nghiệp không được cấp giấy đất để vay vốn kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp nông nghiệp khó vay vốn, tài sản thế chấp bị đánh giá quá thấp nên thiếu hụt vốn kinh doanh”, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết.

Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hầu hết khó khăn do không thu hồi được nợ và khó có khả năng trả nợ trái phiếu. Sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho các doanh nghiệp xây dựng không có đơn hàng, kinh doanh đình đốn. Do không có vốn kinh doanh nên việc tiếp cận dự án đầu tư công là khó khả thi. Kết quả là hàng loạt đơn vị xây dựng, bất động sản nhỏ lâm vào tình trạng phá sản.

Với các khó khăn trên, có tới 44% doanh nghiệp có doanh thu giảm và 50% số doanh nghiệp có lợi nhuận giảm. Do đó, khảo sát của HUBA ghi nhận có tới 73% doanh nghiệp mong muốn Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn tín dụng, giảm lãi suất; 59% doanh nghiệp đề xuất được giảm các loại thuế, phí, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…

Tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ tín dụng, giảm lãi vay lên tới 73% cho thấy không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, cũng như phần nào phản ánh khó khăn trên thị trường tiêu thụ. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng muốn đẩy vốn ra, nhưng với bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, dòng tiền yếu nên thường vướng các quy định liên quan đến chuẩn tín dụng, nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo.

Thực tế, số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn mới đạt 4,67%, tăng thấp hơn so với bình quân chung cả nước (tăng 7,39%). Do đó, việc kết nối cung – cầu tín dụng đang là bài toán của ngành ngân hàng thành phố trong những tháng cuối năm này.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 1.000 kiến nghị của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề vay vốn ở các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố đã đề nghị các ngân hàng thương mại phải trực tiếp tiếp cận, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; trường hợp nào không cho vay được cũng phải phản hồi lại cho doanh nghiệp được biết.

Tuy vậy, theo ông Lệnh, việc cho vay vốn hay không tùy thuộc vào quyết định của từng ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào hoạt động cho vay của các ngân hàng. Với những khó khăn mà doanh nghiệp phản ánh, trường hợp vướng về mặt cơ chế chính sách như vấn đề tài sản đảm bảo đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp… thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp thu và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, UBND thành phố xem xét xử lý. Vướng về thủ tục hành chính, cán bộ ngân hàng nhũng nhiễu thì doanh nghiệp có thể phản ánh qua đường dây nóng, email… Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp xử lý.

“Đối với khó khăn vướng mắc thuộc doanh nghiệp, chúng tôi mong doanh nghiệp chia sẻ với ngành ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng yêu cầu nguyên tắc tín dụng mà vẫn cho vay ra thì bản thân cán bộ tín dụng đã sai, có thể phải đối mặt với các án phạt. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tín dụng của chính ngân hàng đó và có thể dẫn đến hệ quả xử lý nợ xấu khó khăn mà các chuyên gia thường ví von là “cục máu đông” trong nền kinh tế”, ông Lệnh chia sẻ.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, hiện các ngân hàng đang nỗ lực khơi thông tín dụng cho nền kinh tế, thông qua một số giải pháp như giảm thời gian duyệt hồ sơ, hỗ trợ khách hàng vay vốn… Từ nay đến cuối năm, để kích thích tăng trưởng, trong ngắn hạn, ngành ngân hàng thành phố sẽ tập trung khai thác lợi thế tính chất mùa vụ, dịp Tết với nhu cầu vốn thường tăng cao như lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu, du lịch…

Đáng chú ý, để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường của Tp. Hồ Chí Minh, các ngân hàng đang giải ngân cho vay bình ổn thị trường với mức lãi suất rất thấp khoảng 4-6%/năm. Hiện doanh số giải ngân của chương trình đã lên đến khoảng 9.000 tỷ đồng, bao gồm cho vay doanh nghiệp sản xuất trực tiếp và các doanh nghiệp phân phối.

Ở góc độ ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Văn Bách, Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Agribank cũng cho biết: Trong tháng cuối năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Theo đó, Agribank chia ra các chương trình đối với khách hàng doanh nghiệp, gắn với các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng kinh tế là: xuất nhập khẩu, tiêu dùng, đầu tư. Với khách không có nhu cầu vốn lưu động mà đầu tư, Agribank cũng có gói 10.000 tỷ đồng cho nhóm này với lãi suất trung - dài hạn ưu đãi, tùy quy mô của từng khoản mà mức độ ưu đãi về lãi suất và ưu đãi khác nhau./.

Theo Hứa Chung – Xuân Anh/TTXVN
doanhnhanvn.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tạp chí Tự động hoá Ngày nay đồng hành nghĩa tình cùng hộ nghèo xã Thọ Sơn (Nghệ An)

Tạp chí Tự động hoá Ngày nay đồng hành nghĩa tình cùng hộ nghèo xã Thọ Sơn (Nghệ An)

Ngày 18/01/2025, đoàn thiện nguyện Tạp chí Tự động hoá Ngày nay do nhà báo Phạm Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập làm trường đoàn, cùng đại diện nhà tài trợ đã phối hợp với UBND xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trao sách cho trường học, trao quà và bàn giao xây dựng nhà cho các hộ nghèo tại xã Thọ Sơn.
ASEAN 2025: Thiết lập các ưu tiên nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN

ASEAN 2025: Thiết lập các ưu tiên nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ được tổ chức vào ngày 19/1/2025.
Vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, với nhiều kết quả nổi bật đạt được về phát triển kinh tế, vùng Đồng bằng sông Hồng đã khẳng định vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước và "là một trong các vùng đi tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ người dân khó khăn dịp Tết 2025

Xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ người dân khó khăn dịp Tết 2025

Thủ tướng Chính Phủ vừa quyết định xuất cấp 7.500 tấn gạo để hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tổng mức chi cho đảm bảo an sinh xã hội dịp Tết ước tính là 10.000 tỷ đồng.
10 dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024

10 dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024

Năm 2024, tình hình kinh tế trong nước đã trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế trong nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Các tin khác

Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”

Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”

Công an thành phố Hà Nội, cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình trên không gian mạng bằng việc quay số nhận “túi mù”.
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật

Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật

Ngày 28/12, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới

Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới

Sáng 28/12, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo công bố kết quả chuyên án 0924L, triệt phá ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Đây là vụ án chưa từng có trong tiền lệ tại tỉnh Lai Châu khi ban chuyên án trực tiếp đấu tranh tội phạm ngay tại Campuchia.
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực. Cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ cho thấy, Việt Nam ghi điểm cao hơn một số nước châu Á về sản xuất các sản phẩm có giá trị cao.
Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội

Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội

Cùng với việc tham gia tái thiết thôn Kho Vàng, Petrovietnam còn đồng hành với các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai để thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã có những chia sẻ đáng chú ý trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu – điện ảnh.
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Bối cảnh phát triển mới với nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, trong đó khó khăn có phần nổi trội hơn; khát vọng phát triển đất nước lại rất lớn, do vậy để đạt được các mục tiêu đặt ra cần phải có những nỗ lực “phi thường”, cần phải “vượt qua chính mình”.
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký thông báo kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nghị quyết này tập trung vào việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hoạt động hiệu lực.
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Nhiều địa phương đã công bố mức thưởng Tết, có nơi thưởng Tết Nguyên đán lên đến gần 400 triệu đồng. Các chuyên gia dự báo, tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Sự gia tăng của các giải pháp tài chính nhấn mạnh cam kết của Đông Nam Á trong việc đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo.
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream trên kênh VTV Digital và trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

Theo quy định, sẽ có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2025, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Các mức thuế mới của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á sẽ làm tăng giá và giảm biên lợi nhuận.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Để đảm bảo đời sống người nộp thuế trong bối cảnh chờ lộ trình sửa đổi Luật, nhiều ý kiến cho rằng, ngay trong năm 2025 cần sớm điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh...
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động