Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm

Luật Đất đai 2024 đi theo hướng đẩy mạnh thuê đất trả tiền hằng năm, giúp ổn định nguồn thu từ đất đai, kiến tạo sự phát triển bền vững, tuy nhiên cũng bộc lộ những lỗ hổng có thể gây thất thoát ngân sách.
Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm
Thuê đất trả tiền hằng năm nơm nớp lo âu khi giá đất biến động. Ảnh: Hoàng Anh

Biến đất đai thành “con gà đẻ trứng vàng”

Bám sát Nghị quyết 18 về việc cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách, Luật Đất đai 2024 đã mở rộng các trường hợp thuê đất trả tiền hằng năm và giới hạn thuê đất trả tiền một lần.

Theo đó, chỉ có ba nhóm trường hợp được lựa chọn thuê đất trả tiền một lần. Đầu tiên là các dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tiếp đó là các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cuối cùng là các dự án xây dựng công trình công cộng để kinh doanh; sử dụng đất thương mại dịch vụ cho hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng.

Các dự án sản xuất, kinh doanh còn lại sẽ buộc phải thuê đất trả dần từng năm, được ổn định đơn giá cho mỗi chu kỳ năm năm.

Theo chuyên gia pháp lý bất động sản, Ths. Nguyễn Văn Đỉnh, đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với bản chất của đất thương mại, dịch vụ, đất sản xuất, kinh doanh.

Ông Đỉnh lập luận, đất thương mại, dịch vụ vẫn thường được coi là “gà đẻ trứng vàng”. Khi trao loại tư liệu sản xuất này cho doanh nghiệp thông qua hợp đồng thuê đất, Nhà nước không chỉ trông đợi khoản tiền thuê đất mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách.

Thậm chí, tiền thuê đất chỉ giữ vai trò thứ yếu. Kỳ vọng lớn hơn cả là doanh nghiệp sẽ bỏ vốn, tạo lập tài sản trên đất và việc khai thác tài sản sẽ tạo ra giá trị cho xã hội, gồm tiền thuê đất, các khoản thuế, phí, lệ phí, cơ hội việc làm... cho người dân.

Đất thương mại, dịch vụ, mở rộng ra là các loại đất sản xuất, kinh doanh, có thể trở thành động lực dẫn dắt sự phát triển của đất nước.

Không những thế, theo ông Đỉnh, việc yêu cầu các loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cơ bản phải thuê đất trả tiền hằng năm còn giúp chấm dứt hiện tượng “ôm đất”, “găm giữ đất” - hiện tượng đang diễn ra tràn lan.

Tại nhiều địa phương hiện nay đang có hiện tượng “quây tôn” các khu đất vàng. Chủ đất sau khi “thâu tóm” đã không có đủ năng lực, kinh nghiệm để đầu tư hoặc không có ý định đầu tư mà chỉ găm giữ đất để chờ tăng giá rồi chuyển nhượng, kiếm lời.

Điều này khiến nguồn lực đất đai không được khai thác hiệu quả và gây mất mỹ quan đô thị.

Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm
Ths. Nguyễn Văn Đỉnh. Ảnh: Hoàng Anh

Nguyên nhân chính của thực trạng này là do Luật Đất đai 2014 cho phép nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời hạn thuê. Luật cũng quy định doanh nghiệp thuê đất trả tiền một lần được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dù chưa đầu tư gì.

Trong khi đó, nếu phải thuê đất trả tiền hằng năm thì chủ đất không được chuyển nhượng đất mà chỉ được bán hoặc cho thuê tài sản trên đất sau khi đã đầu tư xây dựng hoàn thiện theo đúng quy hoạch, thiết kế.

Bản thân quyền sử dụng đối với thửa đất thuê trả tiền hằng năm không phải là tài sản đưa vào giao dịch mà tài sản trên đất mới là đối tượng giao dịch.

Việc thuê đất trả hằng năm khiến người sử dụng đất phải sớm đầu tư xây dựng công trình để đưa đất vào sử dụng. Các doanh nghiệp do không phải dành một nguồn tiền lớn để nộp tiền thuê đất một lần cho toàn thời hạn dự án (50-70 năm) nên có thể dồn vốn đầu tư tạo lập tài sản trên đất. Yếu tố “đầu cơ” bị giảm thiểu và thị trường sẽ hầu như chỉ gồm các doanh nghiệp có nhu cầu thực.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt, theo ông Đỉnh, loại hình đất thuê trả tiền hằng năm cũng có nhược điểm là người sử dụng đất luôn “nơm nớp” lo âu do giá đất biến động liên tục.

Cá biệt thời gian qua, tại một số đô thị ven biển như Đà Nẵng có hiện tượng giá đất của chu kỳ năm năm sau tăng gấp 6 - 7 lần so với chu kỳ trước, khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản, các nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa.

Trước tình hình đó, Luật Đất đai 2024 đã có chính sách “an dân” khi quy định tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ năm năm; tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo được tính căn cứ bảng giá đất nhưng mức tăng được đảm bảo không quá tổng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm cả nước của giai đoạn năm năm trước đó.

Đây là một sự cam kết của Nhà nước với người sử dụng đất thuê hằng năm, giúp họ yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, loại bỏ tâm lý bất an thời gian qua.

Bịt lỗ hổng tránh gây chảy máu nguồn lực đất đai

Mặt khác, theo vị chuyên gia này, rất nhiều vấn đề liên quan đến loại hình đất thuê trả tiền hằng năm cần được giải quyết thoả đáng để tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Thứ nhất, Điều 125 Luật Đất đai 2024 chỉ quy định về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần; không quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất khi cho thuê đất trả tiền hằng năm.

Điều 124 cũng không quy định việc cho thuê đất trả tiền hằng năm mặc nhiên không thông qua đấu giá, đấu thầu.

Như vậy đã có “khoảng trống pháp luật”, không xác định được việc nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm thì có phải thông qua đấu giá hay không (đơn cử trường hợp đất sạch do nhà nước quản lý). Đây là câu hỏi rất quan trọng, bởi các loại đất sản xuất, kinh doanh chủ yếu sẽ phải áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

Ông Đỉnh lấy dẫn chứng, tại các khu đất “kim cương” như Tràng Tiền Plaza, khách sạn Metropole... sát cạnh Bờ Hồ, khi hết thời hạn thuê đất, nhà nước thu hồi đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án mới nhưng không đấu giá mà “chỉ định” trực tiếp, chủ đầu tư nộp tiền thuê đất theo bảng giá đất hằng năm.

Khoảng trống pháp luật khi không có quy định việc cho thuê đất trả tiền hằng năm phải thông qua đấu giá, đấu thầu.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh- Chuyên gia pháp lý bất động sản

Viễn cảnh trên khiến không ít người băn khoăn, lo ngại, đặc biệt ở vị thế của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý. Liệu người có thẩm quyền có thể ký các quyết định về lựa chọn nhà đầu tư, về cho thuê đất, về giá đất... khi không áp dụng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất.

Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ “chảy máu” nguồn lực đất đai nếu những khu đất thương mại, dịch vụ tại các vị trí đắc địa được giao không qua đấu giá mà áp dụng cơ chế chỉ định và ấn định giá thuê theo bảng giá đất.

"Câu chuyện này rất có thể sẽ xảy ra khi quy định mới của Luật Đất đai năm 2024 phát sinh hiệu lực", ông Đỉnh nhìn nhận.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các quy định khác tại Luật Đất đai 2024, có thể nhận thấy mục đích của nhà làm luật là quy định việc cho thuê đất trả tiền hằng năm sẽ không cần thông qua đấu giá, đấu thầu.

Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 159 quy định giá đất trong bảng giá đất sẽ được áp dụng để tính tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Như vậy, giá đất trong bảng giá đất (ban hành hằng năm) sẽ được áp dụng để tính tiền thuê đất cho mọi trường hợp thuê đất trả hằng năm.

Với mức tiền thuê đất đã được ấn định sẵn (lấy theo bảng giá đất) thì bất kỳ chủ thể nào sử dụng đất cũng trả tiền thuê như nhau, do đó không cần thiết phải đấu giá?

Nếu áp dụng pháp luật theo hướng này sẽ rất đáng lo ngại, bởi bảng giá đất được xây dựng cho địa bàn toàn tỉnh, thành phố thuộc trung ương, không phải giá đất cụ thể nên rất khó bảo đảm bảng giá đất có thể bám sát giá đất giao dịch trên thị trường, đặc biệt với các khu đất ở vị trí đắc địa.

Do đó, việc người thuê đất trả hằng năm chỉ phải trả tiền thuê theo giá đất trong bảng giá đất có nguy cơ gây thất thoát ngân sách.

Mặt khác, quy định này cũng tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, do Nhà nước được cho thuê đất mà không qua đấu giá, đấu thầu nên có thể xuất hiện sự ưu ái cho các doanh nghiệp “thân quen”. Với tiền thuê đất rẻ, các doanh nghiệp “sân sau” có thể được tiếp cận hàng loạt khu đất giá trị cao để xây dựng công trình khách sạn, siêu thị... và cho thuê lại để kiếm lời.

Theo ông Đỉnh, đây là vấn đề lớn, hệ trọng, cần được cấp có thẩm quyền đưa ra phương án giải quyết thấu đáo bởi như đã nêu, các loại đất sản xuất, kinh doanh chủ yếu sẽ phải áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

Nguồn lực quan trọng này cần phải được phân bổ theo cơ chế thị trường, trên nguyên tắc cạnh tranh để đảm bảo tính minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Vấn đề thứ hai, quy định tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ năm năm; chu kỳ tiếp theo tăng không quá tổng chỉ số giá tiêu dùng của năm năm trước đó là chính sách “an dân” cần thiết, giúp doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, tạo lập tài sản trên đất thuê.

Song, cần lưu ý rằng mức tiền thuê đất này sẽ được thu thập để tham chiếu khi định giá đất các thửa đất tương tự ở khu vực lân cận (ví dụ nếu định giá đất theo phương pháp so sánh). Việc khống chế mức tiền thuê đất liệu có khiến giá đất xác định không phản ánh được tính thị trường?

Quy định mới của Luật Đất đai là bảo vệ người đang thuê đất trả tiền hằng năm bằng cách ổn định giá đất để “an dân” nhưng giá đất đó vô hình trung lại được tham chiếu để định giá đất cho những quan hệ cho thuê đất mới.

Trước đó, Luật Đất đai 2013 có quy định: “Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau”.

Luật Đất đai 2024 mặc dù đã bỏ nội dung này nhưng đây là nguyên tắc thị trường sẽ được áp dụng, kể cả không nêu trong luật. Như vậy, với đất thuê trả hằng năm, có thể hình thành chuỗi domino khiến nguyên tắc định giá đất theo thị trường không đạt được.

Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định hoàn toàn mới. Người đang thuê đất thu tiền thuê đất một lần được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả hằng năm; tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp.

Quy định mới này nhằm khuyến khích việc lựa chọn trả tiền thuê đất hằng năm, nhưng trường hợp khó có thể xảy ra trong thực tiễn.

Việc chuyển sang thuê đất trả hằng năm không giúp doanh nghiệp được lấy lại tiền thuê đất đã nộp vào ngân sách, trong khi quyền lợi bị thu hẹp, lại nơm nớp không biết số tiền đã nộp còn lại có đủ dần trả cho 45 năm hay không.

Một số ý kiến cho rằng quy định này là cần thiết cho trường hợp doanh nghiệp đã trót chọn thuê đất trả tiền một lần nhưng không đủ khả năng tài chính nên chưa nộp/nộp chưa đủ tiền thuê đất; do đó doanh nghiệp sẽ có thêm một “cửa thoát” là chuyển sang thuê đất trả hằng năm.

Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất là quyền của người thuê đất. Khi đã quyết định lựa chọn, doanh nghiệp phải dự trù được mức phải nộp để tính toán, cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Theo quy định về thu tiền thuê đất hiện nay thì nếu thuê đất trả một lần, trong vòng 90 ngày sau khi nhận thông báo, doanh nghiệp phải nộp đủ 100% tiền thuê; nếu không nộp đủ trong 90 ngày sẽ phải chịu các chế tài mà nặng nhất là bị thu hồi đất, chấm dứt dự án.

Việc sau 90 ngày mà doanh nghiệp không nộp đủ tiền thuê xuất phát từ lỗi của doanh nghiệp mà lẽ ra đã có thể khắc phục khi “liệu cơm gắp mắm” để lựa chọn ngay từ đầu.

Việc luật hóa một tình huống sự vụ, đơn lẻ là không cần thiết và làm nảy sinh tình huống doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng lại được “ra điều kiện” với cơ quan nhà nước, ông Đỉnh nhấn mạnh.

Nguồn:Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm

Phương Thu
theleader.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm quản lý là những thách thức thị trường lao động Việt Nam phải đối mặt khi hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trạm sạc nhượng quyền: Cánh cửa kinh doanh “một vốn nhiều lời” rộng mở dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trạm sạc nhượng quyền: Cánh cửa kinh doanh “một vốn nhiều lời” rộng mở dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-GREEN trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư không cần lo lắng đến việc quản lý vận hành, bảo dưỡng hay tìm kiếm khách hàng mà vẫn đảm bảo có nguồn thu nhập ổn định và bền vững.
3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh

3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh

VNG trong mắt CEO Lê Hồng Minh là một doanh nghiệp trưởng thành đến từ bản lĩnh vượt qua nhiều thất bại và thách thức khác nhau.
Nguồn nhân lực hạnh phúc

Nguồn nhân lực hạnh phúc

"Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp" - đó là điều mà ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Dược phẩm Thái Minh luôn nhấn mạnh.
Doanh nghiệp “ứng phó” với tấn công mạng

Doanh nghiệp “ứng phó” với tấn công mạng

Đảm bảo an ninh mạng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và nguồn lực doanh nghiệp, song điều quan trọng nhất để ngăn chặn mục tiêu tấn công và phòng ngừa rủi ro phụ thuộc vào nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp.
Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt

Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt

Cần công bố biểu đồ phụ tải điện quốc gia lên cổng thông tin điện tử để các bên tham gia vào giao dịch, mua bán, nắm rõ được thông tin và chính sách phù hợp với biểu đồ phụ tải.

Các tin khác

Bảo đảm tính thống nhất về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản

Bảo đảm tính thống nhất về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản

Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản, VCCI cho rằng, cần bảo đảm tính thống nhất về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản…
Hé lộ những "tay chơi" trong cuộc đua khoáng sản ở châu Phi

Hé lộ những "tay chơi" trong cuộc đua khoáng sản ở châu Phi

Khoáng sản chiếm trung bình 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của châu Phi và khoảng 28% GDP của châu lục này.
Đòn bẩy cho sức phát triển thời kỳ mới

Đòn bẩy cho sức phát triển thời kỳ mới

Không phải vô cớ khi ngay tại buổi làm việc của đoàn công tác Thủ tướng Phạm Minh Chính và TP.HCM về kinh tế - xã hội và sau 1 năm triển khai nghị quyết 98, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã nói thẳng, nói thật: “Dù có cơ chế đặc thù nhưng khi thực hiện vẫn luẩn quẩn đi đối chiếu với pháp luật hiện hành để đảm bảo tính an toàn cho số cơ quan, số bộ ngành”. Bản chất vẫn là sự phân cấp ủy quyền chưa thật sự tối đa nên các quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư vẫn chồng lấn, dẫn tới dưới hỏi lên, trên đẩy xuống, không ai dám quyết, thực tế lại “treo” và tiếp tục chậm trễ.
Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn

Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn

Đổi mới sáng tạo với lựa chọn cải cách hoặc cải tiến sẽ là động lực lớn để doanh nghiệp vượt qua khúc quanh của thời đại và tăng tốc, đi xa.
Tạo động lực thu hút đầu tư ngành điện

Tạo động lực thu hút đầu tư ngành điện

Nếu giá điện không tính đúng, tính đủ, ngành điện, doanh nghiệp điện có nguy cơ bị mất cân đối dòng tiền, tái đầu tư rất khó.
Cần nhiều giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà

Cần nhiều giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà

Lợi ích của nguồn năng lượng xanh từ điện mặt trời mái nhà đã quá rõ ràng như giảm chi phí điện năng và tăng tính tự chủ về năng lượng, nhưng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thì cần kết hợp nhiều giải pháp.
Áp lực lạm phát đang trở lại - E ngại đến từ đâu?

Áp lực lạm phát đang trở lại - E ngại đến từ đâu?

Lạm phát đang có dấu hiệu mạnh dần lên, khi chịu nhiều yếu tố tác động tiêu cực, từ thị trường quốc tế lẫn tình hình trong nước. Liệu xu hướng lạm phát có thể diễn biến ra sao trong thời gian tới và sẽ còn đối mặt với những sức ép nào?
Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm

Hai mặt của cơ chế thuê đất trả tiền hằng năm

Luật Đất đai 2024 đi theo hướng đẩy mạnh thuê đất trả tiền hằng năm, giúp ổn định nguồn thu từ đất đai, kiến tạo sự phát triển bền vững, tuy nhiên cũng bộc lộ những lỗ hổng có thể gây thất thoát ngân sách.
Tạo niềm tin và uy tín với đối tác từ thực hành ESG

Tạo niềm tin và uy tín với đối tác từ thực hành ESG

Cần có những tiêu chí, con số cụ thể cho việc áp dụng ESG để doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích để tuân thủ, thực hiện và cảm thấy được khuyến khích thực hành ESG.
Rủi ro không ngờ của ngành an ninh mạng toàn cầu

Rủi ro không ngờ của ngành an ninh mạng toàn cầu

Tác hại không ngờ từ lỗi của một nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng đặt ra câu hỏi về nguy cơ của việc lệ thuộc vào một số ít nhà cung cấp dịch vụ đặc thù này.
Triển vọng kinh tế nửa cuối năm vẫn tích cực

Triển vọng kinh tế nửa cuối năm vẫn tích cực

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho rằng, với kết quả tích cực trong nửa đầu năm, triển vọng năm 2024 vẫn tươi sáng. Tuy nhiên, lạm phát là yếu tố quan ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
PGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếu

PGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, các doanh nghiệp cần xác định tăng trưởng xanh và bền vững là quá trình tất yếu của xã hội, buộc phải thực hiện, nhất là trước những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) khi quyết tâm đưa phát thải carbon về bằng 0 vào năm 2050.
Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố.
Thế hệ nào đang chi tiêu nhiều nhất?

Thế hệ nào đang chi tiêu nhiều nhất?

Một trong những nguyên lý của chi tiêu là có thu mới có chi. Theo đó, nhóm những người làm ra thu nhập thường sẽ là những đối tượng chủ động nhất trong thanh toán.
Điện mặt trời mái nhà: Phải có hiệu quả kinh tế thì dân mới làm

Điện mặt trời mái nhà: Phải có hiệu quả kinh tế thì dân mới làm

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải có hiệu quả kinh tế thì người dân mới làm, còn nhà nước có thêm nguồn điện huy động để bảo đảm an ninh năng lượng.
Sớm ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia

Sớm ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, tiêu chí xanh có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất giải pháp căn cơ để "bình ổn" thị trường vàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất giải pháp căn cơ để "bình ổn" thị trường vàng

Trao đổi với phóng viên PetroTimes TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính cho rằng, biện pháp NHNN bán vàng cho các ngân hàng trong ngắn hạn có thể "bình ổn" thị trường vàng. Nhưng về lâu dài giải pháp căn cơ vẫn là phải có một thị trường vàng "tự do", tức là cần phải sửa Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Đền bù thiệt hại do điện gió: Phải chờ luật!

Đền bù thiệt hại do điện gió: Phải chờ luật!

Tư lệnh ngành công thương cho biết, hiện chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn điện gió được xem xét đền bù theo pháp luật đất đai.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động