Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao

Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà ở khác biệt.

Tuy vậy, điểm chung của các tộc người là đều gìn giữ nếp nhà như gìn giữ hồn cốt của dân tộc mình. Bởi không đơn thuần là nơi ăn ở, sinh hoạt, nhà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh độc đáo thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào đã được truyền thụ từ đời này sang đời khác.

Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao
Bản làng của đồng bào Hà Nhì nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu: Long Vũ

Người Tày Lào Cai thường sống dọc theo các triền sông, suối, làm nhà định cư trong các thung lũng hẹp, dưới chân núi thấp. Trong đó, người Tày ở Nghĩa Đô, Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) cư trú trong thung lũng cạnh dòng suối Nậm Luông xanh trong; người Tày vùng Bản Hồ, Mường Bo (thị xã Sa Pa) xây dựng làng bản bên con suối Mường Hoa thơ mộng uốn lượn ven thung lũng. Còn tại Văn Bàn, những căn nhà sàn lợp mái cọ kề vai nhau yên bình dưới chân dãy núi Gia Lan, mặt hướng ra cánh đồng Mường Thát, Bản Pàu, Tông Pháy, Tông Hốc, suối Nậm Chăn, Nậm Nhù, Nậm Tha hiền hòa, chở che cho biết bao thế hệ người Tày sinh ra và lớn lên ở nơi này.

Nhà sàn người Tày là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét ở kết cấu và chất liệu ngôi nhà. Làng bản của người Tày được bao bọc xung quanh bởi các quả đồi, ngọn núi, do đó đồng bào làm nhà sàn để tránh thú hoang tấn công con người. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn nhà giúp không khí được lưu thông thoáng mát, khi mưa không ẩm ướt và tránh được nhiều bệnh tật lây lan. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày trước đây có bếp nấu đặt ở vị trí trung tâm, giúp giữ ấm cho cả nhà trong mùa đông lạnh giá và cũng là không gian quây quần tụ họp của gia đình vào mùa đông. Tuy nhiên hiện nay, người Tày không để bếp trong nhà nữa, thay vào đó đồng bào dựng một ngôi nhà sàn nhỏ hơn nối vào nhà sàn chính để làm nhà bếp.

Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày Lào Cai là 3 gian 2 chái hoặc 2 gian 2 chái. Với kỹ thuật của những người thợ tài hoa, ngôi nhà sàn truyền thống không cần dùng đến đinh sắt mà chỉ dùng thanh xiên dài xuyên dọc ngang nối các cột với nhau; giữa xà và cột lại được liên kết bằng mộng và nêm gỗ nối kèo cột, tạo thành khung nhà chắc chắn. Các chân cột, từ cột cái đến cột con đều được kê trên hòn đá to bản, bằng phẳng được lựa chọn rất kỹ từ các khe suối hoặc được đúc bằng xi măng có đường kính rộng hơn chân cột từ 2 đến 5cm. Với sự liên kết chằng giữ dọc ngang, ngôi nhà sàn 5 gian, thậm chí 7 gian, diện tích mặt sàn khoảng trên 100 m2 vẫn đủ chắc chắn, có thể chịu được mưa to, gió lớn.

Các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày trước khi rừng còn nhiều, người dân thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian 2 chái, có thể dựng cao từ 2 đến 3 tầng, rất rộng rãi. Gia đình nào có nhiều nhân lực, tiền bạc có thể làm những ngôi nhà sàn to lớn, từ cột kèo cho đến gỗ bưng vách, làm sàn cầu thang. Khâu chuẩn bị vật liệu làm nhà là quan trọng và tốn thời gian nhất, thường mất từ 2 đến 5 năm, có khi đến 10 năm.

97 tuổi đời cũng là từng ấy năm cụ Lương Văn Thằn, thôn Noong Khuấn, xã Khánh Yên Trung, huyện Văn Bàn gắn bó với căn nhà sàn, được nhìn lớp con cháu sinh ra, trưởng thành trong nếp nhà thân thuộc. Đến nay, căn nhà đã tồn tại trên 50 năm nhưng chưa một lần phải sửa chữa, có chăng chỉ thay mái lá định kỳ khoảng 20 năm một lần. Còn phần khung, cách đây 1 năm, gia đình cụ mới chà lại cột và xà để bóng, đẹp hơn. Trong nhà sàn 5 gian, 2 chái hiện có 4 thế hệ chung sống. Mỗi dịp Tết đến, con cháu từ khắp nơi trở về tập trung đông đủ, cùng nhau nấu cơm, vui chơi, ca hát…

Không chỉ tại Văn Bàn, các địa phương có đông người Tày sinh sống như Bảo Yên, Bắc Hà... vẫn giữ được hàng nghìn ngôi nhà cổ có tuổi đời đến hàng trăm năm.

Do cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của huyện biên giới Bát Xát nên người Hà Nhì rất giỏi canh tác trên đất dốc, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và nhiều phong tục, tập quán đặc sắc khác. Nhưng có lẽ yếu tố hấp dẫn nhất khi đến với các bản làng của người Hà Nhì, xã Y Tý chính là những ngôi nhà trình tường hình nấm mọc lên giữa núi non bốn mùa mây phủ.

Nhà trình tường là kiến trúc phổ biến ở miền núi phía Bắc nước ta, nhưng nhà người Hà Nhì xây dựng thì đặc biệt ở chỗ mỗi nhà được làm theo dạng hình vuông với bốn mái hình chóp. Một ngôi nhà thường rộng 60-80m2, tường dày 40-60cm với chiều cao 4-5m. Sau khi chọn được mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt đầu đào móng, nền nhà được san phẳng với móng được xếp bằng trên những viên đá to. Công đoạn công phu nhất là trình tường nhà, hầu như người đàn ông Hà Nhì nào cũng biết trình tường.

Anh Ly Mờ Xá, thôn Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát chia sẻ: Tất cả các công đoạn đều làm hoàn toàn thủ công, không hề có xi măng, cát sỏi nhưng bức tường vẫn vững chắc không thua bất cứ một công trình bê tông nào. Trình xong tường xung quanh, đồng bào lấy gỗ rừng làm khung nhà bên trong tường đất và lợp mái. Mái nhà dốc ngắn, được lợp bằng cỏ gianh.

Nhà trình tường của người Hà Nhì có ưu điểm vừa giữ ấm về mùa đông, vừa mát mẻ về mùa hè. Những nét riêng cổ kính của ngôi nhà trình tường đất được các thế hệ người Hà Nhì trân trọng, nâng niu và luôn là điều hấp dẫn đối với những người từ xa tới đây. Ngày nay, đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của người Hà Nhì đã được nâng cao, nên vật liệu làm nhà sẵn có, tiện lợi. Nhiều nhà đã xây bằng gạch hoặc chọn lợp mái ngói thay cho mái tranh khiến ngôi nhà trình tường trở nên khang trang, bền, đẹp nhưng vẫn giữ được nét độc đáo và vẻ đẹp vốn có của nó.

Ở Y Tý, có những ngôi nhà trình tường cổ đã tồn tại cả trăm năm tuổi. Người Hà Nhì quan niệm, nhà trình tường chính là không gian văn hóa đậm bản sắc của họ. Bởi vậy, nhiều nghề truyền thống, trò chơi dân gian hay hoạt động lễ hội đều phải được tổ chức dưới mái nhà trình tường.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Lào Cai Sùng Hồng Mai, dù về kiến trúc, vật liệu xây dựng có sự khác nhau, song những ngôi nhà cổ, nhà truyền thống của 25 nhóm, ngành dân tộc của Lào Cai đều là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng lao động, sáng tạo, trí tưởng tượng, gu thẩm mỹ của các thế hệ đi trước trong quá trình phát triển. Bởi thế, đây chính một loại hình di sản độc đáo, cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Những năm gần đây, khi Lào Cai là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước, bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và những con người thân thiện, mến khách thì những ngôi nhà cổ độc đáo theo nguyên mẫu vẫn luôn là điều hấp dẫn đối với khách du lịch. Với mục tiêu bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần tăng thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, tỉnh Lào Cai đang dành nhiều nguồn lực đầu tư, xây dựng các làng bản thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Trong đó, công tác bảo tồn giá trị nguyên vẹn những ngôi nhà cổ đóng vai trò quan trọng.

Nguồn: Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao

Hương Thu
baotintuc.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình không chỉ là một di sản thiên nhiên của Việt Nam mà còn là của toàn nhân loại. Nếu trở thành "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" sẽ giúp nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên này.
Tương lai du lịch sẽ như thế nào trong 10 năm tới?

Tương lai du lịch sẽ như thế nào trong 10 năm tới?

Xu hướng "du lịch trả thù" sau dịch sẽ nhòe đi và các nhu cầu trải nghiệm, khám phá điểm đến, văn hóa mang tính "cá nhân hóa" sẽ ngày càng "lên ngôi".
Đưa mùa thu Hà Nội trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Đưa mùa thu Hà Nội trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Các sản phẩm du lịch của Hà Nội cần phát huy yếu tố bản sắc văn hóa của từng địa phương.
Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình…
Yên Bái: Hấp dẫn “Du lịch mùa vàng” Mù Cang Chải

Yên Bái: Hấp dẫn “Du lịch mùa vàng” Mù Cang Chải

Sau nhiều năm phát triển, đến nay huyện Mù Cang Chải đã khôi phục và bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc để thúc đẩy du lịch; từ Lễ hội Mùa nước đổ, Lễ hội Mùa vàng… đến Tết Độc lập, gắn trong đó là nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

Ninh Bình lùi thời gian tổ chức lễ hội khinh khí cầu

Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26-29.10 tại Ninh Bình với tổng kinh phí trên 4,1 tỉ đồng.

Các tin khác

“Bàn đạp” cho du lịch Việt

“Bàn đạp” cho du lịch Việt

Để biến giá trị giải thưởng thành thương hiệu, chúng ta cần sự bắt tay, kết nối mạnh mẽ từ Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, doanh nghiệp.
Quảng Ninh: Sẵn sàng đón khách du lịch trở lại sau bão Yagi

Quảng Ninh: Sẵn sàng đón khách du lịch trở lại sau bão Yagi

Từ ngày 13/9, nhiều địa điểm tham quan tại Quảng Ninh sẵn sàng đón khách du lịch trở lại sau gần 1 tuần khắc phục hậu quả của bão số 3.
Quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam gắn với điện ảnh

Quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam gắn với điện ảnh

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng kết hợp điện ảnh và du lịch thành chiến dịch quảng bá lớn, bạn bè quốc tế sẽ biết đến "thế mạnh của Việt Nam".
Ứng dụng AI trong du lịch bền vững

Ứng dụng AI trong du lịch bền vững

Sự phát triển của AI đã tạo ra những thay đổi tích cực trong ngành du lịch, từ cá nhân hóa trải nghiệm cho du khách đến tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp.
Du lịch Than Uyên - Kỳ vọng bừng sáng

Du lịch Than Uyên - Kỳ vọng bừng sáng

Bản sắc văn hóa cần được giữ gìn, trước tiên là từ con người của dân tộc, càng giữ được nguyên vẹn thì càng cuốn hút được du khách.
Hải Phòng tham vọng đón 10 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Hải Phòng tham vọng đón 10 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Năm 2025, ngành du lịch Hải Phòng đặt mục tiêu đón khoảng 10 triệu lượt du khách, khẳng định tiềm năng phát triển kinh tế xanh của thành phố.
Nhộn nhịp du khách tại Nam đảo Phú Quốc kỳ nghỉ 2/9

Nhộn nhịp du khách tại Nam đảo Phú Quốc kỳ nghỉ 2/9

Hai ngày đầu kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9, hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế tham quan, vui chơi và không quên check-in cùng Quốc kỳ Việt Nam tại Thị trấn Hoàng Hôn, Sun World Hon Thom…
Phở chua, trải nghiệm ẩm thực vùng cao

Phở chua, trải nghiệm ẩm thực vùng cao

Phở chua là một đặc sản của vùng núi phía Bắc như các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng… Nó không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon mà còn là sự kết hợp hài hòa nhiều hương vị, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo.
Những quán phở đêm nổi tiếng Hà Nội nghỉ lễ vẫn đông khách

Những quán phở đêm nổi tiếng Hà Nội nghỉ lễ vẫn đông khách

Đi chơi muộn dịp lễ Quốc khánh 2/9, khi bụng đã đói, người đã mệt, bạn có thể tới những quán phở đêm nổi tiếng Hà Nội để ngày vui có một kết thúc mỹ mãn.
Sa Pa kín phòng, dự kiến đón 120.000 khách dịp Quốc khánh 2.9

Sa Pa kín phòng, dự kiến đón 120.000 khách dịp Quốc khánh 2.9

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9, Sa Pa dự kiến đón 120.000 lượt khách đến tham quan.
Những địa điểm du lịch lý tưởng ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 2/9

Những địa điểm du lịch lý tưởng ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội với vẻ đẹp oai hùng của các di tích lịch sử nổi tiếng, đẹp dịu dàng, kiêu sa trong những khoảnh khắc chuyển mùa. Bên cạnh đó là những điểm đến vui chơi, check in hấp dẫn của giới trẻ không thể bỏ qua trong dịp nghỉ lễ 2/9 này.
Gần 1.400 khách Ấn Độ "đổ bộ" đến Hạ Long

Gần 1.400 khách Ấn Độ "đổ bộ" đến Hạ Long

Gần 1.400 khách trong đoàn 4.5000 du khách Ấn Độ đã đặt chân đến Hạ Long, bắt đầu khám phá Hạ Long sau chuyến hành trình tham quan tại Hà Nội.
Du lịch Thủ đô sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2/9

Du lịch Thủ đô sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, ngành du lịch Thủ đô đã chuẩn bị nhiều điều kiện tốt nhất để đón, phục vụ du khách trong nước và quốc tế.
Quảng Ninh: Mở thêm các tuyến du lịch quốc tế

Quảng Ninh: Mở thêm các tuyến du lịch quốc tế

Mở tuyến du lịch đường biển, kết nối các đường bay quốc tế là những nhiệm vụ bổ sung để Quảng Ninh hoàn thành mục tiêu năm 2024 đạt 19 triệu lượt khách.
10 lễ hội mùa thu từ Á sang Âu quy tụ tại 8Wonder Moon Festival 2024

10 lễ hội mùa thu từ Á sang Âu quy tụ tại 8Wonder Moon Festival 2024

Ocean City - “thành phố điểm đến mới” phía đông Hà Nội - sẽ tái hiện bờ tây quy tụ đủ sắc, hương, vị của thu vàng châu Âu và bờ đông tưng bừng lễ hội Trung thu.
Việt Nam chinh phục mục tiêu đón khách quốc tế trong năm 2024

Việt Nam chinh phục mục tiêu đón khách quốc tế trong năm 2024

Lý do khiến khách quốc tế chọn Việt Nam là điểm dừng chân không chỉ vì cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn bởi văn hóa độc đáo, ẩm thực phong phú và lòng hiếu khách của người dân.
Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Yên Bái: “Bước chân trên mây” - chinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân

Giải leo núi “Bước chân trên mây” tại Yên Bái được biết đến là sân chơi khám phá trải nghiệm hành trình chinh phục vượt qua giới hạn bản thân dành cho báo giới. Tiếp nối thành công mùa giải đầu tiên năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm nay được tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp có sự đồng hành, phối hợp của Báo Pháp luật Việt Nam, UBND huyện Trạm Tấu, Công ty Thương mại và Du lịch Hưng Việt hứa hẹn mang đến cho trên 100 nhà báo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương những trải nghiệm khó quên trong hành trìnhchinh phục đỉnh cao, vượt qua giới hạn bản thân.
Du lịch 2/9/2024: Đi đâu chơi ở Hà Nội vừa rẻ, vừa đẹp?

Du lịch 2/9/2024: Đi đâu chơi ở Hà Nội vừa rẻ, vừa đẹp?

Nghỉ lễ 2/9 năm 2024 nên đi đâu để tận hưởng kỳ nghỉ là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây là một số địa điểm du lịch 2/9 ở Hà Nội đảm bảo du khách sẽ ưng ý, thoải mái tận hưởng khoảnh khắc nghỉ ngơi hoàn hảo.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động