Đánh thuế bất động sản thứ 2 có thể “bóp nghẹt“ thị trường
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lựa chọn thời điểm để không gây sốc thị trường |
Không thể đánh thuế bất động sản nếu chưa được luật hóa |
Đề xuất đánh thuế bất động sản (BĐS) thứ 2 tại TP.HCM là chủ đề gây khá nhiều tranh cãi thời gian qua. Nhiều băn khoăn đã được đặt ra là liệu rằng khi đánh thuế BĐS thứ 2 mà chưa có sự tính toán kỹ thì có thể gây ra tình trạng thiếu công bằng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều gia đình.
Ở một khía cạnh khác, đề xuất này có thể giảng một đòn mạnh vào thị trường BĐS vốn đang rất khó khăn, thậm chí có nguy cơ "đóng băng" dài hạn. Trong khi lượng giao dịch ở hầu hết các phân khúc vẫn đang suy giảm, thì mối lo ngại về việc phải chịu thêm một khoản thuế lớn khi có nhu cầu sở hữu thêm BĐS thứ 2 rất có thể khiến dòng tiền dịch chuyển sang lĩnh vực khác.
Cần thận trọng trước những quyết định mang tính "sống còn" của thị trường
Chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam không phản đối việc thu thuế BĐS thứ 2 trở đi, tuy nhiên cần có lộ trình cụ thể từ 3 - 5 năm nếu áp dụng tại các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
"Ở thời điểm hiện tại khi thị trường BĐS đang gặp khó khăn, trầm lắng nếu thí điểm đóng thuế BĐS thứ 2 sẽ làm cho thị trường TP.HCM khó có thể phục hồi. Việc thu thuế BĐS thứ 2 trở đi là bài toán phức tạp cần có tính toán cụ thể để tránh bất công trong xã hội. Tôi cho rằng điểm mấu chốt lớn nhất ở đây là vấn đề về cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý đất đai bao gồm người sở hữu và định giá BĐS (bao gồm đất và tài sản gắn liền trên đất), từ đó mới xác định những người sở hữu và mức thuế phải đóng.
Bên cạnh đó cần tính toán mức thuế làm sao cho phù hợp nhằm hạn chế đầu cơ, để BĐS không bỏ hoang, đưa vào khai thác, nhưng không quá cao để tránh bóp nghẹt thị trường. Bởi thị trường BĐS cũng là nơi cung cấp hàng hóa, nếu can thiệp quá thô bạo sẽ tác động đến hàng chục ngành nghề khác", ông Thắng nói.
Cùng chung quan điểm trên, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, cho rằng vẫn có thể thu thuế căn nhà thứ 2. Tuy nhiên, điều này chỉ nên áp dụng khi cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường trở nên rõ ràng, đầy đủ và công bằng về giá trị:
Thứ nhất là phải số hóa bất động sản, định danh BĐS với một cá nhân. Nghĩa là làm rõ nhà này ngang dài bao nhiêu, thuộc sở hữu của ai, sở hữu tất cả bao nhiêu.
Thứ hai minh bạch về giá, phải cập nhật thường xuyên thì thu thuế BĐS thứ 2 mới chính xác.
Thứ ba là hạn mức, có việc 1 bất động sản giá trị lớn có thể bằng 10 bất động sản khác cộng lại, thành ra khi làm phải có nền tảng, minh bạch số liệu thì mới làm được.
Tuy nhiên, ông Quang cũng bày tỏ quan ngại rằng, một khi nhà đất ở TP.HCM bị đánh thuế cao, phí trước bạ tăng thì dòng vốn sẽ chảy về các tỉnh lân cận. Như vậy mục đích chặn đầu cơ lẫn tăng thu cho thành phố vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn nhưng vô tình đẩy mức giá lên cao và chồng thêm khó khăn cho thị trường đang ảm đạm hiện nay.
Để hạn chế tình trạng này, ông Quang cho rằng chưa nên nóng vội áp dụng ngay mà cần có sự chuẩn bị kỹ càng và có đạo luật để xác định lại các tiêu chuẩn, định nghĩa về BĐS, giá trị trên BĐS, như thế nào được quyền sở hữu, như thế nào phải chịu thuế. Tất cả các thứ đó ta phải có định nghĩa. Đặc biệt là mức thuế thì Trung ương đặt mức sàn và trần còn cụ thể thì nên để địa phương quyết định.
Thận trọng thời điểm đánh thuế bất động sản thứ 2
Theo ông Võ Hồng Thắng, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đã áp dụng thuế cho ngôi nhà thứ 2 trở đi. Ví dụ tại Singapore, đối với công dân Singapore mua BĐS đầu tiên không tính thuế, đối với BĐS thứ 2 mức thuế áp dụng 17% giá trị; BĐS thứ 3 và tiếp theo chịu mức thuế 25% giá trị (sau khi trừ tất cả các khoản chiết khấu).
Tại Mỹ, thuế hằng năm 1.2% - 4% giá trị BĐS bao gồm cả nhà và đất. Căn nhà duy nhất không tính thuế nếu sinh sống liên tục 2 năm và sở hữu 5 năm liên tiếp. Đối với căn nhà thứ hai trở đi mức thuế áp dụng từ 12% - 18% (tùy theo tiểu bang) trên tổng lợi nhuận ròng (Giá bán - giá mua – chi phí sửa chữa).
Tại Đức, thuế đầu cơ (speculation tax), áp dụng dao động 14% - 45% giá trị BĐS nếu người mua có thời gian sở hữu dưới 10 năm. Đối với những người mua BĐS sở hữu trên 10 năm và sinh sống liên tục trong 3 năm thì được miễn thuế này. Ngoài ra, còn có thuế thương mại (trade tax), mức thuế suất 3.5% lợi nhuận từ việc bán BĐS, áp dụng đối với cá nhân sở hữu và bán hơn 3 BĐS trong vòng 5 năm.
Tại Trung Quốc, cụ thể với Thượng Hải thu thuế BĐS thứ hai với tỷ lệ hàng năm là 0,4% và 0,6% giá bất động sản. Trong khi Trùng Khánh áp thuế từ 0,5% đến 1,2% đối với biệt thự và căn hộ cao cấp.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vẫn cần tính toán thận trọng có lộ trình, hiện tại chưa thể áp dụng ngay bởi hiện thị trường BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu đề xuất thông qua, trong ngắn hạn sẽ làm cho sức cầu thị trường vốn đã rất thất sẽ sụt giảm tiếp, nhà đầu tư sẽ “dè chừng” hơn trong quyết định đầu tư, làm chậm khả năng hồi phục của thị trường.
Còn đối với địa phương được chọn thí điểm như TP.HCM, nếu đề xuất thông qua ngay lúc này có thể làm thị trường BĐS TP.HCM có thể rơi vào trạng thái “ngủ đông” kéo dài do nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn đầu tư vào thị trường khác thay vì chọn HCM để phải chịu thêm một khoản thuế.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhìn nhận thuế là công cụ hiệu quả có thể điều tiết nền kinh tế và thị trường địa ốc bên cạnh công cụ tín dụng và quy hoạch. Hiện nay, Việt Nam chưa có thuế tài sản, vì vậy việc tính đến thí điểm đánh thuế BĐS thứ hai chống đầu cơ là cần thiết để thị trường phát triển minh bạch, bền vững hơn.
Tuy vậy, theo ông Châu, việc thí điểm có thể cân nhắc từ năm 2025 khi thị trường BĐS ổn định về dòng tiền, thanh khoản pháp lý... đồng thời Bộ Tài chính đã ban hành Luật Thuế tài sản năm 2024. Vấn đề quan trọng là cơ quan quản lý cần có sự chuẩn bị cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho quá trình đánh thuế tài sản, hướng đến việc đánh thuế đúng mục tiêu và đối tượng.
Ông Châu cho rằng những trường hợp sở hữu căn nhà thứ hai trở lên với mục đích tích trữ tài sản kiếm lời nên bị đánh thuế, nhưng cần phân loại cụ thể chứ không nên máy móc bởi lẽ phải xét đến diện tích căn nhà lớn hay nhỏ, cũng như chức năng sử dụng căn nhà đó và giá trị trên thị trường.
"Do đó, rất cần thiết đánh thuế trên cơ sở kết hợp định tính (mục đích sử dụng), định giá (giá trị) và định lượng (số lượng) tài sản. Ví dụ: nếu là căn nhà thứ hai trở lên, không phục vụ mục đích để ở nhưng dùng vào việc kinh doanh có đóng thuế, không nên đánh thêm thuế tài sản trường hợp này vì phát sinh thuế chồng thuế.
Còn không nên đánh thuế căn nhà thứ hai nếu tài sản này có giá trị thấp (ví dụ lấy mốc không đánh thuế nhà có giá trị dưới 2 tỷ đồng). Nếu căn nhà thứ hai nhưng diện tích quá nhỏ (TP.HCM có nhiều khu vực tồn tại loại nhà phố hẻm 10-15-20 m2 một căn) cũng không nên đánh thuế", ông Châu nêu quan điểm.
Thực tế, đây không phải là lần đầu việc đánh thuế BĐS thứ hai được đưa ra thảo luận. Cách đây 5 năm cũng đã có đề xuất thí điểm đánh thuế BĐS thứ hai tại TP.HCM, nhưng sau đó không được thông qua. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bây giờ vẫn là thời điểm quá sớm để áp dụng đánh thuế BĐS thứ 2, bởi trong giai đoạn khó chồng khó hiện nay sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lũng đoạn thị trường, thậm chí có thể khiến nhà đầu tư từ bỏ kênh đầu tư này, gây ra các hệ luỵ khác không thể lường hết cho nền kinh tế.
Nguồn: Đánh thuế bất động sản thứ 2 có thể “bóp nghẹt“ thị trường
Tin liên quan
Đánh thuế bất động sản thứ 2: Đúng đối tượng, đúng mục tiêu 28/10/2024 16:00
Thuế bất động sản ở một số quốc gia: "Liều thuốc" hạ sốt thị trường 02/10/2024 12:00
Kìm đà tăng giá nhà bằng thuế bất động sản 09/09/2024 13:00
Cùng chuyên mục
Hải Phòng: Đấu giá lô đất 1,65 ha xây khu nhà gần 2.900 tỷ đồng
Bất động sản 24/11/2024 13:00
Thị trường bất động sản Quý 3/2024: Tăng nhiệt hay tạo nhiệt?
Bất động sản 24/11/2024 08:00
Gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội
Bất động sản 23/11/2024 11:00
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Bất động sản 22/11/2024 17:00
Huyện Thanh Oai tiếp tục đấu giá 19 lô đất
Bất động sản 22/11/2024 15:18
Gỡ vướng trong phát triển nhà ở thương mại: Cơ hội và thách thức
Bất động sản 22/11/2024 10:00
Các tin khác
Giá thuê mặt bằng: Sự đối lập của hai thái cực và những thách thức
Bất động sản 21/11/2024 16:00
Hà Nội: Chung cư khởi đầu chu kỳ tăng trưởng mới
Bất động sản 21/11/2024 11:00
Chiến lược bền vững cho bất động sản xanh
Bất động sản 21/11/2024 10:00
Thị trường đất nền phía Nam dần khởi sắc
Bất động sản 20/11/2024 17:00
Giá chung cư tăng mạnh nhưng đối mặt nhiều thách thức
Bất động sản 20/11/2024 10:00
Khu vực Đông Bắc Thủ đô biến động mạnh về giá nhờ hạ tầng
Bất động sản 20/11/2024 07:00
Dự án đáng sống - Giá trị bền vững và nhân văn
Bất động sản 19/11/2024 18:00
TP HCM: Nguồn cung văn phòng hấp thụ tốt
Bất động sản 19/11/2024 12:00
Chu kỳ mới của bất động sản (Kỳ cuối): Lời khuyên nào cho doanh nghiệp?
Bất động sản 18/11/2024 18:00
Bảng giá đất mới gây khó cho bồi thường tái định cư
Bất động sản 18/11/2024 12:00
Kiểm soát giá bất động sản
Bất động sản 17/11/2024 17:00
Đánh thuế căn nhà thứ hai: Giải pháp giảm giá nhà hay chỉ là ảo vọng?
Bất động sản 17/11/2024 15:59
Cơ hội nào cho người thu nhập thấp sở hữu nhà ở?
Bất động sản 17/11/2024 11:00
Giải pháp nào giúp thu hút vốn FDI vào bất động sản Việt Nam?
Bất động sản 17/11/2024 10:00
TP. HCM khan hiếm dự án căn hộ cao cấp dưới 80 triệu/m2
Bất động sản 17/11/2024 07:00
Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
Bất động sản 16/11/2024 10:00
Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai hút người trẻ chuộng căn hộ nội đô
Bất động sản 15/11/2024 13:00
Giá chung cư Hà Nội tăng cao do "đội lái"?
Bất động sản 15/11/2024 11:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00