Cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân ‘hóa phép’ công dụng thực phẩm chức năng như thuốc
vninfor.vn
Những mẫu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thực phẩm chức năng tràn lan trên không gian mạng với nhiều chiêu trò và nội dung có cánh dẫn đến nhiều sản phẩm được xem như “vị cứu tinh”, là “thần dược”, đánh đồng công dụng như thuốc trong điều trị, chữa trị khiến người tiêu dùng hiểu lầm.
Nhiều chiêu trò và ngôn từ dẫn dụ
Hiện nay, tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng (bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt) vẫn xảy ra, phổ biến là quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung của cơ quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã thẩm định.
Điều đáng quan tâm ở đây là nhiều loại thực phẩm chức năng (một cách gọi khác là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ) đang được “thần thánh hóa”, coi như sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh được quảng cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội (Facebook, Zalo…) chiếm phần lớn nhằm lừa gạt người tiêu dùng.
Theo khảo sát của phóng viên Thương Trường, hiện có rất nhiều website kể cả đã đăng ký với Bộ Công Thương và chưa đăng ký vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, trong đó đáng chú ý với các website: dongylanchi, naturix, baothanhduong... đó là chưa kể các nội dung quảng cáo hiện thị trên các nền tảng mạng quảng cáo xã hội xuyên biên giới. Nhan nhản những lời quảng cáo là "tốt nhất", là "cứu tinh", là "thần dược", là "số 1"... trong khi đây đều chỉ là những sản phẩm hỗ trợ, là thực phẩm chức năng và hoàn toàn không có công dụng như thuốc chữa bệnh.
Cùng với đó, những trang web này sẵn sàng mạo danh, mượn hình ảnh của cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế để gắn vào nội dung quảng cáo hoặc nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, Facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo bệnh viện cho người bệnh nhằm mục đích quảng cáo thực phẩm chức năng.
Những chiêu trò tinh vi đó đã khiến không ít người đã bỏ khá nhiều tiền mua với niềm tin sẽ được khỏi bệnh, nhưng kết quả nhận được là sự thất vọng. Nguy hiểm hơn, vì tin và sử dụng thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc nên rất nhiều bệnh nhân đã không đến cơ sở y tế để điều trị khiến bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện có tới 90% quảng cáo thực phẩm chức năng là sai sự thật. Tuy nhiên, các quảng cáo sai sự thật này vẫn diễn ra hàng ngày, thổi phồng công dụng và coi thực phẩm chức năng như “thuốc tiên” để đánh vào tâm lý của người bệnh.
Vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh tồn tại đã lâu, nhưng xử lý còn nhiều khó khăn. Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua, còn tồn tại rất nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: Quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.
Trước thực trạng trên, người tiêu dùng cần thận trọng, không nên mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm… không rõ nguồn gốc, quảng cáo trên mạng xã hội, đặt biệt là những sản phẩm quảng cáo dưới hình thức dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, hoặc quảng cáo có công dụng chữa bệnh thần kỳ.
Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự
Quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm đã được quy định trong các bộ luật, thông tư và nghị định của Nhà nước.
Theo Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, việc quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng. Không chỉ vậy, hành vi quảng cáo gian dối cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 197 Bộ Luật hình sự 2015 (tội Quảng cáo gian dối).
Theo Luật sư Lê Thị Huyền Trang, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết để bảo vệ người tiêu dùng được sử dụng đúng, an toàn về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ liên quan đến việc quảng cáo, có thể tuỳ vào động cơ, mục đích của tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc "quảng cáo sai sự thật" "cung cấp thông tin sai" "dùng thủ đoạn gian dối khác" để xem xét, xử lý đối với hành vi đó được quy định tại các Điều 197 tội Quảng cáo gian dối và Điều 198 tội Lừa đảo khách hàng. Theo đó, “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Mới đây, ngày 18/01/2023, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu sự phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét xử lý nhiều các tổ chức, cá nhân, trong đó có cả các văn nghệ sĩ tên tuổi đã tham gia quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã sử dụng các danh hiệu như "nhà thuốc gia truyền", "danh y", "thần y" để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc để điều trị các bệnh mãn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt... trên các mạng xã hội. Thực tế, các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại luật Dược.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
Đối với Bộ Công thương, Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm này. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Bên cạnh đó, có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế đề nghị cần tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng...
Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo, các trang mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan của các Bộ Y tế, Công thương, Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Thực phẩm chức năng hiện đã ban hành như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Quảng cáo, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP 14/11/2013, Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định (Quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam về quảng cáo; Thông báo với Bộ TT&TT tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, địa điểm đặt máy chủ chính và tại Việt Nam (nếu có), đầu mối liên hệ tại Việt Nam.
Về xử lý vi phạm hành chính có VBQPPL như Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Với các hành vi cấm trong quảng cáo TPCN, theo Luật Quảng cáo cụ thể như tại Điều 7. Quy định các sản phẩm bị cấm quảng cáo: Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, hoặc Điều 8. Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (16 hành vi): có từ “nhất”, “duy nhất”,”tốt nhất”…
Đồng thời, thông tin này cũng có trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cụ thể tại Khoản 2 Điều 27: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Về phần Xác nhận nội dung quảng cáo, trong Luật An toàn thực phẩm ghi rõ: Điều 43 Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm: Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi: Đã được thẩm định nội dung và Chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.
Thái Đạt
Tin liên quan
Đủ chiêu trò "thổi phồng" công dụng sản phẩm thực phẩm chức năng 16/03/2023 23:14
Đấu thầu qua mạng thuốc, vật tư y tế: Tại sao không? 07/03/2023 12:18
Cùng chuyên mục
Trời lạnh, ăn gì để giữ ấm cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/12/2024 16:10
7 loại thức uống detox hỗ trợ giảm cân trước Tết
Sức khỏe - Làm đẹp 26/12/2024 16:44
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025
Sức khỏe - Làm đẹp 25/12/2024 16:23
Top 5 loại rau củ bổ dưỡng không thể bỏ qua
Sức khỏe - Làm đẹp 24/12/2024 09:59
Các loại hạt và trái cây khô giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể | Sức khỏe Việt
Sức khỏe - Làm đẹp 23/12/2024 09:00
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
Sức khỏe - Làm đẹp 22/12/2024 07:00
Các tin khác
[Infographic] 8 cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Sức khỏe - Làm đẹp 21/12/2024 10:00
Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?
Sức khỏe - Làm đẹp 20/12/2024 14:06
9 lợi ích của việc uống trà gừng tươi mỗi ngày
Sức khỏe - Làm đẹp 19/12/2024 06:00
7 dấu hiệu phổ biến nhất khi thiếu vitamin C, cần bổ sung ngay
Sức khỏe - Làm đẹp 18/12/2024 06:00
Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ của củ cải
Sức khỏe - Làm đẹp 16/12/2024 15:50
5 loại nước ép giảm mỡ máu hiệu quả
Sức khỏe - Làm đẹp 15/12/2024 13:00
Tác động của máy sưởi và điều hòa đối với làn da
Sức khỏe - Làm đẹp 14/12/2024 22:36
8 loại trái cây tốt nhất giúp tăng cường sức khỏe mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 13/12/2024 11:16
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 12/12/2024 09:09
Ăn cơm gạo trắng có lợi ích và hạn chế gì?
Sức khỏe - Làm đẹp 11/12/2024 11:00
Thời điểm tốt nhất để uống mật ong
Sức khỏe - Làm đẹp 10/12/2024 09:00
4 hệ lụy sức khỏe khi ăn quá nhiều protein
Sức khỏe - Làm đẹp 08/12/2024 15:20
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
Sức khỏe 06/12/2024 15:06
4 thực phẩm kết hợp với mật ong tốt cho sức khỏe
Sức khỏe - Làm đẹp 06/12/2024 09:00
8 loại thực phẩm là khắc tinh của gan
Sức khỏe - Làm đẹp 04/12/2024 09:00
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
Sức khỏe 02/12/2024 11:11
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sức khỏe - Làm đẹp 01/12/2024 10:00
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
Sức khỏe - Làm đẹp 29/11/2024 08:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00