Bất cập trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi

Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn nhằm đảm bảo đủ lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập trong quản lý, khai thác khiến nhiều công trình bị xuống cấp, chưa phát huy hết năng lực thiết kế ban đầu.

vninfor.vn

Bất cập trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Hệ thống kênh mương nội đồng xã Vĩnh Quang (Thành phố) được bê tông hóa phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.655 hệ thống công trình thủy lợi, phần lớn các công trình có quy mô vừa và nhỏ, trong đó có 23 hồ chứa thủy lợi (dung tích từ 0,1 - 3,71 triệu m3), 76 trạm bơm (gồm trạm bơm điện và trạm bơm thủy luân), còn lại 3.556 công trình là kênh mương, đập dâng, phai tạm. Tổng chiều dài kênh mương toàn tỉnh 4.416,18 km, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 57,3%. Diện tích đất nông nghiệp do công trình thủy lợi phụ trách tưới khoảng 25.552,62 ha, trong đó, cấp tỉnh quản lý 65 công trình (do Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng khai thác), gồm 19 hồ chứa, 20 trạm bơm điện, 26 đập dâng và hệ thống dẫn, chuyển nước, tổng chiều dài kênh mương 612,41 km, đạt 98,22% tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương.

Giai đoạn 2017 - 2022, đối với các công trình do cấp tỉnh quản lý đã đầu tư xây dựng 2 công trình; sửa chữa, nâng cấp 6 đập đầu mối các công trình hồ chứa và xây dựng sửa chữa khoảng 95,5 km kênh mương với tổng kinh phí khoảng 571,67 tỷ đồng. Hiện nay, hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo phát huy năng lực phục vụ của các công trình. Tỷ lệ trung bình diện tích lúa được tưới từ công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý chiếm 21,96%, diện tích màu, cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 27,53%. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi được các đơn vị, địa phương quan tâm. Riêng các đơn vị doanh nghiệp, địa phương tùy theo điều kiện thực tế, trích kinh phí để duy tu công trình từ nguồn thủy lợi phí (giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi).

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và từ báo cáo của UBND một số huyện cho thấy, công tác đầu tư, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 65 công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý, có 28 công trình cơ bản đảm bảo đủ năng lực tưới, 37 công trình không đảm bảo đủ năng lực tưới. Số hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao gồm 9 hồ chứa. Hầu hết các đơn vị quản lý hồ đập chưa thực hiện các nội dung quy định về an toàn hồ, đập. Hiện nay, chỉ có 1/19 đập, hồ chứa thủy lợi (hồ Khuổi Khoán) được lắp đặt thiết bị quan trắc, các hồ chứa nước còn lại được lắp cột thủy trí để quan trắc mực nước, chưa được lắp đặt thiết bị quan trắc công trình; 1/19 hồ được cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, lập và xây dựng phương án ứng phó thiên tai. Giai đoạn 2017 - 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn chưa tiến hành thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý công trình thủy lợi.

Huyện Hòa An có 16 công trình thủy lợi vừa và lớn do cấp tỉnh quản lý, khai thác, bảo vệ, đảm bảo phục vụ nước tưới cho 1.868,18 ha đất nông nghiệp. Hiện nay, một số công trình như hồ Phja Gào (Đức Long), hồ Khuổi Áng (Hoàng Tung) xây dựng từ lâu đã xuống cấp nên việc tích trữ nước không đảm bảo theo thiết kế gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hưởng lợi. Các tuyến kênh chính được kiên cố hóa đã xuống cấp, rò rỉ, thất thoát nước; các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phần lớn đều là mương đất chưa được kiên cố hóa do nhiều kênh mương dài nên lưu lượng nước dẫn tưới phục vụ sản xuất ít, không kịp thời, thời gian lấy nước kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Hồng Việt Trần Văn Hoàn cho biết: Công trình trạm bơm Pác Gậy do Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng quản lý, tưới cho 200 ha đất nông nghiệp xã Hồng Việt và thị trấn Nước Hai. Hiện nay, đập rọ đá ngăn sông thuộc trạm bơm Pác Gậy bị hỏng, xói chân đập không đảm bảo dâng nước sông vào bể hút trạm bơm.

Để đảm bảo tưới cho đất nông nghiệp, UBND huyện phối hợp với Chi cục Thủy lợi Cao Bằng, Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng, Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Bình Long, UBND xã kiểm tra và lên phương án khắc phục tạm thời bằng xếp đá hộc dâng nước nhưng sau đợt mưa, lũ… đá hộc bị cuốn trôi nên Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng và Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Bình Long lại phải hỗ trợ kinh phí khắc phục đập rọ đá, để kịp thời lấy nước phục vụ sản xuất vụ xuân.

Hiện nay, đa số các công trình thủy lợi của tỉnh được đầu tư từ những năm 60 - 70 thế kỷ trước, đặc biệt là các công trình hồ chứa đã hư hỏng, xuống cấp, đập đất có hiện tượng thấm, lòng hồ bị bồi lấp, các tuyến kênh mương được xây dựng từ nhiều năm nhất là các công trình có kết cấu đá xây bị bong tróc gây mất nước lớn; kinh phí bố trí cho công tác đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp, quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu; mức hỗ trợ tiền sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, vận hành…

Công tác đầu tư, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với Công ty TNHH một thành viên Thủy nông chưa được thường xuyên, chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng vi phạm các công trình thủy lợi, nhất là đối với các công trình do cấp tỉnh quản lý. Hồ sơ thiết kế cũng như các thủ tục giấy tờ liên quan của nhiều công trình thủy lợi đã bị thất lạc hoặc hư hỏng cũng gây không ít khó khăn trong quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Việc thẩm định, phê duyệt và cấp phép các công trình thủy lợi còn tồn tại những bất cập…

Để thực hiện tốt các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đơn giản hóa việc xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi phù hợp với địa phương và tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ tiền sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về lĩnh vực thủy lợi. Cân đối ngân sách bố trí kinh phí cho công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý, thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi với tổng kinh phí dự kiến khoảng 270 tỷ đồng. Đặc biệt, bố trí kinh phí sửa chữa các công trình đang có nguy cơ không đảm bảo nhiệm vụ tưới tiêu trong thời gian tới; bố trí kinh phí xử lý các tuyến kênh xuống cấp, một số công trình an toàn hồ chứa... Tiếp tục phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, huy động nhân dân ra quân tham gia lao động công ích nạo vét công trình, cùng bảo vệ công trình, không xâm lấn đất công trình, sử dụng nước tưới tiết kiệm, không vứt rác thải sinh hoạt vào trong công trình thủy lợi...

https://baocaobang.vn/Kinh-te/Bat-cap-trong-quan-ly-khai-thac-cong-trinh-thuy-loi/93227.bcb
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Sơn La: Nhân rộng mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị

Đổi mới trong công tác dân vận, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Yên Châu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp thực tiễn địa phương, đơn vị. Công tác dân vận ngày càng hướng về cơ sở, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su

Ngay sau khi kết thúc vụ khai thác mủ năm 2023, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chỉ đạo các nông trường, đơn vị sản xuất tập trung chăm sóc, bảo vệ và triển khai các phương án PCCC toàn bộ diện tích, bảo đảm các vườn cây cao su sinh trưởng, phát triển, ổn định năng suất và sản lượng cho vụ khai thác năm 2024.
Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Điện Biên: Nông dân tất bật gieo trồng sau mưa

Sau những ngày nắng nóng kéo dài, Điện Biên đón nhận những cơn mưa đầu mùa. Với bà con vùng cao canh tác dựa vào nương rẫy thì những cơn mưa đầu mùa sẽ làm tơi đất, cung cấp lượng nước cần thiết để bắt đầu mùa vụ. Thế nên sau những trận mưa, tận dụng nước mưa làm ẩm đất, bà con tất bật gieo trồng.
Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Điện Biên: Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Sơn La: Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lan tỏa khí thế Điện Biên

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có lẽ là một kỷ niệm khó quên của mỗi chiến sĩ và nhân dân Điện Biên khi cơn mưa sầm sập đổ xuống trước màn khai lễ. Mặc những hạt mưa rơi ướt người, ướt áo, các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành vẫn nghiêm trang, chỉnh đốn trang phục trước khi tiến vào lễ đài. Cơn mưa càng làm không khí lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ thêm hào hùng, ấn tượng.

Các tin khác

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.
Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.
Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động