Sơn La: Vào vụ khai thác mủ cao su
Vườn cao su tại Nông trường Mường La. |
Kế hoạch năm nay, Công ty cổ phần Cao su Sơn La khai thác hơn 4.562 ha trong tổng diện tích hơn 6.000 cây cao su đã trồng, sản lượng chế biến 3.600 tấn, gia công 3.500 tấn mủ cho Công ty cổ phần Cao su Điện Biên và Lai Châu.
Ông Nguyễn Bá Quý, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sơn La, cho biết: Năm 2023, tổng diện tích cây cao su đủ điều kiện khai thác của Công ty hơn 4.562 ha, nhưng thực tế chỉ khai thác được gần 3.485 ha, còn lại 1.077 ha bị vướng mắc vì thiếu lao động, do vườn cây năng suất thấp không có công nhân nhận khoán, nên sản lượng mủ chỉ đạt 3.733 tấn, bằng 78,58% kế hoạch. Năm 2024, diện tích khai thác tăng lên 4.333, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch, do tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn, những tháng đầu năm thời tiết nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian khai thác, năng suất và sản lượng. Mặc dù Công ty đã tiến hành mở cạo từ giữa tháng 3, nhưng phải đến đầu tháng 5, khi bắt đầu có những đợt mưa lớn, thì diện tích cây cao su ở các nông trường mới đủ điều kiện khai thác.
Kế hoạch năm nay, Nông trường cao su Mường La khai thác 1.677 ha và chăm sóc 184 ha, phấn đấu sản lượng 1.430 tấn. Ông Nguyễn Đình Nam, Giám đốc Nông trường, chia sẻ: Cơ bản những diện tích cây cao su đang khai thác của Nông trường đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định, cho năng suất cao, chất lượng mủ tốt, năm nay, Nông trường tiếp tục bảo đảm việc làm và thu nhập cho hơn 300 công nhân.
Công nhân Nông trường cao su Châu Thuận khai thác mủ cao su. |
Còn tại Nông trường cao su Châu Thuận, những tháng đầu năm nắng hạn kéo dài, đã ảnh hưởng đến việc khai thác và việc làm của công nhân. Ông Quách Hữu Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Nông trường, thông tin: Để bảo đảm tiến độ sản xuất, trước vụ khai thác, Nông trường tạo điều kiện cho những công nhân tay nghề yếu đi tập huấn kỹ thuật do Công ty tổ chức. Đồng thời, tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đầu tháng 5, toàn bộ diện tích 1.118 ha cây cao su trên địa bàn xã Tông Lạnh, Tông Cọ, Bó Mười, Mường Khiêng, Noong Lay, Chiềng Ngàm của huyện Thuận Châu, đã được giao khoán cho gần 200 công nhân. Mặc dù khai thác muộn hơn năm ngoái, nhưng Nông trường có thuận lợi hơn vì tuyển thêm được 47 công nhân, bảo đảm đủ lao động, từ tháng 5 trở đi, thu nhập sẽ tăng lên, giúp công nhân yên tâm sản xuất.
Vụ sản xuất năm nay, Nông trường cao su Châu Quỳnh được Công ty cổ phần Cao su Sơn La giao sản lượng 1.100 tấn. Nông trường đang quản lý hơn 1.415 ha; trong đó, diện tích đưa vào khai thác năm nay là 1.116 ha. Để bảo đảm việc làm cho 290 công nhân và người lao động, những tháng đầu năm, Nông trường đã tập trung chăm sóc, bảo vệ vườn cây; thường xuyên phát dọn thực bì, PCCC, sửa chữa đường lô phục vụ sản xuất và hướng dẫn công nhân khai thác mủ đúng quy trình kỹ thuật.
Sau thời gian nghỉ để bảo dưỡng máy móc, thiết bị, thời điểm này, Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 bắt đầu bước vào sản xuất. Mặc dù lượng mủ đông từ các nông trường vận chuyển về chưa nhiều, nhưng không khí lao động đã khẩn trương, mủ đông chuyển về được vào hệ thống máy rửa để làm sạch, loại bỏ tạp chất, chuyển sang máy làm tơi xốp, sấy khô, ép khối, đóng gói.
Công nhân Nhà máy chế biến cao su 28/10 trong ca sản xuất |
Chị Lò Thị Duyên, công nhân nhà máy, chia sẻ: Những tháng đầu năm, nhà máy nghỉ bảo dưỡng thì lương công nhân chỉ hơn 3 triệu/tháng, nhưng từ tháng 5 trở đi việc sản xuất ổn định, thu nhập của công nhân sẽ tăng lên.
Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật phụ trách từng địa bàn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quy trình cạo mủ, đánh giá công tác quản lý, kỹ thuật khai thác, điều hành sản xuất và quản lý sản phẩm đối với các nông trường, bảo đảm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương bảo đảm an ninh trật tự, phát hiện và xử lý các hành vi phá hoại vườn cây cao su. Tiếp tục phát động các đợt thi đua, triển khai chính sách hỗ trợ, kịp thời động viên công nhân, người lao động yên tâm sản xuất.
Tin liên quan
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ 24/11/2024 14:00
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Các tin khác
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
Yên Bái: Nông nghiệp đồng bộ giải pháp giữ đà tăng trưởng
Địa phương 29/10/2024 21:22
Điện Biên: Chợ phiên Pu Nhi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Địa phương 29/10/2024 08:08
Tạo đà cho sản xuất công nghiệp Yên Bái
Địa phương 29/10/2024 05:05
Điện Biên: Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025
Địa phương 28/10/2024 08:05
Yên Bái: Suối Giàng tổ chức Lễ hội tôn vinh cây chè tổ
Địa phương 28/10/2024 07:05
Yến Bái: Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc
Địa phương 24/10/2024 15:05
Yên Bái: Huyện Văn Yên Lễ dâng hương cúng cơm mới Đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ
Địa phương 24/10/2024 07:07
Điện Biên: 15 năm hành trình làm “mẹ đặc biệt”
Địa phương 23/10/2024 19:43
Huyện Điện Biên đẩy mạnh trồng cây vụ đông
Địa phương 22/10/2024 09:42
Điện Biên: Phục dựng Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Thái bản U Va
Địa phương 20/10/2024 12:00
Yên Bái: Lễ Cơm mới Đền Trái Hút, xã An Bình (Văn Yên)
Địa phương 20/10/2024 07:00
Yên Bái: Chàng trai Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Phình Hồ
Địa phương 19/10/2024 08:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00