Bảo tồn và nâng giá trị cho nghề muối của diêm dân Bạc Liêu
Cùng với con tôm, nghề làm muối ở Bạc Liêu từ lâu đã rất nổi tiếng và được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Nhắc đến muối Bạc Liêu người hay gọi với cái tên“muối Ba Thắc” bởi không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà muối nơi đây có độ mặn nhưng không đắng, chát.
![]() |
Cánh đồng muối tại huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu). (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN) |
Nghề muối tại Bạc Liêu trải qua hơn 100 năm phát triển, mang đầy đủ tính chất của một nghề thủ công truyền thống và đặc trưng của đời sống dân gian và truyền nghề qua nhiều thế hệ.
Chính vì vây, có rất nhiều hộ gia đình có từ 3 thế hệ làm nghề muối trở lên, đặc biệt có gia đình đã đến thế hệ thứ 6 nối nghiệp.
Bấp bênh nghề muối
Muối Bạc Liêu (ngày xưa gọi là Muối Ba Thắc) một thương hiệu dân gian nổi tiếng rất lâu đời, gắn liền với diêm dân tỉnh Bạc Liêu và đã trở thành nghề truyền thống của người dân xứ biển. Dẫu có nhiều đổi thay, nhưng những làng nghề muối Bạc Liêu vẫn còn giữ được nét đẹp nguyên sơ, sản xuất độc đáo của người dân ở đây.
Với gần 1.500ha, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước. Sản lượng sản xuất hàng năm hơn 15.000 tấn.
Muối được sản xuất tại Bạc Liêu thường có hương vị đậm đà, độc đáo vì trong muối có hàm lượng magiê, canxi, sunfat...rất thấp, không gây vị đắng, chát. Điều này đã làm cho muối Bạc Liêu nổi tiếng từ xưa đến nay.
Muối Bạc Liêu có tiếng là vậy nhưng làm muối vẫn là một nghề đã và đang trải qua rất nhiều thăng trầm. Mặc dù năm 2013, muối Bạc Liêu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý muối ăn Bạc Liêu được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm 2020, "Nghề làm muối ở Bạc Liêu” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Thế nhưng, diêm dân vẫn đang rời đồng muối, diện tích làm muối giảm dần.
Nếu như năm 2011, toàn tỉnh có hơn 3.000ha sản xuất muối, khoảng 1.300 hộ trực tiếp làm muối thì đến năm 2015 số lượng này đã giảm xuống chỉ còn hơn 2.600ha và năm 2022 thực hiện sản xuất còn 1.411ha.
Tình trạng trên là do việc sản xuất muối không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình sản xuất khác nên nhiều diêm dân đã chuyển đổi mô hình sản xuất để có thu nhập cao hơn.
Dù nghề muối ở Bạc Liêu tồn tại trên 100 năm nhưng cư dân xứ biển chưa thể giàu lên từ muối. Nguyên nhân là do diện tích canh tác của từng gia đình không nhiều, giá cả bấp bênh, khâu tiêu thụ còn bất cập và nhiều lý do khác.
Trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp thu mua, chế biến muối, trong thời gian qua, các doanh nghiệp này chưa có nhiều hoạt động liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm cho hợp tác xã, tổ hợp tác và diêm dân.
Diêm dân chủ yếu bán muối thô cho doanh nghiệp hoặc thương lái thông qua thỏa thuận về giá giữa các bên.
Sản xuất muối tại Bạc Liêu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp phơi nước, do đó sản xuất muối phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên số ngày nắng và mưa trong năm nhiều hay ít là điều kiện quyết định đến sản lượng, chất lượng muối. Trải bạt sản xuất muối trắng là hướng đi đúng để phát triển bền vững nghề muối.
Tuy nhiên, dù ai cũng biết sản xuất muối trắng là tốt nhưng vốn đầu tư trải bạt quá lớn, trong khi đa phần diêm dân đều nghèo nên không làm được.
Đơn cử như vụ mùa 2021-2022, diện tích sản xuất theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh là hơn 103 ha, chỉ chiếm hơn 7% tổng diện tích sản xuất muối của toàn tỉnh.
Bảo tôn và phát huy
Để bảo tồn và phát triển nghề muối, những năm qua Bạc Liêu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư hạ tầng cho đồng muối và quyết tâm giữ cho được nghề muối truyền thống.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận, chủ trương của tỉnh là phải giữ cho được nghề muối truyền thống. Điều đó đã được thể hiện bằng việc, phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030.
Vì vậy, tỉnh xây dựng và phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối.
Cùng với đầu tư cho sản suất muối, việc chế biến xuất khẩu cũng phải được quan tâm, bởi đây là khâu quyết định giá trị hạt muối. Hai nhà máy chế biến muối trên địa bàn tỉnh có tổng công suất thiết kế trên 36.000 tấn/năm.
Một số sản phẩm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... và cung cấp cho hơn 300 cửa hàng siêu thị từ Bắc vào Nam của các hệ thống siêu thị Big C, Coopmart, Satra, Lotte, Vinmart...
Tuy nhiên, mỗi năm, hai doanh nghiệp này chỉ tiêu thụ khoảng 10% sản lượng muối của toàn tỉnh.
Để phát triển ngành muối của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hỗ trợ để triển khai thực hiện dự án Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối giai đoạn 2021-2025 đồng muối Đông Hải, huyện Đông Hải, với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng.
Dự án sẽ cải tạo, xây dựng mới hơn 15km đường giao thông và thay mới 4 cây cầu, phục vụ cho diện tích sản xuất muối hơn 1.300ha tại 2 xã Điền Hải và Long Điền Đông, huyện Đông Hải.
Có thể nói, bên cạnh giá trị kinh tế, nghề muối ở Bạc Liêu còn hàm chứa giá trị văn hóa đặc biệt. Những câu chuyện xung quanh nghề muối và hạt muối Bạc Liêu là giá trị hữu hình và tiềm năng phát triển du lịch.
Bởi vậy, tỉnh sẽ xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm nghề làm muối, các sản phẩm lưu niệm từ muối, dược liệu từ muối; xây dựng lễ hội muối tổ chức định kỳ hàng năm nhằm quảng bá, thu hút du khách đến tham quan, thưởng thức.
Đến nay, đã có 10 sản phẩm muối đã được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), gồm 7 sản phẩm muối của Công ty cổ phần muối Bạc Liêu đạt 4 sao (muối tinh Bạc Liêu, muối tôm Bạc Liêu, muối chay Bạc Liêu, muối hạt Bạc Liêu, muối Iod Bạc Liêu, muối ớt Bạc Liêu, muối tiêu Bạc Liêu) và 3 sản phẩm muối của Công ty cổ phần muối Đông Hải đạt 3 sao (muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy iốt).
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề muối của diêm dân Bạc Liêu đang gặp nhiều khó khăn, nhất là biến đổi khí hậu và mưa trái mùa xuất hiện ngày càng nhiều trong vụ mùa sản xuất muối, môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm.
Hơn nữa, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống, một bộ phận thiếu vốn đầu tư cũng như thiếu các thông tin kỹ thuật mới.
Đặc biệt, mô hình hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp bước đầu được triển khai nhưng còn bất cập về phương thức đầu tư, liên kết bao tiêu sản phẩm dẫn đến phát triển chưa bền vững nên hiệu quả kinh tế trung bình nhiều năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận chia sẻ, để giải quyết những vấn đề còn đang tồn tại, tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức các sự kiện, hội thảo để qua đó tìm giải pháp tháo gỡ những nút thắt trong quản lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến... nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Hơn 100 năm tồn tại, hạt muối Bạc Liêu đã gắn chặt với đất, với người như một phần hương vị không thể thiếu của quê hương và những giá trị lịch sử-văn hóa và sự quan tâm đẩy mạnh đầu tư, vực dậy nghề muối từ các cấp chính quyền đối với nghề muối.
Do đó, hy vọng muối Bạc Liêu không ngừng vươn xa để diêm dân làm giàu từ hạt muối và muối Ba Thắc mãi là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu.
Tin liên quan
Bạc Liêu: Đấu giá đất Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long (cũ) 30/03/2023 15:45
Cùng chuyên mục

Đưa giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
Kinh tế 24/06/2025 18:00

Tăng trưởng tín dụng thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng
Tài chính 24/06/2025 12:00

Chuyển đổi cơ chế thuế: Các nhà bán lẻ tuân thủ thuế kỳ vọng hưởng lợi
Chứng khoán 24/06/2025 10:00

Khơi thông nguồn lực hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Tài chính 24/06/2025 08:00

Động lực cho tăng trưởng tín dụng
Tài chính 24/06/2025 06:00

Amazon "đổ bộ" vào châu Á: Cú hích cho làn sóng AI
Kinh tế 23/06/2025 18:00
Các tin khác

Xuất khẩu gạo: Cơ hội vàng không dành cho “tay mơ”
Thị trường 23/06/2025 14:00

Ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ trái quy định
Tài chính 23/06/2025 12:00

“Cú hích” cho MB
Tài chính 23/06/2025 06:00

Chủ tịch FED điều trần, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?
Kinh tế 22/06/2025 18:00

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả
Tài chính 22/06/2025 16:00

Thị trường hồi phục, tâm lý phòng thủ dịu bớt nhưng các quỹ vẫn rút ròng
Chứng khoán 22/06/2025 14:00

Đồng USD có thể mạnh lên nếu Fed thận trọng với lãi suất và chính sách thuế
Kinh tế - Tài chính 22/06/2025 08:32

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: BIDV bứt phá ngoạn mục, lọt Top 50 doanh nghiệp
Tài chính 22/06/2025 07:32

Xây dựng hệ sinh thái hạ tầng tài chính số: Những bước tiến mới
Chứng khoán 21/06/2025 16:00

"Người đồng hành chiến lược" của doanh nghiệp
Thị trường 21/06/2025 14:00

“Chìa khóa tài chính” trong thời đại số
Chứng khoán 21/06/2025 08:00

Tín dụng tăng tốc giúp dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II khả quan
Tài chính 21/06/2025 06:00

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán với hộ kinh doanh buôn bán doanh thu dưới 1 tỷ
Thị trường 20/06/2025 18:00

Kiến nghị không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng
Kinh tế 20/06/2025 16:00

FiinRatings công bố xếp hạng tín nhiệm ‘A’ cho MSB với triển vọng ‘Ổn định’
Tài chính 20/06/2025 14:00

Fed giữ nguyên lãi suất, chú ý rủi ro cho mục tiêu kép
Chứng khoán 20/06/2025 08:00

Lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ, kích thích sản xuất, tiêu dùng tăng trưởng
Tài chính 20/06/2025 06:00

Cục Quản lý Dược phát hiện hàng loạt thuốc giả trong tháng cao điểm chống hàng giả
Thị trường 19/06/2025 18:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58