Áp lực lạm phát đang trở lại - E ngại đến từ đâu?
Đi lên trở lại do đâu?
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 bất ngờ tăng đến 0.48% so với tháng trước, đánh dấu mức tăng theo tháng cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở. Cụ thể, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3.77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28.45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.8 triệu đồng/tháng lên 2.34 triệu đồng/tháng.
Mức tăng mạnh trong tháng 7 kéo mức tăng của CPI bình quân 7 tháng so với cùng kỳ lên 4.12%, cao nhất kể từ tháng 3/2023 đến nay. Điều này đưa đến e ngại áp lực lạm phát đang quay trở lại, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro từ bầu cử tại Hoa Kỳ đang ảnh hưởng lên hoạt động thương mại toàn cầu, khiến giá nhiều loại hàng hóa vẫn neo cao. Thực tế lạm phát trong nước đã tạo đáy từ tháng 8 năm ngoái và cũng bắt đầu đi lên trở lại kể từ đó đến nay.
Trong đó, chỉ số giá nhóm hàng lương thực tăng đến 14.4% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong rổ hàng hóa tính CPI. Việc nhiều mặt hàng lương thực tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong những tháng qua đã phần nào ảnh hưởng đến giá trong nước. Cụ thể chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) đã liên tục đi lên trở lại kể từ tháng 2/2024 đến nay.
Một số nhóm hàng dịch vụ công do Nhà nước quản lí cũng có mức tăng khá mạnh trong 7 tháng qua. Đơn cử như nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng hơn 8.1% so với cùng kỳ, trong đó riêng dịch vụ y tế tăng đến 10.4% và duy trì xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Đây là hệ quả từ việc giá dịch vụ khám, chữa bệnh được điều chỉnh khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể đầu năm nay, theo đó nhiều địa phương đã lần lượt áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023
Hay như nhóm giáo dục cũng tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng dịch vụ giáo dục 8.5%, khi một số trường đã bắt đầu điều có động thái điều chỉnh tăng học phí theo lộ trình đặt ra. Thực tế giáo dục cũng là một trong những nhóm hàng duy trì xu hướng tăng liên tục từ quý 4/2022 đến nay, sau khi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP được ban hành xác định, từ năm học 2022-2023, mức tăng học phí hàng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm.
Việc giá vàng hay USD tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay cũng ảnh hưởng tiêu cực và càng làm gia tăng lạm phát kỳ vọng. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 tăng hơn 29% so với cùng kỳ, còn chỉ số giá đô la Mỹ tăng hơn 7.1%, dù đã có giảm so với đỉnh cao vào tháng 5 năm nay, sau khi nhà điều hành có hàng loạt giải pháp để can thiệp, hỗ trợ và bình ổn thị trường.
Là một nước có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam cũng bị tác động mạnh bởi câu chuyện tỷ giá hay giá vận tải toàn cầu. Trong khi đó, trước những căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với các cuộc tấn công vào tàu hàng trên Biển Đỏ từ cuối năm ngoái, chỉ số giá cước container thế giới tổng hợp của Drewry tăng vọt từ đầu năm đến nay, khi đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 7 tháng qua. Hệ quả là nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên liệu nhập vào Việt Nam cũng chịu tác động tăng giá.
Vẫn khó lường cho giai đoạn kế tiếp
Trong nhận định mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng một trong những thách thức của nền kinh tế là áp lực lạm phát gia tăng đến từ môi trường quốc tế và các nhân tố trong nước như rủi ro leo thang căng thẳng địa chính trị, chi phí vận tải và nguyên nhiên vật liệu tăng, gián đoạn chuối cung ứng, chênh lệch lãi suất trong nước – quốc tế. Cải cách chính sách tiền lương kể từ ngày 1/7 mặc dù chỉ tác động đến bộ phận nhỏ người lao động nhưng tạo tâm lý kỳ vọng tăng giá.
Tuy nhiên, ngoài căng thẳng địa chính trị, rủi ro biến đổi khí hậu cũng là yếu tố khiến giá thực phẩm sẽ còn biến động khó lường trong thời gian tới, tiếp tục gây áp lực lên lạm phát toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo FAO cho biết, xung đột, hạn hán, thiên tai vẫn đang thúc đẩy tình trạng mất an ninh lương thực ở một số nơi trên thế giới, khiến một số khu vực đối mặt với nguy cơ bùng phát nạn đói nghiêm trọng. Còn theo nhận định của Financial Times, biến đổi khí hậu đã làm giá các nông sản khác tăng theo như cam ở Brazil, ca cao ở Tây Phi, ô liu ở Nam Âu hay cà phê ở Việt Nam,…
Theo một báo cáo gần đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), thế giới đang trên đà tăng nhiệt độ lên tới 2.9 độ C so với mức nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp. Theo đó, nông nghiệp là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Trong thập niên tới, một số sản lượng lương thực quan trọng nhất trên toàn cầu có thể thiếu hụt do nhiệt độ tăng. Hơn nữa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn cũng cản trở hoạt động thu hoạch. Do đó, biến đổi khí hậu cũng đang bắt đầu gây áp lực lạm phát trong dài hạn.
Trong khi đó, giới phân tích cũng cho rằng trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể lại đối mặt với tình trạng đứt gãy nghiêm trọng khi các cuộc chiến tranh thương mại có thể được gia tăng cường độ trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Điều này sẽ đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt, gây áp lực lên lạm phát không chỉ tại Mỹ mà còn ảnh hưởng lên mức độ toàn cầu.
Với tình hình trong nước, giá các dịch vụ công sẽ tiếp tục là một trong những yếu tố gây áp lực lên lạm phát trong giai đoạn tới. Ngoài các dịch vụ y tế và giáo dục vẫn đang trên lộ trình điều chỉnh, một mặt hàng khác là giá điện cũng từng bước thực hiện lộ trình theo cơ chế thị trường với việc tính đủ các chi phí đầu vào trong cấu phần giá. Đáng lưu ý là theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 cho thấy số lỗ ròng EVN tăng mạnh, lên 26,772 tỉ đồng, tăng đến 29% so với mức lỗ 20,747 tỉ đồng năm 2022.
EVN cũng từng có đề xuất cho nới quyền tự quyết tăng giá điện dưới 5% lên mức dưới 10%. Đáng lưu ý, trước đó vào năm 2023, giá điện bán lẻ bình quân đã tăng 2 lần với tổng mức tăng 7.5%, tương đương tăng hơn 142.35 đồng/kWh từ mức 1,920.3 đồng/kWh lên 2,006.79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Còn hồi đầu năm nay, Bộ Công Thương cũng có kiến nghị tiếp tục xem xét điều chỉnh trong năm 2024.
Theo quy định tại Quyết định số 05 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ ngày 15/5/2024, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trong khi đó, tính từ lần điều chỉnh giá điện bình quân gần nhất đến nay đã hơn 7 tháng. Đây là lý do nhiều người lo ngại, giá điện có thể được điều chỉnh theo hướng tăng sau thời điểm tăng lương cơ sở có hiệu lực.
Tin liên quan
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Cùng chuyên mục
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Góc nhìn chuyên gia 18/12/2024 10:24
Tính ngưỡng nợ thuế bị hoãn xuất cảnh: Cần phân nhóm đối tượng
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 16:00
Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Tư duy phát triển bền vững cho tương lai
Góc nhìn chuyên gia 16/12/2024 14:30
Doanh nghiệp và bài toán khí thải: Làm sao để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường?
Góc nhìn chuyên gia 15/12/2024 08:35
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ
Góc nhìn chuyên gia 14/12/2024 09:00
Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy nhìn từ Nhật Bản
Góc nhìn chuyên gia 05/12/2024 13:00
Các tin khác
Hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 04/12/2024 12:00
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trả lương theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài
Góc nhìn chuyên gia 30/11/2024 16:00
Vì sao startup tỷ USD của Việt Nam sẽ sa thải 21% nhân sự?
Góc nhìn chuyên gia 26/11/2024 10:00
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Góc nhìn chuyên gia 17/11/2024 13:42
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Góc nhìn chuyên gia 15/11/2024 06:00
Bất ổn ngành xe điện dưới thời Donald Trump
Góc nhìn chuyên gia 11/11/2024 08:00
Chiến thắng của ông Trump sẽ làm "rung chuyển" ngành công nghệ?
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 09:00
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Góc nhìn chuyên gia 10/11/2024 08:00
Các doanh nhân toàn cầu phản ứng ra sao trước chiến thắng của Donald Trump?
Góc nhìn chuyên gia 08/11/2024 15:05
Cơ chế bán điện mặt trời dư thừa: Bước cần cho tăng trưởng
Góc nhìn chuyên gia 31/10/2024 09:00
Chuyên gia nói về kiến nghị tạm dừng tăng lương vào năm 2025
Góc nhìn chuyên gia 28/10/2024 13:39
Đặt “nền móng” cho dự án điện khí tỷ đô ở Nghệ An
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 17:00
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Góc nhìn chuyên gia 24/10/2024 06:00
Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò "đặc biệt quan trọng" trong kỷ nguyên mới
Góc nhìn chuyên gia 13/10/2024 09:29
Chủ tịch VTCA: Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân
Góc nhìn chuyên gia 12/10/2024 13:26
TS. Lê Xuân Nghĩa: Thắt chặt tín dụng với người mua nhà thứ 2 là không hợp lý
Góc nhìn chuyên gia 08/10/2024 15:32
Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức “Tết Doanh nhân trẻ 2024 – Future Wave”
Góc nhìn chuyên gia 04/10/2024 13:00
Bình đẳng giới - Động lực cho tăng trưởng kinh tế
Góc nhìn chuyên gia 28/09/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00