6 nguyên nhân gây da nhờn và cách khắc phục tại nhà
Da nhờn là tình trạng các tuyến bã nằm bên dưới bề mặt da tiết ra quá nhiều dầu hơn mức thông thường. Thực tế, dầu nhờn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da và tóc như cung cấp độ ẩm cho da, giữ cho tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe. Khi lượng dầu được sản sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng da dầu.
Ưu điểm lớn nhất của người sở hữu type da nhờn là sẽ trẻ lâu hơn những type da còn lại, do làn da được dưỡng ẩm tốt, chậm hình thành nếp nhăn. Tuy nhiên sự hiện diện quá mức của chất bã nhờn dẫn tới mụn và kích thước lỗ chân lông to, cảm giác mặt "bóng mỡ" và không sạch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ...
1. Nguyên nhân gây da nhờn
Da gồm 3 phần, từ ngoài vào trong: Lớp thượng bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Các tuyến bã nhờn nằm ở lớp trung bì, có nhiệm vụ bài tiết chất nhờn giúp da luôn mịn màng. Tuyến bã nhờn tập trung nhiều nhất ở da mặt và da đầu. Vì thế khi người nào sở hữu type da nhờn thường có da mặt bóng, nhiều trứng cá, tóc thường xuyên bị bết.
Tình trạng da nhờn bao gồm các nguyên nhân sau:
- Di truyền: Da nhờn là do yếu tố di truyền. Khi cha mẹ có type da nhờn thì con cũng có khả năng có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Ngoài yếu tố di truyền, khi kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống không cân bằng (căng thẳng, ngủ không đủ giấc, thiếu luyện tập)… sẽ khiến tình trạng da nhờn hơn.
- Tuổi và giới tính: Nam giới tiết chất nhờn nhiều hơn phụ nữ. Sự sản xuất chất nhờn giảm theo tuổi, đặc biệt sau giai đoạn mãn kinh ở nữ. Lạm dụng mỹ phẩm, uống thuốc tránh thai và chăm sóc da sai cách cũng góp phần kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn.
- Nội tiết: Da nhờn xuất hiện tăng khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định. Ví dụ như nam nữ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai. Lúc này, nội tiết tố không ổn định, có thể tăng mạnh khiến tuyến bã nhờn sẽ tăng tiết ra và từ đó làm da bị nhờn hơn.
- Khí hậu: Khí hậu cũng là yếu tố kích thích làn da tiết nhiều chất bã nhờn hơn. Nhiệt độ cao, độ ẩm không khí nhiều… là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tuyến dầu của da. Người sống vùng khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo dễ bị da nhờn hơn. Mùa hè da nhờn hơn mùa thu hoặc mùa đông.
- Không dùng dưỡng ẩm: Khi sở hữu type da bóng nhờn, đa phần sẽ có suy nghĩ dùng kem dưỡng ẩm sẽ khiến da bóng nhờn hơn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm vì việc thiếu cấp ẩm sẽ gây ra tình trạng da thừa nhờn nhưng lại thiếu ẩm, do hoạt động tăng tiết bù trừ (khi da thiếu ẩm sẽ tăng tiết chất nhờn, khiến da lại càng nhờn hơn). Ngoài ra thiếu dưỡng ẩm và tác động của các yếu tố bất lợi khác cũng phá vỡ trạng thái cân bằng của da chuyển da sang type da dầu nhạy cảm hoặc da hỗn hợp.
Với người đang sử dụng các sản phẩm retinoid hoặc benzoyl peroxide điều trị các vấn đề ở da lại càng cần dùng kem dưỡng ẩm tốt để giữ cho làn da không bị khô.
- Do dùng thuốc: Lượng chất nhờn có thể giảm khi sử dụng những thuốc oestrogen (thuốc tránh thai phối hợp), isotretinoin (thuốc thuộc nhóm retinoids - một nhóm các hợp chất hóa học dạng vitamin A dùng trong điều trị trứng cá)... Lượng chất nhờn có thể tăng khi sử dụng các thuốc testosterone (nội tiết tố nam), phenothiazine, chlorpromazine (thuốc điều trị rối loạn tâm thần)...
2.Cách khắc phục da nhờn tại nhà
Để giúp da bớt nhờn bóng, thông thoáng, hạn chế mụn… nên thực hiện các bước sau:
- Chế độ ăn uống: Tránh ăn những thực phẩm như đồ chiên, đồ ngọt và thực phẩm chế biến nhanh. Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả giúp da khỏe đẹp, hạn chế nhờn bóng.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày để tránh thiếu nước. Khi cơ thể đủ nước làn da sẽ được cấp ẩm đủ từ bên trong, giúp da mềm mại, tươi trẻ và hạn chế da nhờn mụn. Có thể bổ sung bằng nước ép quả tươi (không nên dùng nước ép quả chai đóng sẵn) giúp tăng cường vitamin.
Có thể cung cấp nước cho da bằng xịt khoáng, hoặc serum dạng xịt. Cách này sẽ giúp cân bằng độ ẩm trên da tức thì, tái tạo bề mặt, từ đó hạn chế được tình trạng nhờn bóng.
- Hạn chế trang điểm: Nên hạn chế trang điểm, đặc biệt là tránh sử dụng kem nền khi da bị nhờn. Nếu phải trang điểm, ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nền nước và dán nhãn không sinh nhân mụn. Tránh các loại sản phẩm có chứa nhiều chất kiềm gây khô và mất lượng dầu tự nhiên của da sẽ làm da nhờn thêm.
- Vệ sinh da mặt: Nên rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày, nhưng chỉ dùng sữa rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và tối. Tẩy tế bào chết đều đặn 1 lần/tuần. Luôn tẩy trang kỹ sau khi trang điểm và thường xuyên dùng nước hoa hồng nhằm làm sạch sâu, hạn chế nhờn, se khít lỗ chân lông. Nên chọn loại sản phẩm sữa rửa mặt, kem dưỡng, phấn trang điểm, mỹ phẩm dành cho da dầu. Tránh sử dụng những loại xà phòng có chất tẩy rửa nhiều mà nên chọn sản phẩm dịu nhẹ.
- Bảo vệ da khi ra nắng: Khi đi ra ngoài đường dưới trời nắng nóng, nhiều khói bụi cần đeo khẩu trang giúp giảm bớt bụi bẩn tiếp xúc da, ngăn ngừa sản sinh dầu nhờn và nổi mụn.
- Giấy thấm dầu không thể phòng ngừa tuyến bã tiết quá nhiều chất nhờn, nhưng giấy thấm dầu giúp loại bỏ lượng chất nhờn dư thừa trên da, giảm cảm giác bóng nhờn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà chỉ dùng 3 - 4 lần/ngày khi da quá nhờn, giúp da khô ráo hơn.
Tin liên quan
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ 24/11/2024 14:00
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%" 24/11/2024 12:30
Cùng chuyên mục
7 thực phẩm làm giảm quầng thâm mắt
Sức khỏe - Làm đẹp 17/11/2024 09:00
Cách trị rụng tóc từ củ gừng
Sức khỏe - Làm đẹp 14/11/2024 13:01
Làm đẹp da và bảo vệ sức khỏe từ thực phẩm giàu polyphenol
Làm đẹp 24/10/2024 16:31
Học ngay 5 công thức làm đẹp da từ quả dứa
Sức khỏe - Làm đẹp 16/08/2024 08:00
Quy tắc "vàng" bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời
Sức khỏe - Làm đẹp 15/08/2024 07:05
Công dụng làm đẹp của dâu tây
Làm đẹp 09/08/2024 15:56
Các tin khác
6 tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây rụng tóc
Sức khỏe - Làm đẹp 25/07/2024 15:46
Lợi ích của việc đắp cà chua lên mặt
Sức khỏe - Làm đẹp 24/07/2024 09:10
Ngày mưa có cần dùng kem chống nắng?
Sức khỏe - Làm đẹp 23/07/2024 12:59
Tác dụng không tưởng của sữa chua đối với da
Làm đẹp 21/07/2024 08:00
Thực phẩm nào giúp tóc khỏe đẹp?
Làm đẹp 20/07/2024 13:13
Tác hại khi sơn móng tay thường xuyên và cách khắc phục
Sức khỏe - Làm đẹp 02/07/2024 15:01
Có nên bổ sung collagen không?
Làm đẹp 01/07/2024 17:00
Có nên ăn bưởi để giảm cân?
Làm đẹp 01/07/2024 05:00
Chống nắng từ bên trong với các thực phẩm tự nhiên
Sức khỏe - Làm đẹp 02/06/2024 14:04
Thời điểm uống cà phê tốt cho não bộ
Sức khỏe - Làm đẹp 02/06/2024 08:00
Cách để có vóc dáng cân đối sau tuổi 50
Làm đẹp 28/05/2024 06:15
Công dụng làm đẹp từ vỏ bưởi
Sức khỏe - Làm đẹp 21/05/2024 09:00
Dưỡng chất nào tốt cho da?
Làm đẹp 21/05/2024 05:00
Cách làm trắng da với nha đam tại nhà
Làm đẹp 12/05/2024 18:10
Lưu ý khi kết hợp AHA và retinol trong chăm sóc da
Làm đẹp 14/03/2024 13:17
8 tác dụng tuyệt vời khi ăn dứa không phải ai cũng biết
Làm đẹp 31/01/2024 16:24
Công dụng bất ngờ của hồng xiêm đối với sức khỏe
Làm đẹp 24/12/2023 08:33
Tác dụng tuyệt vời của nha đam trong chăm sóc sắc đẹp
Làm đẹp 09/12/2023 09:18
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00