Uống nước 6 loại lá này giúp hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19
Bài liên quan
Dược Mỹ phẩm Nam Dương phối hợp cùng UBND phường Kim Mã hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT
Kem đánh răng dược liệu Nam Dương – Thương hiệu từ thiên nhiên Việt
Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Dr.Han – Địa chỉ vàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
PKĐK Quảng Tây (Ba Vì): Một thập kỉ vì người bệnh
Sau tiêm vaccine COVID-19, ngoài uống nước tía tô, kinh giới, bạn có thể tham khảo 6 loại lá cây sau như loại thảo dược hỗ trợ hạ sốt hiệu quả.
Do đó việc hạ sốt khi sốt cao là một biện pháp cần thiết. Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 là một trong các phản ứng sau tiêm khá thường gặp. Người dân sau tiêm vaccine cần thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38,5 độ C nên nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, nách, bẹn, uống đủ nước và không để nhiễm lạnh.
Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược để hỗ trợ cho việc hạ sốt sau tiêm.
1. Cỏ nhọ nồi hỗ trợ hạ sốt sau tiêm
Cỏ nhọ nồi còn có tên là hạn liên thảo. Bộ phận dùng là toàn cây trên mặt đất, có thể dùng dạng tươi hoặc khô.
Theo đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận.
Cỏ nhọ nồi được dùng để chữa các chứng huyết nhiệt gây ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
Để hạ sốt, có thể dùng cỏ nhọ nồi khô (12 – 20g khô/ngày) sắc uống hoặc tươi (30 – 50g tươi/ngày), giã hoặc vắt lấy nước uống. Bã thuốc có thể đắp lên thóp của trẻ sơ sinh hoặc lên trán. Khi bã thuốc khô thì bỏ đi.
Cỏ nhọ nồi giúp hạ sốt
2. Diếp cá (Dấp cá)
Cây rau diếp cá còn có tên gọi là ngư tinh thảo, theo đông y có vị chua cay, hơi lạnh, có mùi tanh của cá; tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, lợi tiểu, sát trùng.
Diếp cá thường được sử dụng để lợi tiểu (do chất quercitrin và isoquercitrin trong diếp cá), hoặc sắc lấy nước uống điều trị trĩ sa (kết hợp đắp bã thuốc vào búi trĩ hoặc sắc nước lấy hơi xông vùng hậu môn), chữa mụn nhọt.
Khi dùng với tác dụng hạ sốt, có thể dùng 20 – 40g dạng tươi rửa sạch, vò nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước uống. Hoặc ăn sống như các loại rau gia vị.
3. Kim ngân
Cây kim ngân còn có tên gọi là nhẫn đông, với bộ phận dùng bao gồm thân, lá, hoa kim ngân. Tác dụng của kim ngân là thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt; thường được sử dụng để chữa sốt, mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, nhiệt độc ban sởi, dị ứng, lỵ, cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt, viêm mũi dị ứng.
Kim ngân có thể được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng 4 – 6g (hoa) hay 15 – 30g (cành, lá), dùng dưới dạng thuốc sắc uống, thuốc hãm hoặc dưới dạng hoàn tán.
Lá và hoa kim ngân.
4. Sắn dây
Sắn dây (hay còn gọi là cát căn) khá quen thuộc với cộng đồng vì là thứ nước giải khát mùa hè phổ biến. Theo Đông y, sắn dây có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thấu chẩn, chỉ tả. Thường được dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt; cổ gáy cứng đau; sởi, thủy đậu, ban chẩn mọc không đều; kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước.
Cát căn (trái) và bột sắn dây.
Ngày dùng từ 8 – 20g, dưới dạng sắc hoặc pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội uống khi có sốt do phong nhiệt, hoặc say nắng nóng về mùa hè. Trẻ con sốt nóng có thể dùng Cát căn 20g, sắc với 200ml nước đến khi còn 100ml, cho trẻ uống trong ngày để hạ sốt.
5. Rau má
Rau má là loại rau rất thông dụng đối với người Việt, thường được trồng trong vườn để lấy rau ăn (ăn sống/xào/nấu canh) hoặc làm thuốc.
Vị thuốc rau má có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu viêm; được sử dụng để hạ sốt, chữa mụn nhọt, vàng da, nôn ra máu, chảy máu cam, táo bón, ho, tiểu tiện rắt buốt…
Ngày dùng 30 – 40g dạng tươi, có thể vò nát, vắt lấy nước hoặc sắc uống dạng thuốc khô.
Rau má.
6. Bạc hà
Vị thuốc bạc hà có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Thường được sử dụng để chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc.
Ngày dùng 12 – 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu bôi vào mũi hoặc cổ họng tinh dầu bạc hà và menthol có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và ngừng tim.
Bạc hà.
Tác dụng điều trị triệu chứng sốt của các vị thuốc đông y đã được viết trong y văn từ rất lâu đời, tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể về hiệu quả hạ sốt liên quan đến liều dùng, đặc biệt đối với phản ứng sốt sau tiêm vaccine chưa được báo cáo nhiều.
Do đó cần lưu ý theo dõi sát đáp ứng của bệnh nhân cũng như toàn trạng để kết hợp hạ sốt bằng paracetamol khi cần thiết, hoặc kịp thời đi viện cấp cứu khi có biến chứng của sốt.
Đối với trường hợp sốt sau tiêm vaccine, cần sử dụng các biện pháp hạ sốt nếu sốt trên 38,5 độ C. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, người bị sốt cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.
(Theo Sức khoẻ đời sống)
Tin liên quan
Hà Nội: Chủ động tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 18/04/2023 21:48
Triệu chứng mắc Covid-19 đang thay đổi 13/04/2023 21:25
Cùng chuyên mục

Nghe thanh niên: Mở khóa nguồn lực kiến tạo tương lai
Tiêu điểm 26/03/2025 11:00

Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tiêu điểm 25/03/2025 13:00

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực
Tiêu điểm 24/03/2025 15:24

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
Tiêu điểm 21/03/2025 10:00

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương
Tiêu điểm 21/03/2025 08:00

Những yếu tố then chốt tác động đến giá vàng trong nước năm 2025
Tiêu điểm 20/03/2025 15:13
Các tin khác

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tiêu điểm 18/03/2025 10:04

Thành lập Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng lĩnh vực đường sắt
Tiêu điểm 18/03/2025 08:00

Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng xanh
Tiêu điểm 15/03/2025 17:00

Hà Nội: Gần 3.600 thí sinh hào hứng tranh giải Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh
Tiêu điểm 15/03/2025 16:04

Sắp tăng lương tối thiểu 2025
Tiêu điểm 15/03/2025 14:00

Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Tiêu điểm 13/03/2025 10:32

Ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam: "Cách mạng 2.0" hay lại theo vết xe đổ
Tiêu điểm 11/03/2025 14:00

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT
Tiêu điểm 10/03/2025 15:48

"Bơm" 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?
Tiêu điểm 10/03/2025 07:00

Tạo cơ hội cho nữ giới lãnh đạo doanh nghiệp
Tiêu điểm 08/03/2025 16:00

Phát triển 3 nguồn lực để thúc đẩy trao quyền phụ nữ bền vững
Tiêu điểm 07/03/2025 21:06

Vàng nhẫn đắt hơn vàng miếng SJC, nỗi lo giá lên tới 100 triệu/lượng
Tiêu điểm 07/03/2025 15:21

Hà Nội tán thành phương án phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" bên hồ Hoàn Kiếm
Tiêu điểm 06/03/2025 10:00

Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh
Tiêu điểm 02/03/2025 10:00

Sắp diễn ra Kỳ thi Hội – cấp tỉnh khu vực Hà Nội năm học 2024 - 2025
Tiêu điểm 01/03/2025 08:57

Sở Giao thông vận tải Hà Nội dừng các thủ tục liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Tiêu điểm 28/02/2025 19:00

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tiêu điểm 25/02/2025 12:10

Cơ hội cho nông sản xuất khẩu Việt Nam khi EU từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
Tiêu điểm 25/02/2025 10:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58