Kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ lạm phát tăng cao
Phục hồi kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt tới 6,42%; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng xuất khẩu đạt 14,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng ở cả số dự án và vốn đăng ký cấp mới, tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Bên cạnh những kết quả tích cực như đã nói ở trên, giới chuyên gia đánh giá khó khăn phải đối diện cũng là không nhỏ đến từ áp lực về lạm phát, tỷ giá….
![]() |
Nền kinh tế còn đương đầu với nhiều khó khăn. |
TS Lê Thị Thùy Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - cho biết trong 6 tháng vừa qua, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 1,6% nhưng tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại đã tăng 5%, còn thị trường tự do tăng nhiều hơn. Đây là sức ép lên thị trường tiền tệ cũng như ngoại hối của Việt Nam.
Ông Paulo Medas - Trưởng Đoàn tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của IMF, cũng cảnh báo Việt Nam đang giữ lãi suất ở mức rất thấp để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Vì vậy, nếu lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao như hiện nay, điều này có thể tạo thêm nhiều áp lực khiến đồng nội tệ của Việt Nam mất giá nhiều hơn.
"Bên cạnh đó, xuất khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam - cũng đang chịu những tác động bất lợi do tăng trưởng kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng và căng thẳng địa chính trị làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu," bà Vân nói.
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, rủi ro lạm phát trong nền kinh tế vẫn còn hiện hữu. Ví dụ như tăng tác động từ tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng, có thể gây ra lạm phát chi phí đẩy nếu không có các giải pháp đồng thời và đồng bộ.
“Ngay trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như chỗ tôi ở bắt đầu từ tháng 7 này, thông báo giá gửi xe tăng lên khoảng gần 30%. Tương tự các mặt hàng khác, tôi đồ rằng cũng sẽ theo xu hướng tăng giá như vậy. Do đó, cần phải có những giải pháp để làm thế nào việc tăng lương sẽ là sự động viên mang tính thực chất tạo ra niềm vui thực sự cho người lao động, chứ không phải chỉ có niềm vui ban đầu xong sau đó phải đối mặt với làn sóng của tăng giá, thậm chí lại còn cao hơn”, bà Minh nói.
Tương tự TS Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam được cải thiện trong nửa đầu năm 2024 nhưng tốc độ chậm và vẫn thấp hơn khoảng 1% so với mức tăng trưởng tiềm năng trước đại dịch Covid-19. Đà phục hồi của các khu vực kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều, nhất là khu vực tiêu dùng trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
Động lực nào cho tăng trưởng?
Theo TS Phạm Sỹ Thành, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc tiếp tục tăng cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường, giải pháp quan trọng là tăng cả tốc độ và chất lượng giải ngân vốn đầu tư công, từ đó tác động vào việc tăng cầu đầu tư của doanh nghiệp.
“Việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, quy mô lớn, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng mang tính kết nối sẽ tạo ra các hành lang giao thông và các động lực tăng trưởng kinh tế mới cho nền kinh tế”, ông Thành nói.
![]() |
Đà phục hồi của các khu vực kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều. |
Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng ngoài 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng nêu ra trong Nghị quyết 93, cần tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Một là, thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, vốn chiếm trên 70% GDP của nền kinh tế. Các giải pháp là kích cầu thông qua chính sách thuế và an sinh xã hội như giảm thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế VAT với thời hạn dài hơn, tỷ lệ cao hơn 2%; giảm giá dịch vụ hàng không, đường sắt để kích cầu du lịch; tăng cường các đợt khuyến mại với mục tiêu ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp, tạo an tâm về chỗ ở, khuyến khích tinh thần làm việc, nâng cao mức sống.
Hai là, cùng với thúc đẩy đầu tư công, thu hút vốn FDI, cần tập trung phục hồi và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước bằng các cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù trong bối cảnh khu vực ngoài nhà nước có hạn chế rất lớn về nguồn vốn.
Ba là, cần có giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, công nghệ, thông tin và logistics đồng bộ.
Bốn là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu để giảm thiểu tác động của những cú sốc từ các thị trường này…
Năm là, ngăn chặn sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.Sáu là, thực hiện các chính sách tài khóa như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024…
Liên quan đến vấn đề giảm thiểu nỗi lo lạm phát, bà Minh cũng cho rằng việc gia tăng chiến tranh thương mại chắc chắn có thể sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ lãi suất điều hành ở mức cao. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tới các nội dung liên quan đến lạm phát của các nền kinh tế trên thế giới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tiêu điểm 19/04/2025 17:00

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Tiêu điểm 19/04/2025 14:00

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
Tiêu điểm 18/04/2025 14:00

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Tiêu điểm 18/04/2025 09:00

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Tiêu điểm 17/04/2025 14:36

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ
Tiêu điểm 16/04/2025 13:30
Các tin khác

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn
Tiêu điểm 03/04/2025 10:17

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025
Tiêu điểm 01/04/2025 17:00

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tiêu điểm 31/03/2025 07:00

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Tiêu điểm 30/03/2025 13:39

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58